“Biến cố MH17″ và nước cờ chiến lược của ông Obama “đáp trả” Nga
“ “Các nước phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoặc nhận chịu cách hành xử của Nga, hoặc mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Hoa Kỳ đã chọn đường lối thứ nhì.”
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi có tin chuyến bay 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine – thực tế thật khắc nghiệt là 298 thường dân từ gần hàng chục quốc gia đã trở thành những nạn nhân mới nhất trong phong trào ly khai do Nga hậu thuẫn – đã xảy ra phần nào như một cú sốc.
VOA ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về thách thức đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Nga.
Tất cả đều thiệt mạng. Dân ở địa phương kể lại rằng xác của họ từ trên trời rơi xuống nơi cánh đồng đây đó điểm hoa hướng dương.
Tai họa này xảy ra ở một đất nước trên thế giới, nơi mà hành động sát nhập bán đảo Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin và giao tranh ở miền đông nước này đã làm cho quan hệ Mỹ – Nga vốn đã lâm vào tình trạng căng thăng nghiêm trọng rồi.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Giờ đây vụ bắn rơi chuyến bay MH-17 và khả năng là Nga có lẽ đã trang bị và huấn luyện cho các phần tử phiến loạn Ukraine sử dụng võ khí địa đối không, loại võ khí cần thiết để bắn rơi phi cơ dẫn đến những thách thức mới về ngoại giao.
Về phía chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, thì đây lại là một thử thách khác nữa về chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga, trong đó, cùng với khối Liên hiệp châu Âu, đã dựa vào việc gia tăng biện pháp chế tài nhằm làm cho Putin nản lòng.
Ông Yuri Felshtinsky, một tác giả người Nga và là một sử gia có quan hệ mật thiết với một số các nhân vật lên tiếng phê bình mạnh mẽ về ông Putin, nhận xét: “Tình hình diễn biến đang rất nhanh. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama có thể, tất nhiên, nắm lấy thời cơ này để thay đổi quan điểm của mình thật quyết liệt.”
Việc điều chỉnh lại quan hệ Mỹ-Nga thất bại
Sáu năm trước, viễn kiến của Mỹ về bang giao Mỹ-Nga có lẽ nhiều hứa hẹn hơn.
Trong thời gian đầu của nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Obama, ông đã loan báo rằng ông đang bấm chiếc nút điều chỉnh lại chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga, với mục tiêu mà ông gọi là đảo ngược một “tình trạng lững lơ nguy hiểm trong một mối quan hệ song phương quan trọng.”
Ông Simon Saradzhyan, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Belfer của Đại học Harvard, và là phụ tá giám đốc chương trình Sáng kiến Mỹ-Nga Ngăn chặn Khủng bố Hạt nhân, nói: “Tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh lại quan hệ này là một ý tưởng hữu ích. Nó tạo được những lợi ích thiết thực cho Mỹ và cả Nga. Những sự việc như – hiệp ước START mới, hiệp định 123, hiệp đinh quá cảnh để vào Afghanistan hay một vòng trừng phạt mới đối với Iran. Những việc này nâng cao lợi ích của Mỹ và cả lợi ích của Nga.
Theo nhân định của các nhà phân tích thì nhìn từ viễn cảnh của Mỹ, quan điểm thiết lập lại quan hệ là có sự hợp tác của Nga về những vấn đề an ninh quốc gia quan trọng tốt hơn là không có. Các nhà phân tích nói rằng những sáng kiến như vậy có nhiều khả năng thành công.
Video đang HOT
Ông Michael McFaul, nhân vật chính đề ra chính sách điều chỉnh lại quan hệ này, đã từng là Đại sứ Mỹ ở Nga từ năm 2012 đến tháng 2 năm nay, được trích dẫn lời, nói rằng những lý do khiến cho sáng kiến điều chính này tan biến dần là vì “Putin quyết định rằng nó không phù hợp với lợi ích của Nga theo cách ông ấy định nghĩa.”
Theo nhận định của ông McFaul, ông Putin tính toán việc tuyên truyền xấu xa, độc ác về Hoa Kỳ thay vì hợp tác sẽ mang lại cho ông ta những gì ông muốn – một nước Nga hùng mạnh về quân sự và kinh tế chiếm một vị trí thích đáng trên trường quốc tế.
