Biến dạng của tham nhũng
Ở Việt Nam phong bì bỗng có công năng mới không liên quan gì đến cái gốc. Phong bì trở thành dầu mỡ bôi trơn cho bộ máy cuộc đời và có thêm công dụng đựng tiền.
Nạn tham nhung đang trở thành mối nguy của toàn xã hội (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là nó lại phổ biến trong ngành y tế đến mức Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đã tiến hành một cuộc khảo cứu rất nghiêm túc tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về tình trạng đưa và nhận phong bì trong ngành y tế thông qua các đối tượng nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y, cán bộ y tế, người bệnh… Có thể nói đây là cuộc nghiên cứu căn cơ đầu tiên về phong bì trong lĩnh vực y tế.
Theo các thành viên của nhóm này, phong bì là hậu quả của hệ thống y tế bị cấu trúc lệch lạc, vận hành lệch lạc trong môi trường văn hóa lệch lạc. Nhưng phổ biến đến mức trở thành quen, “bình thường”, cứ thế tồn tại! Nó là sản phẩm đặc trưng của hệ thống y tế công thời nay. BS. TS. Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm cho rằng hiện tượng này cần xét về tính phổ biến và mục tiêu của nó. Xét về mức độ phổ biến của phong bì: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hiện tượng phong bì rất phổ biến, và chỉ ở hệ thống y tế công, phía Bắc nhiều hơn phía Nam. Theo sự phân cấp các tuyến, càng lên cao càng phổ biến. Điều đó chứng tỏ, người dân chấp nhận phải đưa và nhân viên ngành y chấp nhận nhận.
Nghiên cứu cho thấy, đưa phong bì rất phổ biến vì phần lớn người dân cho rằng, phong bì có thể khiến họ được nhận một dịch vụ tốt hơn. Nó giống như một hình thức trao đổi, mua bán chất lượng dịch vụ. Phong bì làm nên nụ cười và thái độ, ứng xử tốt hơn của nhân viên y tế, mà không quyết định bác sĩ chẩn đoán thế này hay thế khác. Đó là hai vấn đề hoàn toàn tách bạch nhau.
Video đang HOT
Người dân đặt câu hỏi, liệu có tồn tại một dịch vụ y tế công mà không có phong bì được không? Có đấy! Đã từng có nhiều tấm gương y đức gây xúc động lòng người không chỉ có các GS Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Tài Thu mà còn là các nhân viên như y tá, hộ lý. Hiện nay hệ thống y tế nước ta đang vận hành cùng lúc theo hai cơ chế, vừa công lập và tư nhân. Tuy vậy không thể nói rằng y tế công coi phong bì là một hiện tượng cần thiết và quyết định cho y tế công tồn tại? Thế thì tại sao đưa phong bì trở thành cái lệ tệ hại? Đã đến lúc lãnh đạo ngành y tế cần xem xét, đặt câu hỏi tại sao một vấn đề không mong muốn mà vẫn tồn tại làm băng hoại các giá trị nhân văn cao cả của nghề y?
Theo các chuyên gia, rất đáng tiếc là trong các quy định của Bộ Y tế hướng dẫn thành lập cơ sở khám, chữa bệnh, không hề có loại hình dịch vụ y tế phi lợi nhuận tức là cơ sở dịch vụ y tế của các tổ chức tôn giáo thiện nguyện, nhân đạo, cơ quan nghiên cứu độc lập, vì mục tiêu khoa học. Thêm vào đó, cơ chế đánh giá chất lượng hiện nay hoàn toàn do phía cung cấp dịch vụ công thực hiện. Thực tế hiện nay coi như không có cạnh tranh lành mạnh giữa y tế công và y tế tư. Các bệnh viện công dành cho bệnh nhân thu nhập thấp, bệnh nhân nghèo và bệnh nhân “bao cấp” không cần phải cạnh tranh mà vẫn thắng thế! Y tế tư chỉ nhằm vào phân khúc “nhà giàu cũng ốm” muốn tồn tại phải ăn theo y tế công để khai thác chất xám.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng dịch vụ y tế hiện tại phát triển lệch lạc. Cả công và tư đều lao vào xem bệnh nhân là nguồn thu trong cơn khát vốn! Thiếu sự đánh giá độc lập, người dân mất lòng tin thì đương nhiên tình trạng quá tải vẫn tiếp tục diễn ra. Mà như vậy, thì chất lượng không bao giờ có thể tốt được. Khi chất lượng không được cải thiện, phát triển thì vấn nạn phong bì sẽ luôn tồn tại, sống cùng hệ thống y tế công. Đây chính là một biến dạng của tham nhũng!
Theo xahoi
Nặng nhẹ "dăm ba chục" của CSGT
Người dân đặt câu hỏi bao giờ trận chiến chống tham nhũng mới thực sự diễn ra trong ngành CSGT khi ngay cả lãnh đạo ngành này cũng nhận định: Chỉ nhận vài chục, một trăm ngàn đồng thì không thể coi đó là tham nhũng?!
