Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á – Thái Bình Dương
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đán.h giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào năm 2070.
Lòng sông khô cằn ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) hồi tháng 8.2022. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters dẫn báo cáo của ADB, nếu cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục tăng tốc, khoảng 300 triệu người trong khu vực có thể bị đ.e dọ.a bởi tình trạng ngập lụt ven biển và hàng nghìn tỉ USD tài sản có thể bị tổn thất vào năm 2070.
ADB chỉ ra các chính sách khí hậu hiện tại sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên khoảng 3 độ C trong thế kỷ này, đồng thời nhấn mạnh năng lượng là ngành phát thải lớn nhất trong khu vực.
Sẽ có thêm siêu bão như Yagi vì biến đổi khí hậu
Theo báo cáo, để giảm thiểu tác động, các quốc gia cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0 và tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh tiên tiến. Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp và phối hợp tốt để giải quyết những tác động biến đổi khí hậu trước khi quá muộn.
Mỹ - EU lần đầu đối thoại về tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6 cho biết, các quan chức Mỹ và Uỷ ban châu Âu vừa tiến hành phiên đối thoại song phương đầu tiên về tác động của khủng hoảng khí hậu và suy thoái môi trường tới nền hoà bình, an ninh và quốc phòng toàn cầu.
Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về khí hậu và an ninh.
Tại cuộc đối thoại diễn ra hôm 14/6, đại diện các cơ quan ngoại giao, quốc phòng và phát triển của hai bên đã trao đổi về cách tiếp cận huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị để xử lý các tác động an ninh của khủng hoảng khí hậu và suy thoái môi trường thông qua các chiến lược an ninh và đối ngoại.
Tham dự về phía Mỹ có quan chức lãnh đạo Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID).
Qua các phiên thảo luận, các đại biểu nhấn mạnh mối liên hệ ngày càng tăng giữa khí hậu và an ninh, cũng như sự cần thiết phải có những cách tiếp cận mang tính hợp tác. Điều này đã được làm rõ từ phần trình bày của các đại biểu có chuyên môn trong một loạt lĩnh vực, từ quốc phòng, viện trợ nhân đạo, nhập cư, xung đột và ổn định, biến đổi khí hậu và môi trường. Các đại biểu đã trao đổi cách thức xử lý những khoảng trống trong chính sách, lên kế hoạch tích hợp, đề cao vấn đề khí hậu và an ninh tại các diễn đàn quốc tế, chung tay thúc đẩy vấn đề tài chính khí hậu cho các nước dễ bị tổn thương hoặc chịu ảnh hưởng bởi xung đột, hoạt động trong từng ngành cũng như liên ngành để ứng phó với tác động của khí hậu và an ninh trong nước cũng như quốc tế.
Ngoài ra, hai bên nhất trí thăm dò khả năng tổ chức đối thoại thường kỳ, củng cố hợp tác và duy trì cam kết nhằm tăng cường hoà bình, an ninh và khả năng chống chịu toàn cầu trước nguy cơ khủng hoảng khí hậu.
Nóng thiêu đốt và mưa kỷ lục, châu Á 'quay cuồng' vì khủng hoảng khí hậu Lục địa lớn nhất và đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với những tác động của mùa hè khắc nghiệt, khi cùng lúc chịu đựng nắng nóng gay gắt và lượng mưa kỷ lục. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại khu vực ngập lụt ở thành phố Cheongju, Hàn Quốc ngày 15/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN Trong tháng 7 này,...