Biến đất đồi Trung Bộ thành “mỏ vàng” với chanh leo, cây dược liệu
Biến bất lợi thành lợi thế, giờ đây nhiều khu đất gò đồi hoang hóa ở các địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã hình thành những mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Đất đồi cho thu tiền tỷ
Chia sẻ tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi các tỉnh miền Trung (do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 24-25/6/2019 tại Quảng Bình), anh Phan Văn Tiến – Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Quảng Bình cho biết, việc chuyển đổi diện tích cao su sang trồng cây dược liệu đã giúp gia đình anh và nhiều nông dân đổi đời.
TS Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (bên phải) thăm mô hình chuyển đổi trồng cây ăn quả tại huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Ảnh: Đỗ Tuấn
Bố Trạch từng được xem là vùng đất “vàng” của cây cao su, có thời điểm diện tích lên tới 11.100 trong tổng số 18.220ha diện tích cao su toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau hai cơn bão “lịch sử” năm 2013, 2017, diện tích cao su của huyện giảm mạnh nên huyện Bố Trạch khuyến khích người dân chủ động chuyển đổi sang một số cây trồng khác, trong đó có cây dược liệu.
Từ chủ trương này, năm 2015, trên diện tích cao su bị gãy đổ ở xã Phúc Trạch, gia đình anh Tiến trồng thử nghiệm khoảng 4ha cây cà gai leo theo hướng thâm canh. Quá trình trồng và thu hoạch cho thấy, cây cà gai leo cho hiệu quả kinh tế đạt khá, với sản lượng thu hoạch cây tươi khoảng 16 – 18 tấn/ha/2 vụ.
Đầu năm 2018, anh Tiến còn mạnh dạn góp vốn với bạn bè mua sắm máy móc để sản xuất trà túi lọc cà gai leo; đồng thời liên kết với nhiều hộ dân trên địa bàn trồng và thu mua nguyên liệu chế biến. Hiện, công suất chế biến của cơ sở đạt khoảng 300 hộp/ngày, với giá bán lẻ khoảng 70.000 đồng/hộp, doanh thu trung bình 70 – 80 triệu đồng/tháng.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình, nhiều diện tích đất gò đồi trên địa bàn đang được chuyển đổi sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ, vùng gò đồi huyện Lệ Thủy và huyện Bố Trạch có độ phì tốt, độ dốc thấp, địa hình khuất gió bố trí trồng cây cao su; vùng dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, vùng gò đồi huyện Quảng Ninh, TP.Đông Hới, huyện Quảng Trạch đất đai cằn cỗi, độ dốc cao chuyển sang trồng thông Caribe; vùng đất dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và một số vùng đất thuộc huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch có tầng đất canh tác dày, có thể chủ động tưới nước bố trí trồng cây ăn quả các loại.
Tương tự, tại Quảng Trị, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đồi đang diễn ra mạnh mẽ. Ông Trần Cẩn – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, các mô hình chuyển đổi trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như mô hình trồng chanh leo trên cơ sở ký kết giữa Sở NNPTNT Quảng Trị và Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc với diện tích trồng thử nghiệm 12ha ở huyện Hướng Hóa. Công ty cho các nhóm hộ ứng trước 50% giá giống và thanh toán vào cuối vụ thông qua khấu trừ sản phẩm bán chanh leo; cam kết thu mua 100% sản phẩm quả chanh leo.
Đến nay, cây chanh leo phát triển tốt, đã cho thu hoạch vào tháng 4 – 5/2019. Dự kiến trong năm thứ nhất đạt doanh thu khoảng 200 triệu đồng/ha, người trồng lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Sở NNPTNT đang tiếp tục phối hợp Nafoods Tây Bắc khảo sát, mở rộng thêm diện tích trồng chanh leo.
Video đang HOT
Sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vùng gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: Mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An), hồ tiêu, cà phê chè (Quảng Trị)… Thống kê năm 2018, tổng diện tích đất cây hàng năm là 1,03 triệu ha, đất trồng cây lâu năm 172.050ha.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ nhìn chung quy mô còn nhỏ, manh mún, một số sản phẩm chủ lực như lúa gạo, rau mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp… chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất – bảo quản – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.