Tuân qua, kết quả khảo sát của Thanh Tra Chính phủ đã công bô kêt quả điêu tra- khảo sát vê tham nhũng ở các ngành nghê, theo đó ngành cảnh sát giao thông (CSGT) có mức đô tham nhũng phô biên nhât.
Tuy nhiên, trả lời báo chí về kết quả khảo sát, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ và đường sắt cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ "không thể nói là tham nhũng".
"Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực, tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng", ông Tuyên nói.
Hành vi nhận tiền mãi lộ có phải là tham nhũng? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhiêu bạn đọc chỉ ra rằng câu chuyên "dăm ba chục" cho thây lãnh đạo ngành này chưa thẳng thắn nhận trách nhiệm với tiêu cực của ngành mình. Từ đây, bạn đọc cũng đặt câu hỏi: Ngay cả lãnh đạo ngành cũng có thái độ như thế thì chưa biết tới bao giờ cuộc chiến chống tham nhũng ở ngành CSGT mới bắt đầu. "Thật buồn khi nghe các nhà bảo vệ pháp luật đăng đàn phát biểu như vậy! Hành động của CSGT dùng đặc quyền để đòi tiền của người vi phạm không phải là tham nhũng thì là gì? Những người đó cũng đang lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân đấy chứ !", độc giả có hòm thư Boysa...@yahoo.com.vn cho biết.
Cụ thể hơn, độc giả Đào Ngọc Hậu hòm thư hau...viettel,com.vn dẫn chứng: "Nêu một xe khách phải đứa cho cảnh sát giao thông 300.000đ/lần, vây nêu một ngày cảnh sát chỉ tay vào 20 chiếc xe thì được bao nhiêu tiền? Nếu Thiếu tướng không tin thì hãy vi hành trên một chuyến xe khách Bắc, Nam là biết ngay thôi à!".
Chức năng nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là điều tiết, giữ gìn trật tự an toàn giao thông (Ảnh minh họa)
Bạn đọc có địa chỉ vinhdat...@yahoo.com.vn đặt câu hỏi: "Nếu nói như vậy các ngành khác nhận tiền của dân vài ba trăm cũng đâu thể gọi là tham nhũng mà chỉ là tiêu cực. Vậy nhà nước ta chống tham nhũng là chống những ai?".
Từ chuyện tiêu cực giao thông "bên ta", bạn đọc lại liên tưởng tới câu chuyện giao thông đã đi vào nề nếp ngay tại những nước làng giềng. Độc giả có hòm thư: khanhtran7781@yahoo.com lấy ví dụ: "Tại Lào hay Campuchia, ít khi thấy công an đứng đường, mà ô tô, xe máy chạy rất đàng hoàng. Không nghe một tiếng còi xe, thậm chí ô tô còn chạy rất nhanh từ 100 đến 120km/h là chuyện bình thường".
Từ đây, độc giả này đặt vấn đề CSGT nên tâp trung nhiệm vụ giữ gìn trật tự ATGT, xuât hiên ở những nơi ách tắc giao thông để điều tiết: "Cái chúng tôi cần là các anh chốt những nơi cần quan sát tổng thể để ứng phó kịp thời giải quyết ùn tắc đê chúng tôi lưu thông thoải mái, để khi đến công sở làm việc đỡ phải bực bội cho một ngày mới làm việc hiệu quả".
Nhiêu đôc giả chỉ ra bất cập không chỉ tồn tại ngay trong luật giao thông mà còn xuất hiện ngay trên những cung đường khiến người dân muốn tuân thủ luật cũng không dễ dàng. Cụ thể cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo, thiếu đồng bộ như biển báo, đèn hiệu không rõ ràng, quá nhỏ, vị trí đặt không hợp lý (quá gần điểm hiệu lệnh, góc khuất, cây cối che chắn). Từ đây, các cơ quan quản lý quy hoạch cũng phải xem lại trách nhiệm của mình, chứ không phải tất cả đổ lỗi cho người tham gia giao thông. Chính vì thế, để có sự ủng hộ của người tham gia giao thông, bạn đọc đề nghị cơ quan chức năng cần tăng cường hướng dẫn, giáo dục, lắng nghe và việc phạt chỉ áp dụng cho những người cố tình chứ không phải chỉ có phạt và phạt nặng.
Theo 24h
Tham nhũng ở CSGT: "Không bất ngờ" Là một chiến sĩ trong lực lượng CSGT Hà Nội, Thượng tá Lê Đức Đoàn không mấy bất ngờ với kết quả cuộc khảo sát này... Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) đã trao đổi với PV về kết quả khảo sát do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố sáng 20/11,...