Biến đổi khí hậu đẩy loài ong vào nguy cơ tuyệt chủng, nhưng vẫn chưa quá muộn để nhân loại cứu chúng và cứu chính mình
Trong một bản báo cáo khoa học mới công bố, các nhà nghiên cứu khẳng định biến đổi khí hậu là nguyên nhân loài ong có thể tuyệt chủng.
Chắc chắn khi còn nhỏ bạn đã từng gặp phải những chú ong nghệ to tướng và tìm cách né xa chúng để khỏi bị chích, hay khi đang dạo chơi sau vườn thì nghe tiếng vo ve của chúng dạo quanh mấy bông hoa đang nở rộ.
Nếu ngày nay bạn không gặp những tình huống như thế nữa, đó là bởi vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến cơ hội gặp một chú ong nghệ giảm trung bình hơn 30% tính từ thế kỷ 20. Thông tin dựa theo một bản báo cáo khoa học công bố vào ngày 6/2 vừa qua trên tờ Science.
Các nhà khoa học đến từ trường đại học Ottawa ở Canada đã phân tích sự thay đổi số lượng của hơn 66 loài ong trên hai lục địa Bắc Mỹ cùng Châu Âu và đem số liệu so sánh với thay đổi khí hậu ở các vùng đó.
Những phát hiện của họ nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu khiến cho lượng mưa và nhiệt độ tăng cao quá mức mà loài ong nghệ có thể chịu đựng, dẫn đến sự gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của chúng.
“Những điều gắn bó với tuổi thơ của chúng ta đang dần biến mất rất nhanh”, bác sĩ Jeremy Kerr nói. Ông là tác giả của bản báo cáo và một giáo sư sinh học tại trường đại học Ottawa.
“Nó không chỉ đơn giản là chúng ta đang nhìn vào trải nghiệm sắp tới của con cháu; mà chúng ta đang nhìn lại khoảng thời gian chưa đến một thế hệ – lúc mà ta còn nhỏ – và nói ‘liệu chúng ta có thể đưa con cháu đến nơi mà chúng ta từng yêu thích và khám phá những điều chúng ta từng tìm ra?’ Nghiên cứu của chúng tôi nói rằng câu trả lời là không trên toàn bộ hai lục địa”.
Số lượng ong đang suy giảm theo từng thập kỷ
Các nhà khoa học đánh giá các biến đổi của sự hiện hữu và phong phú của các loài ong nghệ trên Bắc Mỹ và Châu Âu dựa trên một cơ sở dữ liệu chứa 550.000 bản ghi.
Video đang HOT
Họ đã ước tính sự phân bố của các loài ong trải trên hai lục địa trong hai khoảng thời gian: lần đầu từ 1901 đến 1974, lần hai từ 2000 đến 2015. Sau đó họ xem xét nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng ở khu vực đó có vượt quá mức chịu đựng của loài ong hay không.
Ong nghệ thích khí hậu mát mẻ, hơi ẩm và có sự thay đổi qua các mùa. Sự suy giảm số lượng ong nghệ liên hệ với tần suất nhiệt độ cao và môi trường khô héo tăng cao. Điều này khiến cho nguy cơ tuyệt chủng của loài ong tăng lên và hủy đi cơ hội di cư của chúng đến khu vực mới để tạo ra thêm nhiều giống loài.
Các nhà khoa học phát hiện một sự suy giảm nhanh chóng và phổ biến của số lượng ong nghệ trên khắp hai lục địa. Trên các khu vực được nghiên cứu, khả năng một loài ong nghệ hiện hữu vào năm 2000 đến 2015 giảm 46% ở Bắc Mỹ và 17% ở Châu Âu nếu so sánh với thời kỳ cũ.
“Thuật ngữ ‘cư trú’ để chỉ một động vật di cư đến một khu vực mới mà ở đó chưa từng có cá thể nào của loài động vật ấy và thiết lập dân số mới”, Kerr nói. “Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, thì nhiều khả năng giống loài đó sẽ ổn”.
“Số trường hợp tuyệt chủng tại địa phương mà chúng tôi tìm thấy gấp tám lần những sự kiện cư trú. Biến đổi khí hậu đang khiến cho những giống loài này biến mất ở một mức độ mà chúng không thể sinh sản kịp”.
Trong khoảng thời gian mà các nhà khoa học phân tích, khí hậu trên toàn bộ Hoa Kỳ và Châu Âu đang thay đổi một cách nghiêm trọng vì các hoạt động của con người. Trong vài trăm năm trở lại đây, chúng ta đã làm nóng Trái Đất đến 1,3 độ C – gần với ranh giới nóng lên nguy hiểm là 1,5 độ C.
Điều này là nguyên nhân khiến cho sự suy giảm trở nên mạnh mẽ hơn và phổ biến hơn so với những gì đã báo cáo trước đây, các tác giả lên tiếng.
Sự mất mát trong số lượng ong nghệ có thể góp phần làm giảm sự đa dạng sinh học và làm suy nhược các dịch vụ của hệ sinh thái, tác động đến nguồn thực phẩm và nước uống, sự điều khiển khí hậu và dịch bệnh, đồng thời các chu trình hỗ trợ dinh dưỡng và sự sản xuất khí Oxi.
Bên cạnh đó, ong nghệ còn thụ phấn cho các giống cây như dưa chuột, cà chua, bí đao, việt quất và dưa hấu.
“Loài ong nghệ là một trong những nhân tố giúp cây thụ phấn tốt nhất trong hoang dã”, Peter Soroye nói, đồng tác giả bài báo cáo và ứng cử viên Tiến sĩ tại trường đại học Ottawa.