Theo nhà nghiên cứu Saradzhyan thì sự thất bại của sự thiết lập lại quan hệ với Nga có nhiều điều phải làm do việc thiếu nền tảng chung.
Ông nói: “Họ đã gặt hái hết những thành quả ở tầm mức thấp, và để lại những thứ họ không thể nào thỏa thuận được trong nhiều năm, chẳng hạn như vấn đề phòng thủ phi đạn.”
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine
Vụ sáp nhập vùng lãnh thổ Crimea hồi tháng 3 đã gây ảnh hưởng như những gợn sóng nhỏ cũng giống như một chuyển động kiến tạo địa hình. Làm thế nào đáp ứng với điều, tự bản chất của nó, là một hành động vẽ lại bản đồ châu Âu?
Tổng thống Obama và khối EU ngay lập tức lên án Tổng thống Putin và áp dụng biện pháp trừng phạt những thành viên trong giới thân cận của ông Putin. Các lệnh cấm đó đã được cả Hoa Kỳ lẫn EU siết chặt, nhưng giới chỉ trích nói rằng sự miễn cưỡng của châu Âu áp dụng loại hình trừng phạt gây tổn hại cho khu vực năng lượng của Nga cho thấy các nước phương Tây tỏ ra yếu mềm trong việc đương đầu với ông Putin.
Mặc dù có sự đồng ý rộng rãi giữa các chuyên gia rằng ông Putin có phần chắc đã không dự định sát nhập vùng này, một số người cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama ít nhất nên xem xét khả năng đó, khi cựu tổng thống của Ukraine Victor Yanukovych bỏ chạy khỏi thủ đô Kiev sau khi ông từ chối ký một hiệp định với EU, làm bùng phát các vụ xuống đường.
Chuyên gia về Nga Thomas Graham, trước đây phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia tại Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Bush và hiện nay là Tổng giám đốc công ty tư vấn Kissinger Associates, Inc., nói: “Chỉ cần nhìn vào hồ sơ, nó khiến tôi chú ý ngay rằng chính quyền thực sự đã không làm điều này vào thời điểm đó.”
Việc bị bắt “quả tang” này đã nêu lên một số nghi vấn quan trọng về việc chính quyền, chính xác, đang trong giai đoạn nào trong chính sách ngoại giao với Nga. Ông Graham nêu câu hỏi: “Chính quyền của Tổng thống Obama thực sự suy xét đến mức nào, trong khi xử lý với Ukraine trong năm qua, việc này tác động đến Nga ra sao, Nga có thể có phản ứng gì, và những phản ứng đó sẽ có ảnh hưởng ra sao?”
Ông nói tiếp: “Và rồi họ có bắt đầu xét xem các phản ứng nào của Hoa Kỳ thích hợp đối với các hành động mà Nga có thể sẽ tiến hành?”
Ông Saradzhyan nói rằng chính quyền Tổng thống Obama thiếu tầm nhìn xa để thấy rằng thời điểm chính yếu là lúc kết thúc sự thống trị của ông Yanukovych.
Ông nói: “Để cho Yanukovych bị lật đổ với thành phần đại diện chủ nghĩa dân tộc bài Nga khá mạnh trong các vị trí quan trọng trong chính phủ lâm thời, đó là biến cố thay đổi ván cờ đối với ông Putin và đó là lúc ông ta ra tay hành động.”
Ông Sarazyhan nói, thêm vào đó, nhà lãnh đạo Nga đã vạch những làn ranh đỏ rõ ràng về việc tiến công vào ảnh hưởng châu Âu và liên minh NATO, bất cứ nơi nào gần sân sau của Nga.
Nhưng các chuyên gia khác tỏ ra khoan dung hơn, với lập luận rằng ông Obama không có mấy lựa chọn trước hành động xâm lấn của ông Putin.
