Biến dây đồng thành những tuyệt phẩm bonsai bán tiền triệu
Qua bàn tay khéo léo của anh Phạm Văn Doanh ( Gia Lâm, Hà Nội), những sợi dây đồng khô cứng đã trở thành một cây bonsai uyển chuyển và mềm mại bán từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.
Để làm được một tác phẩm, anh Doanh thường phải lên ý tưởng, sau đó sẽ chọn cắt các dây thành kích cỡ như mình muốn làm và uốn thành thân cây. Việc làm thân cây là khó nhất, bởi nó quyết định rất nhiều đến hình thức của sản phẩm.
Một cây bonsai đẹp không chỉ ở màu sắc mà còn phải có hồn, mang trong mình một ý nghĩa. Đồng thời, phải đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật từ bộ đế, thân cây, cành cây…
Sau khi tạo hình xong phần thân cây, anh Doanh sẽ gắn vào chậu rồi ghép lá. Khác với thân cây, lá cây được sử dụng với những màu sắc khác nhau khiến cho tác phẩm thêm bắt mắt. Sau khi đã ghép xong lá thì sẽ trang trí thêm phần rêu và đá để giống tiểu cảnh bonsai.
“Một sản phẩm làm mất từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí là một tháng với những cây có kích thước lớn. Đôi khi, tôi phải mất cả ngày mới định hình được hình dáng; công việc tiếp theo là cắt dây đồng, làm lá, sau đó là tạo cành, tạo tán, tạo thân, rễ và các tiểu cảnh phụ… Giá bán sản phẩm dao động từ 1 đến 4 triệu đồng, tùy vào mẫu mã”, anh Doanh chia sẻ.
Hình ảnh tuyệt phẩm bonsai hình thành qua bàn tay anh Phạm Văn Doanh:
Anh Phạm Văn Doanh sử dụng dây đồng tạo thế thân cây.
Việc tạo thế thân cây vô cùng quan trọng, nó quyết định dáng, thế cây về sau.
Công đoạn uốn đồng để làm ra những chiếc lá bonsai.
Anh Doanh sử dụng nhiều loại dây để cây bonsai có các màu sắc khác nhau.
Video đang HOT
Gắn lá lên cây cũng là công đoạn đòi hỏi người làm phải có ý tưởng để sao cho tán lá thành các lớp che đan xen nhau.
Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay, tư duy hình ảnh tốt và am hiểu sâu rộng về kiểng bonsai.
Sau khi hoàn thiện cây bonsai, các tiểu cảnh như đá, rêu sẽ được trang trí xung quanh như cây thật.
Cây kiểng bonsai bằng dây đồng được tạo hình theo 4 dáng cơ bản như: dáng trực, dáng xiên, dáng hoành, dáng huyền.
Kích cỡ bonsai từ 20 – 50cm.
Một cây bonsai đẹp thì không chỉ ở màu sắc mà còn phải có hồn.
Cây hội tụ chuẩn đẹp phải đạt yếu tố cổ, kỳ, mỹ và mang trong mình một ý nghĩa.
Thú chơi trà cổ
Trà cổ với những bông hoa to rực rỡ, đẹp tinh khiết là thú chơi tao nhã, có từ xa xưa. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, chơi trà cổ luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người chơi hoa cây cảnh.
Hoa quý kén, chọn người chăm
Bên cạnh các loài hoa cây cảnh khác, hoa trà luôn có một vị trí quan trọng với người sành chơi. Đặc biệt theo nhiều người trong nghề, vài năm trở lại đây, trà cổ ngày càng được ưa chuộng và "nóng" trên thị trường chơi cây cảnh.
Thú chơi hoa trà vào dịp Tết đã được định hình trong dân gian từ rất lâu với câu thành ngữ: "Vua chơi lan, quan chơi trà". Giống hoa quý này cũng rất kén người chơi và khó tìm. Ông Lê Thanh Hà, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Quảng Ninh cho biết: Từ lâu chơi hoa trà là thú chơi tao nhã. Tuy nhiên gần đây, người chơi hoa trà trong tỉnh không còn nhiều như trước. Các loại hoa trà cổ đặc biệt là các cây to, lâu năm hoa đẹp đã được dân chơi ngoài tỉnh săn lùng, mua khá nhiều.
Trà cổ khó chăm nuôi nhưng cho hoa tuyệt đẹp và bền.
