Biến đất vàng thành cao ốc, Hà Nội còn tắc nữa!
HĐND Hà Nội chiều 1/12 đã thông qua kế hoạch giảm ùn tắc và tai nạn giao thông vơi kinh phi hơn 2.000 ty đông. Theo các chuyên gia, đê chông un tăc, Hà Nội cần tập trung quản lý quy hoạch đô thị, không để tiếp diễn tình trạng biến đất vàng thành cao ốc. Đây cung la y kiên cua đai đa sô cac đai biêu HĐND TP.
Đừng xây cao ốc trên đât vang
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Viêt Nam cho răng không phai tăng trương xe ca nhân ma nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông ở Ha Nôi hiện nay là do quy hoạch đô thị không hợp lý. Ha Nôi phát triển quá nhiều đô thị ơ nội đô với nhà cao tầng, trung tâm thương mại san sát, gây áp lực lớn cho giao thông đô thị.
“Nhiều khu đô thị ơ nội đô nhưng cơ quan làm việc lại nằm bên ngoài nên hàng ngày dân nội thành phải di chuyển ra ngoại thành để làm việc va ngươc lai, tạo nên các dòng lưu thông ngược dẫn đến tắc đường”, ông Hùng cho hay.
Triên khai quy hoach không nghiêm khiên Ha Nôi trơ nên qua tai trâm trong. (Ảnh: Pham Hai – VietNamNet)
Đồng quan điểm với ông Hùng, TS Nguyễn Xuân Thủy – chuyên gia giao thông cho rằng ngoài việc đầu tư hàng chục tỷ USD để mở rộng đường, phát triển đường sắt đô thị thi Ha Nôi cần phải quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện quy hoạch nội đô.
Video đang HOT
Theo đo, ngoài việc phát triển thêm các tuyến đường xương cá tại các trục giao thông lớn thì cần phải mở rộng các thành phố vệ tinh để chuyển các cơ quan ra ngoài, đông thơi cần quản lý chặt quy hoạch không để xảy ra tình trạng dùng đất vàng di dơi công sơ để xây cao ốc.
Ngoài ra, về lâu dài, đối với các các khu đô thị cao tầng hiện nay cũng cần phải có hệ thống giao thông công cộng thuận tiện để giảm áp lực giao thông nội đô.
Đường hẹp vẫn dành chỗ đô xe
Về chủ trương Ha Nôi đề xuất dành 700 triệu đồng để xây dựng đề án hạn chế xe cá nhân, ông Thủy đánh giá số tiền này sẽ không thấm vào đâu so với một đề án lớn ảnh hưởng đến đa số người dân. Nếu xây dựng đề án không làm đến nơi đến chốn, thiếu tầm nhìn sẽ gây lãng phí ngân sách.
Quản lý quy hoạch kém đang gây áp lực lớn cho giao thông đô thị Ha Nôi
Chỉ ra nghịch lý Hà Nội xây quá nhiều nhà cao tầng nhưng lại thiếu bãi đỗ xe trầm trọng, ông Thủy cho rằng tại các tuyến phố như: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, phố Huế… đáng lẽ không cho xe dừng đỗ dưới lòng lề đường thì Ha Nôi lại để cho công ty khai thác điểm đỗ gây ách tắc trong giờ cao điểm.
Việc các cơ quan quản lý cho rằng, tắc đường còn do ý thức của người tham gia giao thông kém, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên nhân sâu xa là do chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm, dẫn đến người tham gia giao thông “nhờn luật” và tái diễn vi phạm.
“Nhiều người Viêt ra nước ngoài chấp hành luật giao thông rất tốt nhưng cứ về nước là lại ngang nhiên vi phạm. Luật thực thi chưa nghiêm khiến người dân nhờn luật, thậm chí biết vi phạm nhưng vẫn đi và khi bị xử lý thì lại xề xòa với nhau”, ông Hùng đánh giá.
Gia Văn
Theo_VietNamNet
Gần 840 tỷ đồng giảm ùn tắc đường vào cảng lớn nhất Việt Nam
Để giảm ùn tắc đường vào cảng Cát Lái, TP HCM sẽ chi 838 tỷ đồng để đầu tư xây hệ thông cầu vượt và hầm chui ở vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2).
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa phê duyệt dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy, với tổng vốn đầu tư gần 840 tỷ đồng nhằm giảm giải quyết ùn tắc giao cho tuyến đường ra vào cảng Cát Lái. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các loại xe chạy từ cầu Phú Mỹ vào đường Vành Đai II đi cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM). Ảnh: Google maps
Giai đoạn một, nút giao gồm: cầu vượt 4 làn xe theo hướng đường Vành Đai 2; hầm chui theo hướng rẽ trái từ Vành Đai 2 đi Cát Lái; hầm chui dưới đường Nguyễn Thị Định dành cho xe máy; xây cầu Kỳ Hà 3 có kết cấu tương tự cầu hiện hữu; xây nhánh rẽ phải từ Nguyễn Thị Định đi Vành Đai 2.
Dự án cũng xây dựng các đường chui dưới dạ cầu Mỹ Thủy, Kỳ Hà 2, Kỳ Hà 3, để đảm bảo lượng xe không tập trung về nút giao thông Mỹ Thủy. Công trình dự kiến khởi công vào quý II năm tới và hoàn thành năm 2018.
Đường Đồng Văn Cống dẫn vào cảng Cát Lái thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. Ảnh: H.C.
Là cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam, với khoảng 85% lượng container hàng hóa tại khu vực TP HCM phải thông qua, Tân Cảng Cát Lái mỗi ngày có hàng chục nghìn xe tải ra vào, nhiều nhất là xe container. Trong khi đó, nút giao Mỹ Thủy là điểm giao cắt giữa trục đường ra vào cảng Cát Lái, bến Phà Cát Lái (Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định) và tuyến đường Vành Đai 2 nên khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Xin hơn 2.000 tỉ để giảm tắc: Hà Nội toàn làm ngược Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có tờ trình HĐND TP dự kiến cần 2.167 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2016 -2020. Đáng chú ý trong đó có 700 triệu đồng được sử dụng để lập đề án hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP...