Biến đổi khí hậu khiến kích thước chim nhỏ dần đi
Nghiên cứu cho thấy kích thước của chim nhỏ dần đi do khí hậu ngày càng ấm lên.
Mới đây, Reuters dẫn một nghiên cứu gần 40 năm trên hàng chục ngàn con chim chết vì bay trúng các tòa nhà cao tầng ở Chicago (Mỹ) đã nhận thấy kích thước của chúng nhỏ dần theo thời gian vì biến đổi khí hậu.
Số chim trong nghiên cứu của ông Brian Weeks. Ảnh: BBC
Tổng cộng có 70.716 con chim được phân vào 52 loài, chết trong giai đoạn từ năm 1978- 2016 trong 2 mùa di trú xuân và đông mỗi năm tại Chicago.
Theo nghiên cứu công bố hôm 4/12, kích thước cơ thể trung bình của những con chim này nhỏ dần theo thời gian còn sải cánh của chúng tăng dần lên.
Trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà sinh học của ĐH Michigan, ông Brian Weeks cho biết, kích thước cơ thể của cả 52 loài chim trong nghiên cứu đều giảm đi.
Trọng lượng cơ thể trung bình của chúng giảm khoảng 2,6%. Chiều dài xương chân cũng nhỏ đi khoảng 2,4%. Sải cánh tăng 1,3% với khả năng để các loài này có thể tiếp tục thực hiện các cuộc di trú đường dài với cơ thể nhỏ hơn.
Chim ngày càng nhỏ đi vì thời tiết ấm lên. Ảnh: BBC
Nhóm nghiên cứu dựa vào hiện tượng được gọi là Quy luật Bergmann cho thấy những con chim có khuynh nhướng nhỏ đi ở các vùng ấm hơn và to lên ở vùng lạnh hơn. Theo quy luật này, qua thời gian, các loài dần trở nên nhỏ đi vì nhiệt độ tăng.
“Biến đổi khí hậu dường như đã làm thay đổi kích thước và hình dạng của những loài chim này” – ông Brian Weeks cho hay.
Video đang HOT
Brian Weeks và tủ chứa những con chim đã chết trên đường di cư vì đập vào các tòa nhà cao tầng ở Chicago. Ảnh: BBC
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về xu hướng đáng lo ngại của các loài chim Bắc Mỹ là chim ở Mỹ đang dần tuyệt chủng. Một nghiên cứu khác công bố hồi tháng 9 cho thấy số lượng con chim tại Mỹ và Canada đã giảm 29% kể từ năm 1970, tức khoảng 2,9 tỉ con.
Chim không những nhỏ đi mà còn có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu. Ảnh: USA Today
Hồi tháng 10, USA Today đăng tải nghiên cứu từ Hiệp hội Audubon quốc gia – một nhóm chủ yếu bảo tồn các loài chim – cho biết khoảng 2/3 số chim của Mỹ sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu sự nóng lên toàn cầu làm nhiệt độ tăng 15 độ C vào năm 2100.
David Yarnold, CEO và Chủ tịch của Audubon cho biết, khoảng 389 trong số 604 loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Một vài trong số các loài đang gặp nguy hiểm bao gồm các loài chim của quốc gia như chim kim oanh của New Jersey và chim cút của California.
Ngoài việc nhiệt độ ấm lên, các nhà khoa học cũng xem xét các tác động liên quan đến khí hậu đối với các loài chim trên 48 tiểu bang, bao gồm mực nước biển dâng, mực nước của Great Lakes thay đổi, tình trạng đô thị hóa, mở rộng đất trồng trọt, hạn hán, nhiệt độ mùa xuân khắc nghiệt và mưa lớn.
Brooke Bateman, nhà khoa học khí hậu cao cấp của Audubon cho biết: “Chim sẻ là loài chỉ thị quan trọng, nếu một hệ sinh thái bị phá vỡ đối với chim thì nó cũng sẽ sớm xảy ra với con người”.
Chim Mỹ có thể tuyệt chủng nếu nhiệt độ nền tăng lên 15 độ C vào năm 2100.
Báo cáo cho biết, bằng cách ổn định lượng khí thải carbon và giữ ấm tới 2,7 độ so với mức tiền công nghiệp, 76% các loài chim dễ bị tổn thương sẽ trở nên ổn định hơn và gần 150 loài sẽ không còn dễ bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu”.
“Mọi người đều đồng ý rằng khí hậu đang ấm lên nhưng những thí dụ về việc điều này đang ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên như thế nào thì bây giờ mới dần được đưa ra ánh sáng” – ông Dave Willard, một thành viên của nhóm nghiên cứu nhận định.
Quế Chi
Theo baodatviet.vn
Vì sao động vật tiền sử có kích thước khổng lồ?