Từ thực tế đó, tại diễn đàn, đại diện Cục Trồng trọt cho rằng, các tỉnh miền Trung cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hạn chế thấp nhất các tổn hại do thiên tai gây ra; tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt, liên kết với HTX và nông dân, tạo chuỗi giá trị thực sự cho từng ngành hàng, trước hết là các ngành hàng chủ lực.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, các câu hỏi của nông dân tại diễn đàn, TS Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, vùng đất gò đồi các tỉnh miền Trung đang trở thành một lợi thế lớn để các địa phương phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Theo đó, bên cạnh việc tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng có thế mạnh cua tưng vùng, đia phương như giống lúa cực ngắn, ngắn ngày tại các tỉnh Bắc Trung Bộ (nhằm giảm lượng nước sử dụng, đồng thời tránh được ngập lụt cuối vụ), mía ở Thanh Hóa, Nghệ An; tiêu ở Quảng Trị… nhằm thúc đẩy tăng trưởng giá trị hàng hóa bền vững, cần nghiên cứu, mở rộng diện tích những cây trồng mới như chanh leo ở Quảng Trị, cây dược liệu ở Quảng Bình, cây ăn quả trên vùng gò đồi Nghệ An…
“Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo các loại giống cây trồng có chất lượng cao, chống chịu tốt với hạn, mặn, sâu bệnh và đáp ứng với yêu cầu đa dạng hóa thị trường. Tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng chủ lực, có thế mạnh phát triển của vùng, địa phương, thúc đẩy tăng trưởng như: Cây lúa, mía, cao su, hồ tiêu, rau, quả…” – ông Khởi nhấn mạnh.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Tự "xử lý" lợn bệnh, dân sẽ không được hỗ trợ
Ngày 14/3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề "Giải pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn" cho cán bộ khuyến nông của 10 tỉnh phía Bắc và bà con nông dân.
17 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi
Phát biểu tại diễn đàn, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, số lượng chăn nuôi nông hộ vẫn còn cao, tính đến năm 2018 còn tới 2,5 triệu hộ nuôi với tổng đàn 13,8 triệu con, chiếm gần 50% tổng đàn và chiếm khoảng 22,8% giá trị ngành chăn nuôi.
Ban Chủ tọa, Ban cố vấn trả lời câu hỏi của nông dân và các đại biểu tại diễn đàn sáng 14.3. Ảnh: T.H
"Đây chính là một trong những hạn chế lớn khiến giá thành sản phẩm thịt lợn nước ta cao, sức cạnh tranh thấp. Thêm vào đó, do khí hậu nước ta nóng ẩm, nên các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư dẫn tới việc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh càng thêm khó khăn. "Nóng" nhất hiện nay là dịch tả lợn châu Phi, đến ngày 14.3 đã có 17 tỉnh xuất hiện ổ dịch, số lượng lợn phải tiêu hủy rất lớn, chưa kể các dịch bệnh khác như lở mồm long móng, tai xanh..." - bà Hạnh cho biết.
Theo ông Ngô Văn Bắc - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever-ASF) đang lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi. Lợn bị bệnh có triệu chứng sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn; bệnh tích viêm, xuất huyết ở nhiều phủ tạng và ở vùng da mỏng. Bệnh ASF có triệu chứng, bệnh tích giống với bệnh dịch tả lợn cổ điển nên rất khó phân định.
"Bệnh này chỉ xét nghiệm được trong phòng thí nghiệm, không dự đoán được qua triệu chứng lâm sàng, vì thế khi thấy lợn có dấu hiệu ốm, chết, bà con đừng chủ quan tiếc rẻ đàn lợn, cố tìm cách chăm sóc cứu chữa mà nên báo ngay cho cơ quan thú y để xét nghiệm ngay. Và đã bị bệnh thì chỉ có tiêu hủy, cố chăm sóc chỉ tốn thức ăn vì đàn lợn sẽ chết 100%" - ông Bắc cho hay.
Không được sử dụng thức ăn thừa
Là một trong những địa phương xuất hiện ổ dịch tả ASF, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: Công tác phòng chống dịch của Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn tiếp giáp với 8 tỉnh, đường giao thông chằng chịt, lập chốt chỗ này, người ta sẽ đi chỗ khác. Trên địa bàn có tới 988 cơ sở, điểm giết, mổ. Việc giết, mổ hầu như về đêm, nên lực lượng chức năng kiểm tra không xuể.
Cơ quan chức năng Hà Nội thành lập tổ kiểm soát dịch bệnh tại các tuyến phố trên địa bàn quận Long Biên.
Theo ông Đăng, qua thực tế kiểm tra tại các vùng chăn nuôi và hộ gia đình, thấy có những làng chuyên đi lấy nước gạo, thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng về nuôi lợn, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh. Các hộ cho biết, thức ăn này đều được nấu chín, nhưng quan sát cho thấy quanh khu vực để thức ăn, ruồi nhặng, chuột nhiều và đây cũng chính là những vật trung gian truyền bệnh.
"Do đó, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương quản lý chặt việc sử dụng thức ăn thừa. Yêu cầu các huyện thực hiện 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, chủ tịch xã, phường là trưởng ban chỉ huy phòng chống dịch; nhân lực tại chỗ; phương tiện tại chỗ; chôn tại chỗ, tránh vận chuyển xa làm lây lan thêm" - ông Đăng nhấn mạnh.
