Biến đổi khí hậu: Gia tăng các vụ kiện nhằm vào các công ty trên toàn cầu
Các công ty trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực pháp lý ngày càng tăng khi các nhà hoạt động môi trường đẩy mạnh các vụ kiện nhằm giảm tác động của các công ty này đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trong báo cáo công bố ngày 27/6, Viện Nghiên cứu Grantham thuộc Trường Kinh tế London (Anh) cho biết kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015, đã có 230 vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu chống lại các tập đoàn và hiệp hội thương mại, trong đó hơn 2/3 số đơn kiện được đệ trình năm 2020. Theo Viện Grantham, các vụ kiện trước đây thường tập trung vào lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, nhưng giờ đây đang mở rộng sang các lĩnh vực khác, bao gồm hàng không, thực phẩm và đồ uống, thương mại điện tử và dịch vụ tài chính.
Trong thời gian gần đây, các cáo buộc về việc lạm dụng khái niệm “thân thiện với môi trường” hoặc tiếp thị sai lệch là một trong những nội dung kiện các tập đoàn. Năm 2023, tòa án Anh đã cấm quảng cáo của các hãng hàng không Air France, Lufthansa và Etihad vì lo ngại những quảng cáo này đánh lừa khách hàng. Phán quyết được đưa ra chỉ vài tháng sau quyết định tương tự ở Vienna (Áo) đối với hãng hàng không Austrian Airlines.
Theo Trung tâm Luật biến đổi khí hậu Sabin thuộc Trường Luật Columbia, trong tổng số 2.666 vụ kiện trên toàn thế giới, chưa đến 10% là các vụ kiện chống lại các tập đoàn. Tuy nhiên, năm 2023, số vụ kiện các tập đoàn chiếm tới 25% trong số 233 vụ kiện được đệ trình trong cả năm.
Tháng 9/2023, bang California của Mỹ đã kiện 5 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới với cáo buộc gây thiệt hại hàng tỷ USD và đánh lừa công chúng bằng cách giảm thiểu rủi ro từ nhiên liệu hóa thạch.
Gia tăng nguy cơ hạn hán tại châu Âu
Ngày 20/4, cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết 2022 là năm có mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Hiện tượng này hoàn toàn có thể lặp lại trong bối cảnh châu Âu đang ấm lên với tốc độ gần gấp đôi so với tỷ lệ toàn cầu.
Đáy sông khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài tại Villarta de los Montes, Tây Ban Nha ngày 16/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo cập nhật hằng năm của C3S cho thấy 2022 là năm nóng thứ hai và có mùa hè nóng nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập từ những năm 1950. Đáng chú ý, khu vực châu Âu đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp đôi so với mức trung bình thế giới, cụ thể ở mức 2,2 độ C trong vòng 5 năm qua so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mực nước của 2/3 số con sông tại châu Âu đã giảm xuống dưới mức trung bình và 5 km3 băng đã biến mất khỏi các dòng sông băng trên dãy Alps do tuyết rơi ít và nhiệt độ mùa Hè tăng mạnh.
Phó Giám đốc C3S, bà Samantha Burgess cho rằng với nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển tăng cao, nhiều khả năng châu Âu sẽ tiếp tục nóng lên trong nhiều năm tới. Trong đó, chất lượng đất khu vực Nam Âu sẽ trở nên cực kỳ khô trừ khi có mưa nhiều vào mùa xuân năm nay. Điều này tác động đáng kể đến vụ mùa và làm giảm sản lượng cây trồng trong năm.
Trong khi đó, Giám đốc C3S, ông Carlo Buontempo cho biết nhiệt độ kỷ lục năm 2022 đã tác động đáng kể đến hệ sinh thái và cộng đồng sinh sống trên toàn châu lục, khiến tình trạng hạn hán ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, châu Âu có mưa và tuyết ít hơn mức trung bình vào mùa đông 2021-2022, sau đó là hàng loạt đợt nắng nóng mùa hè kéo dài. Điều này không chỉ gây ra cháy rừng mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, năng lượng và vận tải đường sông, khiến lượng khí thải carbon trên toàn EU tăng mạnh nhất kể từ năm 2017.
Theo C3S, lượng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển năm 2022 đã chạm mốc cao nhất được ghi nhận trong lịch sử. Tổ chức tư vấn khí hậu Ember dự báo lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2023.
Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các quốc gia đã cam kết cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhằm đưa mức phát thải ròng về 0 để kiềm chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ toàn cầu năm 2022 đã tăng 1,15 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nghị định thư Kyoto: Hành trình 25 năm tìm kiếm giải pháp phối hợp chung Cách đây 25 năm, thế giới chào mừng hiệp ước quốc tế đầu tiên về giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu - Nghị định thư Kyoto. Các nhà máy nhiệt điện đã hoạt động và đang được xây dựng đe dọa ảnh hưởng đến mục tiêu ngăn chặn sự ấm dần lên của Trái Đất. Ảnh: TTXVN phát Được thông qua...