“ [Chúng] ở bên ngoài một khoảng thời gian rất lâu trong năm, chịu nhiều loại điều kiện khí hậu khác biệt và đậu lên rất nhiều các loại hoa. Chúng thật sự là một phần quan trọng của phong cảnh tự nhiên mà chúng ta vẫn yêu thích”.
“Cây cối và hoa màu dựa vào thụ vấn từ ong nghệ sẽ chịu tổn thất nếu như số lượng ong tiếp tục giảm xuống hoặc biến mất hoàn toàn, cuối cùng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái”, Haley Todd phát biểu.
Cô là giám đốc kế hoạch và giáo dục tại Planet Bee, một tổ chức phi lợi nhuận trú tại San Francisco với nhiệm vụ bảo tồn ong. Todd không nằm trong cuộc nghiên cứu trên.
Giúp loài ong sinh tồn trước biến đổi khí hậu
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến số lượng của loài ong là việc lạm dụng thuốc trừ sâu và thay đổi cách sử dụng đất khiến môi trường sống của ong nghệ mất dần đi.
Trong bản báo cáo, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên loài ong được phân tích mà không tính đến sự ảnh hưởng của loài người. Nghĩa là nếu như chúng ta tính thêm cả yếu tố đó, mối nguy tuyệt chủng của loài ong sẽ còn lớn hơn nữa.
“Sự tương tác giữa các yếu tố này được cho là sẽ đẩy mạnh sự suy giảm đa dạng sinh học của ong nghệ và nhiều loài khác trên diện rộng”, bản báo cáo ghi.
Tuy nhiên, vẫn còn “nhiều hành động bảo tồn khác biệt và độc đáo có thể chống lại những nguyên nhân gây diệt chủng này”, Soroye nói.
Chúng bao gồm việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu, trồng nhiều loài hoa khác nhau và cây bụi để ngăn cản môi trường sống biến mất và cung cấp chỗ trú khỏi mặt trời trong “các hiện tượng thời tiết cực đoan mà loài ong phải đối mặt thường xuyên hơn vì biến đổi khí hậu”, Soroye nói.
Người nuôi ong có thể bảo vệ ong nghệ khỏi ánh nắng gay gắt và mưa bằng cách trồng cây bụi thay vì hoa, xây các tổ ong có mái che và bao chúng bằng các vật liệu có tính bảo vệ như gỗ.
Các tác giả của bản báo cáo nghi ngờ rằng phát hiện của họ có thể áp dụng lên các loài khác cũng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng như bướm hoặc chim.
“Có những điều chúng ta có thể làm và hồi phục là một điều khả thi”. Kerr phát biểu. “Chúng tôi không nói rằng tất cả những gì mọi người cần làm là ngay lập tức chuyển đến sống ở một cái lều trong rừng để cải thiện tình hình. Nó chỉ ra một phương hướng đầy hi vọng hi vọng nếu chúng ta quyết định can thiệp”.
Theo tri thức trẻ
200 nhà khoa học cảnh báo về hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu
Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Future Earth đã xác định 30 mối đe doạ đối với nhân loại trong thế kỷ 21, theo đó, các mối đe doạ kết hợp lẫn nhau, có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho nhân loại, dẫn đến "sự sụp đổ có hệ thống trên quy mô toàn cầu" (Global Systemic Collapse).
Bão nhiệt đới Idai hoành hành - Ảnh: independent.co
Cụ thể, một nhóm gồm hơn 200 nhà khoa học thuộc tổ chức trên đã tổng hợp danh sách 30 mối nguy hiểm toàn cầu đe dọa loài người trong thế kỷ này. Trong số đó, đứng đầu bảng xếp hạng cả về xác suất lẫn mức độ nghiêm trọng về hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giảm các hệ sinh thái quan trọng, tuyệt chủng của động vật, an ninh lương thực và giảm trữ lượng nước ngọt.
Kết hợp lại, chúng "có khả năng ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, sẽ dẫn đến sự sụp đổ có hệ thống toàn cầu (Global Systemic Collapse)". Ví dụ, nóng bức có thể lan truyền tình trạng nóng lên toàn cầu bằng cách giải phóng các loại khí làm tăng nhiệt độ của hành tinh từ các nguồn tự nhiên.
Đồng thời, chúng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nước và khủng hoảng lương thực. Giảm đa dạng sinh học, làm suy yếu khả năng của các hệ thống tự nhiên và nông nghiệp trong việc đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cụ thể, các nhà khoa học lo ngại rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm có thể kích hoạt một vòng xoáy nóng lên toàn cầu liên tục.
Trong khi nhân loại đang không thành công trong chống chọi với khí thải carbon dioxide và metan từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nếu Trái đất bắt đầu giải phóng lượng dự trữ khổng lồ các loại khí này, ví dụ, do băng trong lớp băng vĩnh cửu tan ra thì mọi nỗ lực để kiềm chế quá trình đó đều vô vọng.
Bản báo cáo kêu gọi các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lập pháp trên toàn cầu chú ý đến những rủi ro toàn cầu này và coi chúng như một hệ thống kết nối với nhau" khiến xã hội loài người ngày càng trở nên mong manh và dễ bị tổn thương.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Sự sống bắt đầu trở lại những cánh rừng cháy của Australia Vài tháng sau khi ngọn lửa dữ dội đi qua, một số cánh rừng của Australia đã bắt đầu đón sự trở lại của màu xanh và các loài động vật, nhưng chặng đường hồi phục còn nhiều gian nan. Ảnh: Maxmajauen/Boredpanda. Trong những tháng vừa qua, Australia đã phải đối mặt với nạn cháy rừng gây tổn hại nặng nề cho thiên...