Biến đổi khí hậu kích ngòi chiến tranh ?
Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu và chuyên gia an ninh cảnh báo biến đổi khí hậu, cụ thể hiện là hiện tượng ấm lên toàn cầu có nguy cơ kích ngòi chiến tranh và xung đột.
Hạn hán ở Pakistan, một trong số nhiều nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu – Ảnh: Reuters
Bão, hạn hán, lũ lụt, nhiệt độ nóng hoặc lạnh khắc nghiệt do biến đổi khí hậu có thể hủy hoại tài sản, tàn phá cây trồng, buộc nhiều người rời khỏi nơi sinh sống, dẫn đến đấu tranh sinh tồn, tìm thức ăn đồng thời kích ngòi chiến tranh và xung đột, các nhà khoa học và chuyên gia an ninh cảnh báo, theo AFP ngày 11.2.
Một số chuyên gia tranh luận rằng có chứng cứ cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu (chỉ là một phần của biến đổi khí hậu) do con người gây ra là nguyên nhân dẫn đến một số vụ xung đột.
“Ở nhiều nước châu Phi, xung đột và bạo lực gia tăng là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”, Viện Nghiên cứu An ninh của Nam Phi (ISS) từng đưa ra cảnh báo hồi năm 2012.
“Ở vùng Sahel, hiện tượng sa mạc hóa gây ra xung đột giữa các nông dân và người chăn nuôi bởi vì diện tích đất dùng để canh tác bị thu hẹp”, AFP dẫn báo cáo của ISS.
“Hậu quả của biến đổi khí hậu là những cuộc xung đột ở bắc Nigeria, Sudan và Kenya”, theo ISS.
Vấn đề biến đổi khí hậu kích ngòi chiến tranh và xung đột từng được cảnh báo vào năm 2007, khi đó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Ban Ki-moon nói xung đột ở vùng Darfur của Sudan bùng phát một phần là vì lượng mưa sút giảm kéo dài trong vòng hai thập kỷ tàn phá những đàn gia súc.
Trẻ em bỏ chạy trong xung đột ở vùng Darfur, Sudan – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Căng thẳng bùng phát thành xung đột giữa các nhóm phiến quân “một phần là do hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra”, ông Ban nói.
Một số chuyên gia nhận định có một sự liên hệ giữa những cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập 2011 và biến đổi khí hậu.
Cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore, một người tham gia chiến dịch ứng phó biến đổi khí hậu, tin rằng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên dân dẫn đến xung đột ở Syria kéo dài từ năm 2011 đến nay.
“Từ năm 2006-2010, có một đợt hạn hán lịch sử do biến đổi khí hậu đã hủy hoại 60% trang trại ở Syria, 80% gia súc và khiến khoảng một triệu người từ nông thôn từ bỏ nhà cửa di cư đến các thành phố, nơi họ đụng chạm với một triệu người tị nạn từ chiến tranh Iraq”, ông Gore nhận định.
Mặc dù đưa ra những lời cảnh báo, nhưng các nhà nghiên cứu về khí hậu rất thận trọng, không kết luận bừa bãi về việc biến đổi khí hậu gây ra những vụ xung đột cho đến khi có nhiều chứng cứ thuyết phục hơn.
Hơn 300.000 người mất nhà cửa vì xung đột ở Darfur – Ảnh: Reuters
“Ví dụ xung đột Darfur thường được đưa ra để làm minh họa cho thấy biến đổi khí hậu gây ra xung đột”, nhà khí hậu học Pháp Jean Jouzel có viết trong một quyển sách mới xuất bản gần đây.
“Nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều và đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận ngoài yếu tố chính trị và kinh tế vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột”, theo ông Jouzel.
Giáo sư Mark Cane chuyên về khí hậu học thuộc Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ) nhất trí với ý kiến của ông Gore kể trên, nhưng cho rằng vẫn khó có thể kết luận biến đổi khí hậu gây ra xung đột khi chỉ đưa ra một bằng chứng là cuộc xung đột ở Syria.
