Biển Đỏ có thực sự là màu đỏ như tên gọi?
Màu nước biển có thực sự màu đỏ như tên gọi của vùng biển ở Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á? Tại sao nó có cái tên như vậy?
Dài và hẹp, Biển Đỏ nằm giữa đông bắc châu Phi và châu Á. Nó kéo dài khoảng 1.930 km từ Vịnh Suez ở phía bắc đến Vịnh Aden ở phía nam, cuối cùng kết nối với Ấn Độ Dương. Chiều rộng tối đa của Biển Đỏ là 305 km và độ sâu tối đa của nó là 3.040 mét, với diện tích khoảng 450.000 km 2.
Biển Đỏ có thực sự là màu đỏ như tên gọi?
Những hình ảnh vệ tinh chụp từ không gian cho thấy Biển Đỏ là một khoảng màu xanh lam chạy từ bắc đến nam dọc theo rìa đông bắc châu Phi.
Màu xanh đậm ở đây trái ngược với màu nâu xám của cảnh quan xung quanh. Màu nước hoàn toàn không phải đỏ như tên gọi của biển.
Vậy tại sao khu vực biển này có biệt danh nổi tiếng như vậy?
Karine Kleinhaus, phó giáo sư khoa học hàng hải và khí quyển tại Đại học Stony Brook ở New York, Mỹ cho biết: “Tôi không nghĩ có ai đưa ra được câu trả lời chắn chắc, có một số giả thuyết liên quan đến cái tên Biển Đỏ”.
Theo đài quan sát Trái Đất của NASA, nguồn gốc cái tên Biển Đỏ liên quan đến một loại tảo Trichodesmium erythraeum”.
T. erythraeum phát triển rất mạnh, xuất hiện ở hầu hết các đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, nhất là khu vực Biển Đỏ. Ở đây, tảo nở hoa định kỳ, dân số tăng nhanh, khi tảo chết đi nước có màu nâu đỏ lan rộng trên mặt biển.
Tuy nhiên, Karine Kleinhaus chia sẻ rằng cái tên Biển Đỏ cũng có thể đặt theo những ngọn núi màu đỏ nằm gần đường bờ biển.
Biển Đỏ không chỉ nổi tiếng với cái tên khác biệt, gây tò mò, nơi này là một địa điểm thú vị về đa dạng sinh học với nhiều loài động vật đặc hữu chỉ có ở vùng biển này.
Biển Đỏ là nơi sinh sống của một trong những rạn san hô liên tục dài nhất thế giới. Nó kéo dài 4.000 km. Theo Kleinhaus, các đặc điểm độc đáo của rạn san hô giúp Biển Đỏ trở thành một trong những khu vực biển duy nhất trên thế giới ít bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Karine Kleinhaus cho biết: “Những san hô phát triển ở đó vào cuối kỷ băng hà cuối cùng là những loài có thể chịu được nhiệt độ và độ mặn rất cao. Do vậy, san hô ở đây đang sống tốt dưới nhiệt độ tăng, ước tính đây là một trong những rạn san hô cuối cùng còn tồn tại trong thế kỷ này”.
Bộ sưu tập 'nghệ thuật sự sống' về những chú trăn
Tình yêu của Faisal Malaikah (một người Saudi Arabia) với loài trăn đã được nhen lên từ khi mới chỉ là một cậu bé 5 tuổi, bắt đầu nuôi một chú trăn để rồi sau đó nhân giống lên hàng chục con trăn khác, tạo ra một khung cảnh "nghệ thuật sự sống" với sắc màu độc đáo và những sọc vằn ấn tượng.
