Biến đổi khí hậu đe dọa quân đội Mỹ
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang đe dọa tới các hoạt động quân sự của Mỹ và có thể tăng mối nguy hiểm trong xung đột quốc tế.
Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận RIMPAC 2016 tại Haiwaii – Ảnh: Reuters
Đó là cảnh báo trong ba báo cáo được chứng thực bởi các cựu sĩ quan quân đội và cố vấn an ninh cấp cao Mỹ, vừa được Trung tâm Khí hậu và An ninh, có trụ sở tại Washington, công bố ngày 14-9, theo Reuters.
Thông cáo của trung tâm khẳng định: “Có rất ít câu trả lời dễ dàng, nhưng có một điều rất rõ ràng: quỹ đạo gần đây của biến đổi khí hậu cho thấy nguy cơ chiến lược đáng kể tới an ninh quốc gia Mỹ và không hành động không phải là một lựa chọn khả thi”
Hơn mười quan chức quân đội và cựu cố vấn an ninh quốc gia đã cùng ký tên vào thông cáo này, trong đó có Tướng Anthony Zinni, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ và Đô đốc Samuel Locklear, người từng đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Video đang HOT
Họ cùng kêu gọi Tổng thống Mỹ tiếp theo phải cân nhắc và xem xét cắt cử một vị trí trong chính quyền, chuyên trách vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó tới an ninh quốc gia.
Cũng trong ngày 14-9, một nghiên cứu khác do các cựu sĩ quan quân đội tiến hành cũng được công bố tại Trung tâm Khí hậu và An ninh. Theo đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan là mối đe dọa nghiêm trọng tới các căn cứ và thiết bị quân sự của Mỹ dọc bờ biển.
Trước đó, một báo cáo được công bố hồi đầu năm nay đã chỉ ra rằng, tình trạng nước biển dâng từ đây đến nửa sau thế kỷ 21 có thể gây ngập lụt hàng ngày ở một số sơ sở quân sự của Mỹ dọc bờ biển.
Ông Francesco Femia, nhà đồng sáng lập và Giám đốc Trung tâm Khí hậu và An ninh nhấnh mạnh, các báo cáo cũng cho thấy các quan chức an ninh và quân đội thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhận định rằng những phản ứng hiện nay của Mỹ tới biến đổi khí hậu là “chưa tương xứng với mối đe dọa”.
Thực tế cho thấy, những quan chức lưỡng đảng đã chứng thực các báo cáo đều có sức ảnh hưởng và làm tăng áp lực, buộc chính quyền Mỹ trong tương lai phải đặt trọng tâm và nguồn lực lớn hơn để chống lại biến đổi khí hậu.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, vấn đề biến đổi khí hậu lại không phải là ưu tiên hàng đầu của hai ứng cử viên Dân chủ và Cộng hòa.
Ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa thì cho rằng sự nóng lên toàn cầu chỉ là một khái niệm “được tạo ra bởi người Trung Quốc” để gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Trong khi đó, bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ thì vạch ra kế hoạch đầy tham vọng hơn, rằng đến năm 2030, 50% năng lượng được sử dụng ở Mỹ sẽ là nguồn năng lượng sạch.
Theo Tuổi Trẻ
Pháp viện trợ không hoàn lại một triệu euro cho Việt Nam
Cơ quan Phát triển Pháp hôm nay ký thỏa ước viện trợ không hoàn lại trị giá một triệu euro cho Việt Nam.
Một hệ thống thủy lợi ở tỉnh Ninh Bình. Ảnh: AFD.
Tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Nol Poirier, Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà và Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Rémy Rioux đã ký hai thỏa ước tài trợ, liên quan tới khoản vay ưu đãi trị giá 52,3 triệu euro và viện trợ không hoàn lại trị giá một triệu euro, dành cho các tỉnh Cần Thơ, Ninh Bình và Hà Tĩnh.
Các khoản tài trợ trên nhằm tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt với biến đổi lượng mưa, tình trạng hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng về tần suất và cường độ cũng như nguy cơ mực nước biển dâng tại ba tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh và Cần Thơ.
Tại tỉnh Ninh Bình, mục tiêu dự án là dự báo tình trạng nước mặn dâng sâu vào sông Vạc thông qua việc xây dựng công trình đập âu thuyền Kim Đài và một hồ dự trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Dự án liên quan tới 6 huyện với diện tích là 55.000 hecta trên tổng diện tích 88,000 hecta, trong đó 70% là trồng lúa.
Dự án sẽ giúp hạn chế nguy cơ ngập úng, thông qua cải thiện khả năng tiêu thoát lũ, và hỗ trợ tưới vào những thời điểm quan trọng khi bắt đầu vụ lúa hè, tháng 6 và 7, tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tại Cần Thơ, dự án liên quan tới gia cố các đoạn kè sông Cần Thơ tại huyện Phong Điền và các quận Ninh Kiều, Cái Răng. Hỗ trợ kỹ thuật cho chủ dự án cũng được huy động trong thời kỳ thi công, 5 năm kể từ hè 2016.
Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp Cần Thơ nghiên cứu đưa những hạn chế liên quan tới biến đổi khí hậu vào trong các chiến lược và chương trình hành động của thành phố, khuyến khích công nghệ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Trong khi đó, Ninh Bình và Hà Tĩnh được tư vấn trong khuyến khích phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu và công tác quản lý điều tiết hệ thống thủy lợi.
Như Tâm
Theo VNE
Thế giới rục rịch chuẩn bị cho Hội nghị G20 40 lãnh đạo thế giới sẽ tề tựu về thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) vào ngày 4.9, tái khẳng định nỗ lực của họ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời hậu Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Tấm bảng chào mừng Hội nghị G20 ở Hàng Châu Ra đời vào năm 1999, G20 gồm các quốc gia...