Biến đổi khí hậu đe dọa Thái Bình Dương
Ngày 31-7, tại Diễn đàn Phát triển quần đảo Thái Bình Dương ở Fiji, các quốc đảo trong khu vực đã cùng ký kết một tuyên bố chung, có tên Tuyên bố Vịnh Nadi về khủng hoảng biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương.
Trong đó, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự thiếu hiểu biết, tham vọng hay cam kết của các nước phát triển đối với những hậu quả nghiêm trọng sắp xảy ra do tình trạng biến đổi khí hậu. Có một thực tế rằng, các quốc đảo san hô có thể trở thành các vùng đất trống, không thể sinh sống vào đầu năm 2030. Đến năm 2100, Tuvalu, Kiribati, Tokelau, Maldives… có thể bị nhấn chìm. Nguy cơ này cho thấy tình trạng khẩn cấp về khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với người dân và an ninh môi trường tại Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương kêu gọi các nước phát triển ngay lập tức ngăn chặn trợ cấp cho các ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương do tình trạng biến đổi khí hậu.
CAO VĂN
Video đang HOT
Theo sggp.org.vn
Liên hợp quốc cảnh báo thế giới 'chệch hướng' mục tiêu Hiệp định Paris
Liên hợp quốc cho rằng một nghịch lý là các đảo quốc nhỏ "thực sự đang nằm ở tiền tuyến" và sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, trong khi nỗ lực chính trị của cộng đồng quốc tế trở nên mờ nhạt.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Nguồn: AFP)
Thế giới đang "chệch hướng" mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Đây là thông điệp mạnh mẽ về hành động chống biến đổi khí hậu mà Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra khi đến New Zealand ngày 12/5, bắt đầu chuyến công du khu vực Thái Bình Dương.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng nước chủ nhà Jacinda Ardern tại thành phố Auckland, ông Guterres khẳng định rõ ràng thế giới đang "chệch hướng" các mục tiêu được xác định trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres nêu rõ một nghịch lý là các đảo quốc nhỏ "thực sự đang nằm ở tiền tuyến" và sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, trong khi nỗ lực chính trị của cộng đồng quốc tế đang trở nên "mờ nhạt."
Về phần mình, Thủ tướng Ardern cho rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, đồng thời cho rằng né tránh vấn đề này là "sự bất cẩn lớn."
Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của ông Guterres với cương vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc tới New Zealand.
Trong thời gian 3 ngày ở New Zealand, ông Guterres dự kiến gặp một số lãnh đạo Hồi giáo tại thành phố Christchurch nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết sau vụ xả súng kinh hoàng ngày 15/3 vừa qua tại thành phố này khiến 51 người thiệt mạng.
New Zealand là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đến Thái Bình Dương nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực này.
Sau New Zealand, Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ thăm những nước đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng gồm Fiji, Tuvalu và Vanuatu.
Chuyến công du của ông Guterres diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu dự kiến được tổ chức tại thành phố New York, Mỹ vào tháng Chín tới./.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam )
Thời tiết cực đoan hoành hành châu Á Trong khi nắng nóng kỷ lục đang thiêu đốt châu Âu và trận mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ đã làm ngập lụt vùng Trung Tây nước Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết cực đoan. Hạn hán và lũ lụt ở một số khu vực đã tàn phá sinh...