Bà Angela Stent, Giám đốc Trung tâm Âu Á, Nga, và Đông Âu thuộc Đại học Georgetown nói rằng tổng thống hơi bị dồn vào thế khó. Nói rõ ra là Ukraine có tầm quan trọng đối với Nga lớn hơn nhiều so với Hoa Kỳ và là một nơi mà sức mạnh quân sự bị loại bỏ. Bà nói:
“Biện pháp trừng phạt là lập trường mặc định đối với Hoa Kỳ và các biện pháp đó đã có tác động kinh tế ở Nga và gây nản lòng hoạt động đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy chúng có tác động về chính trị hay làm thay đổi cách hành xử của Nga.
Bà nói rằng mặc dù các biện pháp trừng phạt là có ý định trừng trị, chúng hiếm khi tác động, như một sự răn đe, về phương diện lịch sử.
Kêu gọi trang bị võ khí
Tuy nhiên vụ bắn rơi chuyến bay MH17 đã gây một nhận thức cấp bách ở phương Tây và tạo thêm áp lực đối với Tổng thống Obama và châu Âu để phải hành động. Càng lúc càng có nhiều lời kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ Ukraine về kinh tế và quân sự trong nỗ lực dập tắt phe ly khai được Nga võ trang.
Ông McFaul nêu lên khả năng, trong các thông điệp đưa lên Twitter, mấy ngày sau vụ chuyến bay MH 17 bị rơi, như: “Nếu Putin có thể võ trang cho phe phiến loạn, tại sao chúng ta không thể võ trang cho Ukraine? Và “Phương tây phải ngừng nỗ lực làm cho Putin thay đổi ý nghĩ, và dồn sức hơn nữa giúp Ukraine thành công, kể cả trên chiến trường.”
Ông Graham nói trong một email sau khi máy bay rơi rằng giúp ổn định Ukraine có hiệu quả hơn nhiều so với việc chờ các biện pháp trừng phạt để buộc Putin phải thương thảo tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Ông nói trong một bài đăng trên trang diễn đàn độc giả của báo The Financial Times trong tuần qua: “Nếu Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu nghiêm túc hơn trong việc đối phó với Nga về vấn đề Ukraine, họ sẽ bớt dồn sức vào việc chế tài Nga và tập trung nhiều hơn giúp đỡ xây dựng nhà nước Ukraine và hồi phục nền kinh tế nước này.”
Ông Anthony cordesman, cựu giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nói rằng đề xuất đó sẽ không sửa chữa nhanh chóng:
“Việc bắn rơi chiếc phi cơ phản lực mang lại lợi thế cho Hoa Kỳ trong việc vận động dư luận thế giới và được sự ủng hộ trong việc trừng phạt từ các nước đồng minh châu Âu… tuy nhiên toàn thể vấn đề Nga đối phó ra sao với các nước chung quanh sẽ tiếp tục là chuyện tương lai.”
Xây dựng lại một quốc gia đắm sâu trong rối loạn chính trị và kinh tế như Ukraine không phải là việc dễ dàng, ông nói thêm, một công việc mất nhiều năm mà không bảo đảm sẽ thành công.
Mặc dù một số người nghĩ rằng sự sai sót chính về phía Tổng thống Obama là thời điểm ông Yanukovich rời bỏ chức vụ, một số khác cho rằng sự thay đổi cuộc chơi thực sự trong quan hệ Mỹ – Nga là vào ngày 17 tháng 7.
Ông Ariel Cohen, người đứng đầu công ty tư vấn về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng International Market Analysis, đồng thời là một học giả của viện Heritage Foundation nhận định: “Chuyến bay MH-17 là một biến cố quan trọng, cho Nga một cơ hội để lui bước và tìm một giải pháp ngoại giao”.
Ông nói: “Thay vì vậy, Nga lại chọn cách đổ lỗi cho Ukraine về vụ chiếc máy bay Malaysia bị bắn hạ, bảo vệ cho phe ly khai, phủ nhận lỗi hiển nhiên của họ, và làm tăng thêm thái độ thù nghịch ở miền đông Ukraine. Các nước phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoặc nhận chịu cách hành xử của Nga, hoặc mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Hoa Kỳ đã chọn đường lối thứ nhì.”