Phải mất 1 tuần qua những tay sành chơi, tôi mới tìm được một số người chơi loài hoa này. Đến nhà anh Hoàng Lê Minh (khu 4, Phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả) đúng dịp anh đang tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết. Đi qua ngõ hẹp, vào căn nhà cũ nhưng lại có khoảng sân vườn rộng mở với hàng chục cây bonsai tuyệt đẹp. Nổi bật nhất có lẽ là các chậu hoa trà nằm ở giữa sân dưới tán cây to.
Anh Minh bảo hoa trà được chia làm nhiều giống, như: trà phấn hồng, trà lựu, trà bạch nhụy, trà thâm, trà bạch tuyết... Hiện anh có hai trong các giống này là: Thâm hồng bát diện và bạch trà. Theo tay anh Minh chỉ, tôi cảm nhận rõ được vẻ đẹp riêng có của hoa trà cổ. Cây trà khá sai hoa, bông to, nở cân đối trên các cành. Bạch trà hoa trắng to gần bằng miệng bát ăn cơm, cánh đều dày nhiều lớp, nhìn rất hút mắt. Trà thâm hồng bát diện thì lại rực rỡ màu đỏ, độc đáo với 8 bông hoa cùng trên một đài hoa quay ra 8 hướng...
"Hoa trà bạch với màu trắng tinh khiết thường nở trước Tết âm lịch, tuy nhiên cây trà có nhiều nụ vẫn có thể còn sót lại ít bông vào dịp Tết. Hoa trà thâm và phấn hồng thường nở vào đúng dịp Tết. Cái hay là bông trà không nở rộ hết hẳn trong một thời điểm mà phân chia đều nhau nở nối tiếp nên cây trà luôn có hoa đến hết Tết. Hoa trà chỉ ra hoa 1 vụ trong năm nhưng rất bền, mỗi lứa hoa kéo dài từ 3 - 4 tháng" - Anh Minh giải thích.
Anh Minh chăm bón cây trà thâm hồng bát diện vừa được đưa vào chậu cây cảnh để chơi Tết.
Đẹp là vậy nhưng so với các loại cây khác, chăm sóc trà cổ rất khó, tỉ mỉ, không mát tay, không có kinh nghiệm thì cây không thể sống và ra hoa được. Khi được chăm sóc tốt, trà cổ có thân cây khoẻ. Để nở hoa to đẹp, không hại cây, đôi khi phải bỏ bớt nụ để các nụ khác phát triển thật tốt, cho bông to rực rỡ. Bởi khi trà ra hoa thì các nách lá đều ra và rất sai nụ.
Đặc biệt khi trà còn nhỏ mới chuyển vào chậu chỉ được phép tưới bằng nước trắng, lớn chút có thể bón phân hữu cơ, tránh phân hoá học, mặn, sẽ làm xót, hại bộ dễ mỏng của cây. Khi cây thuần, bắt đầu lớn có thể dùng phân để tưới. Thông thường để nhân giống và để nuôi sống cây đạt chiều cao từ 50 - 60cm phải mất chừng 2 năm. "Nói hoa chọn người chơi là vì thế. Nói chung, chăm trà còn tỉ mỉ và khó hơn cả... chăm con trẻ !" - anh Minh cười.
Cũng đam mê hoa trà, anh Nguyễn Thế Thưởng lại có một cách chơi riêng khi dành hẳn một khoảng sân rộng tại căn nhà 2 tầng khang trang của mình ở khu 4, phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả) để chăm trà. Anh cho biết: "Tôi yêu loài hoa này vì từ thuở nhỏ đã tận mắt chứng kiến người chú ruột nâng niu chăm sóc những cây trà như bảo vật trong gia đình. Ngày ấy, những cây trà trước sân là "cây quý", chú cấm mấy đứa trẻ nghịch ngợm không được chạm vào. Nhưng thích nhất vẫn là loài hoa này thường nở rất đúng dịp Tết, giữ màu và kéo dài hàng tháng trời".
Thâm hồng bát diện được đánh giá cao bởi vẻ rực rỡ và có 8 bông nở cùng 1 đài ở 8 hướng khác nhau. Nhiều cây lớn trị giá hàng trăm triệu đồng.
Thưởng cho biết, cây trà chỉ ưa sống ở những loại đất có độ chua cao như đất đáy ruộng, đất ao, được phơi ải cả năm. Để có loại đất này, anh đã lặn lội về tận Thái Bình, Nam Định... để mua. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển, ngoài bón phân rễ phải áp dụng thêm kỹ thuật bón lá để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây. Chăm sóc trà đòi hỏi độ công phu và sự tỉ mỉ cao.
