Biến đá thành đảo không thể giúp Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền
Trung Quốc gần đây được cho là tiến hành một loạt hành động cải tạo và xây dựng phi pháp trên các rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng việc này sẽ không thể khiến quốc tế công nhận đó là đảo, theo một chuyên gia luật học.
Robert Beckman, giám đốc Trung Tâm Luật quốc tế, đại học quốc gia Singapore (NUS), hôm 29/10 phát biểu tại Học viện quốc tế S.Rajaratnam, Singapore rằng việc cải tạo các rạn san hô trong vùng biển tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không thể củng cố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại khu vực này.
Ông Beckman nêu thực tế các nước khác như Việt Nam, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo hoặc đá mà Trung Quốc đang chiếm đóng. “Một khi có tranh chấp, những nước đang chiếm đóng và kiểm soát đảo đó không thể tăng cường yêu sách chủ quyền bằng cách thực hiện cải tạo, hoặc xây dựng hay tái cấu trúc”, ông diễn giải.
Theo Công ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), đảo “là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.
Video đang HOT
Đá Chữ Thập, một trong các địa điểm Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất phi pháp ở Trường Sa. Ảnh: SCMP
“Nếu một hòn đảo nổi lên mặt nước khi thủy triều lên do được cải tạo, đó là một hòn đảo nhân tạo”, ông Beckman nói. “Theo UNCLOS, một hòn đảo nhân tạo thì không có lãnh hải riêng, chứ đừng nói đến vùng đặc quyền 12 hải lý. Do đó, việc cải tạo các bãi đá để chúng nổi khi thủy triều lên không làm thay đổi tình trạng pháp lý của nó”.
Dựa trên định nghĩa về đảo của UNCLOS, Trung Quốc không thể biến một hòn đá thành một hòn đảo nhằm hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho riêng mình, ABS dẫn lời Beckman.
Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều hoạt động xây dựng và cải tạo đất phi pháp trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa như bãi Gạc Ma, Én Đất, Châu Viên, Tư Nghĩa, Đá Lạc… Đây được coi là nỗ lực nhằm mở rộng và tăng cường yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Chỉ mới tìm hiểu nhưng anh đã đòi 'chuyện ấy'
Gần đây anh có gợi ý mình vào nhà nghỉ. Anh nói đã lớn và anh cũng tìm hiểu mình rất kỹ rồi.
Ảnh minh họa: Variety.
Mình và anh ấy quen nhau nhờ một người bạn giới thiệu cách đây hai năm. Anh ấy cùng quê với mình. Thời gian khi quen nhau, mình đang buồn về chuyện tình cảm cũ nên cũng không rung động với những tin nhắn hay hẹn hò của anh ấy. Mình chỉ đồng ý gặp anh ấy duy nhất một lần mà thôi.
Tết năm đó anh ấy có về và cũng có ra nhà mình chơi, và trong thời gian 2 năm qua tụi mình rất ít khi liên lạc, lâu lâu chỉ nhắn tin thôi, mình cũng bù đầu vào công việc học nên chẳng hứng thú gì với những tin nhắn của anh.
Cách đây vài tháng, sau khi hoàn thành việc học, mình rảnh rỗi hơn, mình và anh thường xuyên liên lạc, rồi hai đứa đều cảm thấy có tình cảm với nhau. Trong một lần đi chơi anh ấy đã ôm và hôn mình, lúc đấy mình đã không phản ứng được gì cả, và rồi cứ thế tiếp diễn, anh ấy ở cách xa chỗ mình 30km nhưng cuối tuần nào cũng ghé, thậm chí trong tuần vì nhớ quá mà anh cũng ghé gặp bằng được.
Nhưng có một điều khiến mình băn khoăn là anh ấy chưa hề nói yêu mình, chỉ nói là rất nhớ mình mà thôi. Anh ấy cũng quan tâm tới cuộc sống của mình nhiều. Anh không phải là người khuếch trương, cũng không ngọt miệng, anh ấy rất hiền, hay cười và cũng hay làm cho mình cười.
Tuy nhiên gần đây anh ý có gợi ý mình vào nhà nghỉ. Nhưng mình không đồng ý và cự tuyệt chuyện đó. Anh nói anh đã lớn và anh cũng đã tìm hiểu mình rất kỹ rồi. Cho mình hỏi liệu anh ấy có thật lòng với mình không và mình phải làm sao nếu như tình huống xấu nhất xảy ra?
Theo Ngoisao
Anh mong vợ đừng nên đòi hỏi nhiều quá Anh thấy mình khổ, mệt mỏi và ngột ngạt quá vì tính ghen tuông, ích kỷ, sự đòi hỏi quá đáng và cách cư xử, ăn nói vô lối của em. Anh quá thất vọng, bởi em là người có học thức, con nhà gia giáo nhưng cư xử không công bằng, thiếu chuẩn mực. Ảnh minh họa Em à! Không biết anh...