Faisal Malaikah đã bắt đầu nuôi trăn từ khi mới chỉ là một cậu bé 5 tuổi. Ảnh: AFP
Trong khu vườn tại nhà riêng ở thành phố Jeddah nằm bên bờ Biển Đỏ, doanh nhân 35 tuổi này treo một tấm biểu màu xanh lục trên tường, với nội dung: "Phòng trăn". Ông bố 3 con chia sẻ: "Có những người sưu tập đá quý, xe cổ hoặc những bức tranh... nhưng tôi lại thích sưu tập nghệ thuật sống". Hiện bộ sưu tập trăn của anh Faisal Malaikah đã có hơn 100 con trăn lưới - loài trăn dài nhất thế giới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Anh Malaikah cho biết: "Chúng rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang, da của chúng được sử dụng để làm túi xách, giày và thắt lưng. Cứ 1.000 con thì sẽ có một con có màu hiếm. Những người thợ săn sẽ bán những con trăn có màu độc lạ cho những người sưu tầm như tôi. Sau đó, tôi lai tạo giống cho chúng, để tạo ra các đột biến gene hiếm gặp, với kiểu sọc và màu sắc chưa từng thấy trước đây".
Theo Malaikah, anh không có hứng thú với việc bán hàng cho các thương hiệu thời trang, vốn luôn bị chỉ trích về việc sử dụng da động vật một cách phi đạo đức. Anh khẳng định: "Tôi coi trọng cuộc sống, vì vậy tôi yêu những con trăn còn sống chứ không phải là những chiếc túi hay đôi giày".
Trong môi trường luôn được đảm bảo nhiệt độ tốt, các sinh vật bò sát trườn quanh "ngôi nhà kính" của chúng. Khu vực nuôi nhốt này có lỗ vừa đủ lớn để chúng có thể giao tiếp với chủ nhân. Mùn cưa rải trên sàn để khử mùi khó chịu từ chất thải của chúng.
Anh Malaikah cho biết việc lai giống những con trăn cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trung bình sẽ cần tới "3 hoặc 4 thế hệ... và khoảng 10-12 năm" để có được một con trăn ba màu.
Mỗi tuần 1 lần, anh Malaikah lại luân phiên thết đãi những chú trăn của mình gà hoặc thỏ. Trăn là loài không có nọc độc, khi ăn chúng sẽ cuộn cơ thể lại quanh con mồi và siết chặt cho đến khi con mồi chết rồi mới từ từ nuốt chửng toàn bộ.
Cộng sự của Malaikah là bạn thân của anh - anh Ibrahim al-Sharif, 32 tuổi.
Theo anh Sharif, Malaikah - vốn là Giám đốc điều hành của một công ty tài chính - đã không tiếc chi phí để mời các chuyên gia từ Mỹ tới để tìm hiểu thêm về cách lai giống và tạo gene đột biến cho loài trăn. Anh Sharrif cho biết: "Malaikah đã dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho sở thích này".
Hầu hết các con trăn tại đây đều được định giá từ mức 200 - 20.000 USD/con, trong đó có một con trăn trắng 8 tuổi, nặng 100kg, dài 6 mét, điểm xuyết những đốm vàng trên da.
Anh Malaikah khẳng định: "Những con trăn mà tôi có không giống bất kỳ con trăn nào khác trên thế giới hoặc rất hiếm, một số con đáng giá tới 100.000 USD". Đối với Malaikah, được sống giữa những sinh vật đáng sợ này là một giấc mơ trở thành hiện thực của anh. Anh chia sẻ: "Từ khi còn là một cậu bé, tôi đã đến thư viện tìm sách về loài trăn và các loài bò sát khác. Bạn có thể nói rằng tôi sống trong bầu không khí của một lớp học sinh học vậy".
Mặc dù việc sưu tập trăn có thể là một sở thích bất thường, đặc biệt là đối với một đứa trẻ, nhưng gia đình Malaikah chưa bao giờ ngăn cản anh thỏa mãn niềm đam mê này. Anh nhấn mạnh: "Đây là những sinh vật bí ẩn, và việc con người sợ hãi chúng là điều đương nhiên... nhưng tôi yêu chúng, đặc biệt là khi chúng là những sản phẩm sáng tạo của tôi".
Nhiều tàu container vẫn bị mắc kẹt tại Biển Đỏ Đại dịch COVID-19 tiếp tục làm xáo trộn lịch trình hoạt động của các doanh nghiệp vận tải đường biển trên khắp thế giới. Hậu quả là những gián đoạn liên tục đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, trong khi lĩnh vực thương mại quốc tế đang phục hồi trở lại, một lượng lớn tàu container vẫn bị mắc kẹt...