Tuy nhiên, trong quân đội, câu chuyện hoàn toàn khác. Các lực lượng vũ trang phải phản ứng nhanh và không thể đợi cho đến khi đủ chứng cứ như các nhà khoa học. Đó là lý do vì sao biến đổi khí hậu hiện được xem là mối đe dọa trong hoạch định chiến lược của họ, theo AFP.
Tại nhiều quốc gia trên thế, các nhà phân tích quân sự đã liệt biến đổi khí vào danh sách mối đe dọa an ninh trong chương trình xử lý khủng hoảng, theo ông Neil Morisetti, một cựu quan chức quân đội – cố vấn khí hậu cho chính phủ Anh.
Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (IPCC) của LHQ hồi tháng 3.2014 cảnh báo: “Sự an toàn của con người sẽ bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu”. Và Lầu Năm Góc nhất trí với kết luận này.
IPCC còn cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột, nạn đói, lũ lụt và làn sóng di cư ồ ạt trong thế kỷ này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga tố Mỹ kích ngòi 2/3 cuộc xung đột trên thế giới
"Trong những thập niên qua Mỹ đã kích ngòi 2/3 trong tổng số cuộc xung đột quân sự trên thế giới, như Yugoslavia, Iraq, Afghanistan và Syria", đài Russia Today (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov.
Trên 40 tàu chiến và tàu ngầm đại diện 15 quốc gia tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 do Mỹ đứng đầu - Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga nói như trên với các quan chức quốc phòng từ Nam Á và Đông Nam Á trong buổi làm việc tại thủ đô Colombo, Sri Lanka vào ngày 27.11.
"Lợi dụng tình hình kinh tế và xã hội khó khăn, những cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc để có cớ xúc tiến dân chủ, các quan chức Mỹ và phương Tây kích ngòi sự bất mãn của người dân ở các nước", ông Antonov nói.
"Hậu quả là một chính quyền hợp pháp bị lật đổ, hỗn loạn, lạm quyền, nhiều người chết và trong một số trường hợp chế độ thân phương Tây được lên nắm quyền đất nước", ông Antonov nói thêm.
Mỹ mang bất ổn đến châu Á-Thái Bình Dương
Ngoài những tổ chức khủng bố nguy hiểm như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS), ông Antonov nói mối đe dọa toàn cầu đối với ổn định và an ninh thế giới hiện là xu hướng "cách mạng màu".
Thứ trưởng Antonov điểm ra một số ví dụ cho "cách mạng màu" là vụ biểu tình ở Hồng Kông, những vụ biểu tình lật đổ chính quyền Ukraine trước đây, kết thúc với sự hỗn loạn, giết người hàng loạt, hủy hoại nền kinh tế, đất nước chia rẻ và nội chiến.
Ông Antonov còn đổ lỗi Mỹ đã "đẩy Ukraine xuống vực thẳm", kích ngòi xung đột ở nước này khiến hàng ngàn người chết. "Mỹ cũng đang mang bất ổn đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển hiện thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với cái cớ ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên", theo ông Antonov.
Binh sĩ Mỹ và Afghanistan kiểm tra hiện trường một vụ đánh bom ở thành phố Jalalabad, Afghanistan - Ảnh: Reuters
"Nhưng thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ là nhằm mục tiêu hủy hoại và tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương", ông Antonov cho biết.
Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương với những tàu sân bay hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược nhằm theo dõi, nắm vững chính sách các nước khác, ông Antonov nói, đồng thời lưu ý rằng chính phủ những quốc gia trong khu vực cũng chịu áp lực khi Washington buộc họ phải "tham gia những lệnh trừng phạt kinh tế bất hợp pháp chống lại Nga".
Ông Antonov nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây rằng Mỹ cứ nỗ lực can thiệp vào vấn đề nội bộ các nước khác đến đâu thì cũng kết thúc bằng một thảm họa. Tổng thống Putin từng nói ông có ấn tượng rằng "người Mỹ đụng tay đến đâu là họ đều có kết thúc như ở Libya hoặc Iraq", theo ông Antonov.
Phúc Duy
Theo Thanhnien