Biến đổi khí hậu đ.e dọ.a ‘Giáng sinh trắng’ tại Bắc Bán cầu
Mỗi dịp Giáng sinh về, nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt là Bắc Bán cầu như khoác lên mình chiếc áo tuyết màu trắng, với khung cảnh tuyệt đẹp được ví như “ Giáng sinh trắng”.
Công viên phủ đầy tuyết ngày 8/12/2022 tại Riga, Latvia. Ảnh: AFP
Thế nhưng, “Giáng sinh trắng” có thể chỉ còn là miền ký ức đẹp trong tâm trí mọi người khi biến đổi khí hậu khiến tuyết rơi ngày càng ít đi ở khu vực Bắc Bán cầu, đặc biệt tại châu Âu – khu vực ấm lên nhanh nhất thế giới.
Theo báo cáo ngày 17/12 của Climate Central – một tổ chức tin tức phi lợi nhuận, có trụ sở ở Mỹ, chuyên phân tích và báo cáo khoa học khí hậu, hiện tượng Trái Đất nóng lên do con người đốt nhiên liệu hóa thạch đang làm giảm đáng kể số ngày có nhiệt độ dưới mức đóng băng tại Bắc Bán cầu. Báo cáo cho biết hơn 1/3 trong số 123 quốc gia và gần 1/2 trong số 901 thành phố được khảo sát đã mất ít nhất 7 ngày có nhiệt độ dưới mức đóng băng (0 độ C) trong hơn 1 thập kỷ qua.
Video đang HOT
Báo cáo dựa trên dữ liệu nhiệt độ tối thiểu hằng ngày trong giai đoạn mùa Đông ở Bắc Bán cầu, tính từ tháng 12 của năm trước đến tháng 2 năm sau từ năm 2014 – 2023. Kết quả phân tích trong giai đoạn 10 năm này được so sánh với các mô phỏng khí hậu không chịu tác động từ hiện tượng Trái Đất nóng lên do con người đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đã làm tăng đáng kể số ngày mùa Đông có nhiệt độ trên mức đóng băng ở châu Âu. Đan Mạch và các quốc gia vùng Baltic là những nơi chịu tác động nặng nề nhất.
Theo bà Kristina Dahl – Phó Chủ tịch Climate Central phụ trách lĩnh vực khoa học, các hiện tượng thời tiết như tuyết, băng và nhiệt độ lạnh giá vốn là đặc trưng của mùa Đông đang nhanh chóng biến mất ở nhiều nơi. Bà Dahl cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những ngày Đông lạnh giá trong việc duy trì tuyết và băng – yếu tố thiết yếu cho các hoạt động thể thao mùa Đông, cung cấp nguồn nước ngọt và duy trì cân bằng sinh thái.
Việc giảm số ngày lạnh giá còn gây ra nhiều hệ lụy khác như gia tăng quần thể côn trùng mang mầm bệnh như muỗi và ve, đồng thời kéo dài mùa phát tán phấn hoa, khiến dị ứng trở nên phổ biến hơn.Trong lĩnh vực nông nghiệp, mùa Đông nóng hơn cũng ảnh hưởng đến việc trồng các loại cây ăn quả như táo và đào – những cây cần thời gian lạnh kéo dài để sinh trưởng và phát triển.
Báo cáo là lời cảnh báo rõ ràng về những tác động sâu rộng của biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các hành động quyết liệt nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
Nhiệt độ tại Địa Trung Hải tương đương mức kỷ lục của năm 2023
Ngày 13/8, trung tâm chính nghiên cứu về biển của Tây Ban Nha cho biết trong những ngày gần đây, nhiệt độ ở Địa Trung Hải đã đạt mức tương đương kỷ lục vốn được thiết lập hồi mùa Hè năm ngoái với những đợt sóng nhiệt đại dương ở một số khu vực vượt quá 30 độ C.
Lưu vực Địa Trung Hải là một trong những điểm nóng về tình trạng Trái Đất nóng lên. Ảnh: AFP
Trước đó, ngày 11/8, ông Justino Martinez, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học về biển ở thành phố Barcelona và Viện Nghiên cứu về quản lý biển vùng Catalonia (Tây Ban Nha) cho hay nhiệt độ bề mặt trung bình hàng ngày ở Địa Trung Hải là 28,67 độ C, gần giống với ngày 24/7/2023, khi Địa Trung Hải phá kỷ lục về nhiệt độ hàng ngày với nhiệt độ trung bình 28,71 độ C.
Lưu vực Địa Trung Hải là một trong những điểm nóng về tình trạng Trái Đất nóng lên. Trong 2 năm liên tiếp, nhiệt độ nước biển tại đây ấm hơn so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào ngày 23/8/2003, thời điểm nhiệt độ trung bình hàng ngày đạt 28,25 độ C trong bối cảnh tại khu vực trên xảy một đợt sóng nhiệt bất thường.
Theo ông Martinez, điều đáng chú ý không phải là việc nhiệt độ đạt mức tối đa vào một ngày cụ thể, mà là quan sát một khoảng thời gian dài có nhiệt độ cao, ngay cả khi nhiệt độ không phá mức kỷ lục.
Từ năm 2022, nhiệt độ bề mặt ở Địa Trung Hải đã cao hơn mức bình thường trong một thời gian dài, thậm chí là vào thời điểm xảy ra biến đổi khí hậu. Năm nay, nhiệt độ bề mặt ở Địa Trung Hải đạt mức của năm 2023 muộn hơn 15 ngày và thông thường theo dự kiến sẽ giảm từ cuối tháng 8.
Theo các nhà khoa học, đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người kể từ đầu thời kỷ công nghiệp. Lượng nhiệt dư thừa này tiếp tục tích tụ dưới dạng khí nhà kính, chủ yếu từ việc đốt dầu, khí đốt và than đá. Tình trạng các đại dương nóng quá mức được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến thực vật và động vật biển, trong đó có việc khiến cho một số loài phải di trú và thúc đẩy sự phát triển của các loài xâm lấn. Điều này có thể đ.e dọ.a nguồn cá dự trữ và do vậy khiến cho an ninh lương thực suy yếu dần tại một số khu vực trên thế giới. Đại dương ấm lên cũng ít khả năng hấp thụ được khí carbon dioxide (CO2), làm gia tăng nguy cơ Trái Đất nóng lên.
Cảnh báo về hệ luỵ với con người do Trái Đất quay nhanh hơn vì băng tan Các nhà nghiên cứu dự báo trong vài năm tới, mỗi người trên thế giới này sẽ mất đi 1 giây trong quỹ thời gian hàng ngày của mình. Trái Đất hoàn thành vòng quay nhanh hơn có nguy cơ gây xáo trộn thời gian của con người. Ảnh: Getty Images Đó chính xác sẽ là những gì xảy ra khi hiện tượng...