Biến đổi khí hậu làm gia tăng xung đột, lũ lụt và nạn đói
Biến đổi khí hậu, cụ thể là lượng khí thải carbon tăng lên, sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột, nạn đói, lũ lụt và làn sóng di cư ồ ạt trong thế kỷ này, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết ngày 31.3.
Theo LHQ, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình hình lũ lụt. Ảnh minh họa: Reuters
IPCC dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 0,3 – 4,8 độ C trong thế kỷ này và mực nước biển dự kiến tăng 26 – 82 cm vào năm 2100, AFP dẫn báo cáo IPCC công bố ngày 31.3.
Video đang HOT
Nếu không kiểm soát lượng khí thải carbon thì biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại cho tài sản con người và các hệ sinh thái, làm nhiệt độ tăng cao, dẫn đến các hậu quả kể trên, IPCC cảnh báo.
IPCC được thành lập vào năm 1988 có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu khoa học đánh giá về tình hình biến đổi khí hậu nhằm cung cấp thông tin cho chính phủ các nước.
Tuy nhiên, đến nay các nước trên thế giới vẫn chưa đạt được sự nhất trí về chính sách biến đổi khí hậu, theo AFP.
Cụ thể là các nước phát triển và các nước đang phát triển không nhất trí về việc cắt giảm khí thải carbon.
Các nước đang phát triển đổ lỗi cho các quốc gia phát triển gây ra biến đổi khí hậu và ngược lại.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết báo cáo này của IPCC là một hồi chuông báo động “không thể phớt lờ”.
IPCC kêu gọi chính phủ tăng cường những chính sách về biến đổi khí hậu.
Theo TNO
Người Tatar ở Crimea đòi tự trị
Các đại diện cộng đồng thiểu số Tatar vừa thông qua nghị quyết đòi quyền tự trị trong phiên họp đặc biệt tại thành phố Bakhchysarai, phía nam Crimea, theo AFP.
Lãnh đạo cộng đồng là Refat Chubarov tuyên bố: "Đã đến lúc đưa ra lựa chọn. Nếu người Nga ở Crimea được quyền quyết định tương lai của họ thì người Tatar cũng thế". Sau nhiều giờ thảo luận, các đại biểu dự phiên họp đã bỏ phiếu ủng hộ "tiến hành quy trình pháp lý và chính trị để người Tatar được công nhận quyền tự trị tại Crimea". Sắc dân gồm 300.000 người này chiếm khoảng 12% dân số Crimea. Hầu hết người Tatar đều ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine và phản đối việc Crimea sáp nhập vào Nga. Chính quyền Crimea chưa có phản ứng về diễn biến mới này còn theo giới quan sát, Nga đang rất thận trọng để tránh làm tình hình thêm phức tạp.
Bên cạnh đó, Moscow đang cho thấy muốn hạ nhiệt căng thẳng với phương Tây. Theo tờ Le Figaro, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bất ngờ thông báo sẽ hội đàm tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 30.3 (giờ địa phương). Ông Lavrov nhận định Moscow và Washington đang trên đường tiến đến "giải pháp chung" sau khi tổng thống 2 nước có cuộc điện đàm vào ngày 29.3.
Trong một diễn biến liên quan, hồi cuối tuần qua, hàng ngàn thành viên đảng cực hữu Khu vực cánh hữu đã biểu tình và bao vây tòa nhà quốc hội của Ukraine để yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov từ chức. Họ cho rằng ông Avakov phải chịu trách nhiệm trong vụ thủ lĩnh cực hữu Oleksandr Muzytchko thiệt mạng trong lúc đọ súng với cảnh sát vào ngày 24.3. Diễn biến mới một lần nữa cảnh báo nguy cơ phong trào cực hữu "tranh thủ" khủng hoảng chính trị - xã hội để gia tăng ảnh hưởng tại Ukraine.
Theo TNO
Căng thẳng Ukraine: Putin gọi điện cho Obama bàn bạc TT Nga hôm qua chủ động điện đàm với TT Mỹ để thảo luận về một con đường ngoại giao cho vấn đề Ukraine, sau khi cả hai có những phát biểu cứng rắn về chính sách của nhau. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP Cuộc gọi điện xoay quanh đề xuất của Washington, liên quan tới "một giải pháp ngoại giao...