Đại diện Sở NNPTNT Hải Phòng chia sẻ, ngay khi xuất hiện ổ dịch trên địa bàn, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thành phố đã lập và tổ chức triển khai 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tại các đầu mối giao thông chính vào thành phố, trên các trục đường 5, đường 10 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long...
Ngoài việc cung ứng hàng chục nghìn tấn hóa chất để các địa phương và người dân tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc, TP.Hải Phòng đã tổ chức rất sớm việc hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy do dịch. Theo đó, UBND huyện Thuỷ Nguyên đã chi trả cho 5 hộ/56 hộ với tổng số tiền hơn 118 triệu đồng.
Tại diễn đàn, trả lời câu hỏi của anh Nguyễn Văn Tùng - nông dân huyện Ba Vì (Hà Nội) về thủ tục hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả, bà Phạm Thị Kim Dung (Cục Chăn nuôi) cho biết, khi lợn có dấu hiệu ốm chết, bà con bắt buộc phải báo cho xã, cơ quan thú y địa phương. Nếu giấu dịch, tự đem tiêu hủy thì sẽ không được hỗ trợ. Theo Nghị định 02 của Chính phủ, hiện mức hỗ trợ tiêu huỷ lợn bệnh là 38.000 đồng/kg lợn hơi. Bộ NNPTNT và các bộ, ngành liên quan vẫn đang nghiên cứu, trình Chính phủ phương án tăng hỗ trợ tiêu hủy.
Trong khi đó, ông Lê Văn Tư ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) kiến nghị: "Hiện các địa phương đang tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng từ đầu ngõ, xóm, nhưng tôi nhận thấy hiệu quả không lớn bằng việc cấp thuốc sát trùng trực tiếp cho các hộ chăn nuôi để họ tiến hành làm kĩ trong trang trại. Bên cạnh đó, đề nghị Nhà nước thực hiện hỗ trợ tiêu hủy nhanh gọn, tiền hỗ trợ phải sớm đến tay người dân để bà con kịp thời khắc phục khó khăn, sớm tái đàn".
Về câu hỏi tái đàn sau dịch, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nhấn mạnh: Sau 30 ngày, nếu địa phương không phát hiện ổ dịch mới thì vùng đó được công nhận hết dịch bệnh. Tuy nhiên bà con nên tạm ngừng chăn nuôi một thời gian và tập trung phun thuốc khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột hoặc quét nước vôi toàn bộ xung quanh chuồng trại, vật dụng chăn nuôi và triệt để áp dụng các phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Tính đến 14/3, dịch tả lợn ASF đã lan ra 17 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi lưu ý, song song với tuyên truyền phòng chống dịch, cần đẩy mạnh tuyên truyền tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo an toàn để bảo vệ sản xuất. Nếu để xảy ra tình trạng tẩy chay thịt lợn, sẽ khiến ngành chăn nuôi và người nông dân bị thiệt hại rất lớn.
Đến thời điểm này, chăn nuôi theo chuỗi, chăn nuôi trang trại chưa xuất hiện dịch mà chủ yếu ở hộ nhỏ lẻ. Do đó, cần phải quyết liệt ngăn chặn, quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".
Theo Danviet
Xa rồi cảnh xe tải ùn ùn mua cam, các tỉnh đau đầu tìm nơi tiêu thụ Làm gì để giúp bà con nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm cây có múi là một vấn đề lớn, không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Đó là đánh giá chung tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình vừa tổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe khách tông trực diện xe tải, 4 hành khách văng ra ngoài

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thùy Tiên liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs bị khởi tố
Pháp luật
21:23:16 06/04/2025
Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo
Thế giới
21:15:10 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
HÓNG: Rộ tin 1 nam rapper Vbiz hôn gái lạ trong quán bar dù đã có bạn gái 8 năm
Sao việt
20:54:40 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025
"Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối": Vệt máu đỏ thẫm trên bức tranh chiến thắng huy hoàng
Phim việt
20:15:54 06/04/2025
Phim Chốt Đơn của Thùy Tiên bị công kích
Hậu trường phim
20:12:46 06/04/2025
"Hot girl Việt đời đầu" từng huỷ hôn giờ cưới thiếu gia: Giàu có vẫn làm một điều đúng chuẩn "người đẹp tri thức"
Netizen
20:01:09 06/04/2025
Van Persie đảo ngược tình thế
Sao thể thao
19:59:11 06/04/2025
Bộ phim hay vô địch màn ảnh Hàn hiện tại: Rating tăng như tên lửa, sắp chiếu full mà không xem thì quá phí
Phim châu á
19:57:24 06/04/2025