Sự tiến hóa để cạnh tranh, môi trường sống hay sự thay đổi liên tục của Trái Đất đã khiến nhiều động vật tiền sử phát triển cơ thể to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay.
Những mẫu hóa thạch khủng long được khai quật nặng hơn 2 tấn ở Drumheller, Alberta hay phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn của một con khủng long dài hơn 3 mét cho chúng ta thấy những loại động vật thời tiền sử có kích thước to lớn hơn những loại động vật ngày nay rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó?
Những động vật thời tiền sử có kích thước to lớn hơn động vậy ngày nay
Môi trường sống
Theo Tri thức trẻ, Trái Đất thời tiền sử là một mảng lục địa đồng nhất mang diện tích khổng lồ với hệ thực vật phát triển mạnh mẽ. Môi trường sống rộng rãi đã góp phần khuyến khích sự phát triển kích thước của các loại động vật.
Bên cạnh đó, nồng độ oxy trong không khí thấp hơn hiện tại. Vì vậy, các động vật tiền sử đã phát triển hệ thống đặc biệt có thể sử dụng oxy trong không khí một cách hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu, những loài động vật có kết cấu phổi mạnh mẽ thường có khả năng phát triển về mặt kích thước. Lượng oxy hấp thụ càng cao kết hợp với không khí trong lành sẽ giúp động vật khỏe mạnh và to lớn hơn qua nhiều thế hệ.
Sự tiến hóa để cạnh tranh nguồn thức ăn
Trong thời kỳ ngự trị của khủng long, nồng độ CO2 trong khí quyển cao hơn rất nhiều so với bây giờ. Điều này sẽ làm thực vật phát triển cao lớn hơn. Vì vậy, để ăn được cây cối trong rừng các loại động vật phải phát triển cao hơn.
Dần dần theo thời gian, những loài to lớn trở thành kẻ thống trị Trái Đất thời kỳ cổ đại. Trong khi đó, các loài sinh vật nhỏ bé hơn phải chấp nhận số phận hoặc sống chui lủi, hoặc bị tiêu diệt.
Khi mặt đất đầy rẫy những sinh vật khổng lồ, chúng tiếp tục lai tạp với nhau và tạo ra những lớp con cháu thế hệ mới cũng sở hữu kích cỡ to lớn như vậy. Qua quá trình tiến hóa kéo dài tới hàng triệu năm, các loài động vật to lớn dần trở nên hoàn thiện và đạt được kích thước khổng lồ.
Sự tiến hóa, môi trường sống đã khiến nhiều sinh vật cổ đại phát triển to lớn
Sự thay đổi liên tục của Trái Đất
Hãy thử đặt ngược lại vấn đề với câu hỏi "vì sao các động vật ngày nay lại không đạt được kích thước to lớn như động vật thời tiền sử?"
Câu trả lời đến từ sự thay đổi khí hậu Trái Đất, sự tách rời các lục địa, và quan trọng nhất là sự trỗi dậy của các loài động vật có khả năng thích nghi tốt hơn.
Các loài sinh vật khổng lồ luôn là những kẻ chịu ảnh hưởng lớn nhất và khó lòng thích nghi với những thảm họa của biến đổi khí hậu. Lượng oxy giảm mạnh cùng lượng thức ăn đột giảm chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự diệt vong của các giống loài khổng lồ.
Rõ ràng, một cơ thể ngoại cỡ luôn đi kèm yêu cầu lớn về lượng oxy và thức ăn. Trong khi đó, những loài vật nhỏ bé với nhu cầu về thức ăn ít hơn tỏ ra phù hợp hơn với sự thay đổi của Trái Đất hàng triệu năm về sau. Điều này dẫn đến việc, đa số các loài động vật đã tiến hóa với kích thước vừa phải, thay vì tăng dần lên về mặt kích thước.
Vài triệu năm trở lại đây, con người trở thành một trong những giống loài mang nhiều đặc điểm tiến hóa phù hợp với thời đại. Các sinh vật khổng lồ dù có xuất hiện cũng không thể tồn tại bởi môi trường sống đã dần bị cô lập bởi con người. Chúng đầu hàng trước sức mạnh tập thể của con người, bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng hoặc bị con người cải tạo nòi giống theo thời gian.
Lê Chính
Theo vietq.vn
Một chú cá voi có giá trị bằng hàng nghìn cây xanh Cá voi được coi là "người khổng lồ hấp thu carbon" trong thế giới động vật và có giá trị tương đương với hàng nghìn cây xanh. Cá voi được cho là "chiến binh" hữu hiệu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: National Geographic Tạp chí Phát triển và Tài chính thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc (IMF) trong báo cáo...