Thưởng cho biết từng tặng cho nhiều đồng nghiệp những cây trà nhiều chủng loại nhưng không chăm sóc thành công. Trồng trà phải đam mê và tìm kiểu kỹ càng đặc tính sống của trà. Mỗi giống trà đều có đặc tính riêng vì thế kỹ thuật chăm sóc cũng đòi hỏi sự khác biệt. Nhưng thành quả bù lại thì thật tuyệt.
Chơi hoa trà, theo anh Thưởng phải cẩn thận, tỉ mỉ từ việc lựa chọn đất cho cây.
Gia tài lớn của người chơi
Tìm hiểu, tôi được biết, người chơi trà cổ ở Quảng Ninh giờ chỉ còn một số ở Hạ Long, Đông Triều, Cẩm Phả. Chừng vài năm trở lại đây, thú sưu tầm và chơi trà cổ mới đang tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Vì thế, trên thị trường hoa cây cảnh Tết năm nay trà rất được giá.
Mỗi cây trà có chiều cao từ 40 - 60cm, nhiều hoa và tán đẹp sẽ có giá khoảng 2- 3 triệu đồng. Loại nhỏ ít tán cho người mới chơi cũng có giá trên 1 triệu đồng. Những người chơi lâu năm như anh Minh, Thưởng luôn mong sở hữu những cây trà cổ lớn, nhiều hoa bởi đó là cả một gia tài, thành quả kỳ công chăm sóc.
Bạch trà - một trong các loài trà cổ quý, thu hút người chơi bởi vẻ tinh khiết.
Cũng theo anh Thưởng, anh từng sưu tầm được những cây trà bạch lớn có tay cành đẹp, quãng già, thân mốc meo. Đó là năm 2018, Thưởng và bạn bè vô tình phát hiện ra ở một số hộ ở Cửa Ông có 2 cây trà bạch trên dưới 30 năm tuổi trồng trong chậu cảnh.
Phải thuyết phục chủ nhà mãi, Thưởng và nhóm bạn của anh vẫn phải bỏ ra từ 7-10 triệu đồng mới sở hữu được. Cây trà lớn và giá trị nhất mà Thưởng từng mua là cây trà muống trên 40 năm tuổi của một gia đình ở Cẩm Phả với giá trên 25 triệu đồng.
"Do không có điều kiện và tốn công chăm sóc, tiếc là các cây trà cổ lâu niên này cuối cùng cũng phải bán cho những người từ các vùng Hải Phòng, Hưng Yên, Phú Thọ... Họ uốn công phu theo các thế, cây được nâng lên 7- 8 lần, giá trên 100 triệu đồng. Thậm chí có những cây hoa cổ, dáng đẹp được định giá tới trên 200 triệu đồng." - Thưởng kể lại.
Vài năm trở lại đây, thú chơi trà lại thịnh, chính vì thế, từ lâu ở khắp Quảng Ninh đặc biệt các địa phương có nhiều người trồng hoặc chăm trà cổ. Mặc dù bị "săn đón" nhiều nhưng anh Minh, anh Thưởng vẫn giữ lại "của riêng" cho mình. Minh và bạn thân cũng chăm, uốn dáng bonsai cho một cây trà thâm diện chừng 7 năm tuổi. Dù được trả giá chục triệu nhưng anh vẫn giữ để chơi.
Anh Thưởng tỉ mỉ chăm bón cho cây trà cổ hơn 20 năm tuổi, uốn nắn thành cây bonsai đẹp.
Còn anh Thưởng hiện cũng sở hữu 5 - 6 cây trà trong đó có 2 loại nằm trong danh sách quý đầu bảng là trà bạch, trà thâm diện. "Gốc trà thâm diện hoa đỏ chừng 20 năm tuổi, đã thuần trong chậu cảnh, rất được giá, chừng trên 40 triệu đồng nhưng tôi giữ lại, uốn thành cây bonsai chơi. Mỗi dịp Tết đến, hoa trà bung nở lại thấy công sức của mình được đền đáp xứng đáng" - anh Thưởng bảo.
Ngôi nhà ống sở hữu khu vườn bonsai khiến ai nhìn cũng mê Điểm cộng đáng kể nhất của ngôi nhà ống này chính là khu vườn bonsai tuyệt đẹp được bố trí ở tầng 2. Cây xanh và sự thoáng đãng mang đến cho nơi này sự an yên hiếm có nơi phố thị. Trong thiết kế nhà đương đại, ngày càng nhiều người quan tâm đến không gian dành cho cây xanh nhằm tạo...