Theo NTD/Bizlive
Huffington Post: MH17 bị bắn hạ vì tiền
Ngày 17/07/2014, chiếc máy bay chở khách số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia đã bị bắn rơi ở khu vực miền Đông Ukraine. Dù các nhà điều tra có thu thập bằng chứng và kết luận như thế nào, thì 3 quốc gia Malaysia, Nga và Ukraine đều không tránh khỏi có liên quan. Trong vụ thảm họa hàng không chấn động thế giới vừa qua, 3 quốc gia này đều đóng vai trò rất quan trọng, góp phần dẫn đến kết cục thương tâm cho toàn thế giới, và nguyên nhân chủ yếu chỉ vì lợi nhuận.
Thứ nhất, kể từ tháng 06/2014 các phiến quân ly khai đã chứng minh khả năng bắn hạ máy bay tầm cao khi bắn rơi một chiếc máy bay vận tải quân sự của Ukraine, một máy bay chở hàng, một số máy bay trực thăng cũng như nhiều máy bay khác.
Ngày 29/06/2014, quân nổi dậy đột kích một cơ sở tên lửa của Ukraine gần Donetsk và tuyên bố đã chiếm được hệ thống tên lửa chống máy bay "Buk", có khả năng hạ mục tiêu khi đang bay ở độ cao 30.000 feet. Dù cho quân nổi dậy thực sự chiếm hệ thống tên lửa Buk bằng nỗ lực riêng hay được Chính phủ Nga bảo trợ, có một sự thật không thể chối cãi rằng tên lửa bắn rơi máy bay MH17 đã được khai hỏa từ lãnh thổ đang bị phiến quân ly khai kiểm soát.
Một mảnh vỡ của chiếc máy bay chở khách số hiệu MH17
Dù gián tiếp hay trực tiếp, Nga phải lãnh một phần trách nhiệm đối với vụ thảm họa máy bay này. Kể từ khi Chính phủ Nga công khai hoặc ngấm ngầm ủng hộ quân nổi dậy sau sự kiện sáp nhập Crimea vào Nga hồi đầu năm 2014, quốc gia này không thể hoàn toàn bác bỏ tội danh cung cấp hệ thống tên lửa Buk hoặc hỗ trợ đào tạo phiến quân sử dụng loại vũ khí vô cùng hiện đại này.
Thật vậy, sự giúp đỡ của Nga đóng vai trò cốt lõi trong việc giúp phiến quân có thể vận hành hệ thống tên lửa Buk một cách chính xác, trừ khi cựu chuyên gia phòng không Ukraine đã gia nhập vào hàng ngũ quân nổi dậy. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra.
Thứ hai, Chính phủ Ukraine vẫn không đóng cửa không phận khu vực phía đông của đất nước, vốn đang bị chiếm giữ bởi quân nổi dậy, nhằm tiếp tục thu lợi từ việc thương mại hóa khu vực không lưu. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người, và dường như động cơ xuất phát từ lợi nhuận.
Với khoảng 150 chuyến bay mỗi ngày đi qua không phận Ukraine trước khi MH17 bị bắn rơi, Chính phủ Ukraine đã thu phí các hãng hàng không với giá khoảng 1.000 USD cho mỗi chuyến bay, nếu muốn bay qua không phận này. Do đó, nếu đóng cửa không phận, chính phủ nước này đã để thất thoát hơn 50 triệu USD mỗi năm, hoặc có thể nhiều hơn nữa. Tất nhiên là không quá khó hiểu nếu Chính phủ Ukraine muốn kéo dài việc thu phí này càng lâu càng tốt, nhằm phục vụ cho các nhu cầu tài chính đang gia tăng của quốc gia này.
Thứ ba, hãng hàng không Malaysia đáng lẽ phải lựa chọn các tuyến đường bay thay thế giữa Amsterdam và Kuala Lumpur, có thể bay qua vùng phía bắc hoặc phía nam của khu vực đang diễn ra xung đột. Tuy nhiên, hãng hàng không này đã quyết định không thay đổi lộ trình bay, bất chấp những cảnh báo của các tổ chức quản lý không lưu quốc tế, cũng như việc nhiều hãng hàng không quốc tế đã và đang thực hiện điều này kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Một lần nữa, lý do ở đây chính là lợi nhuận. Đường bay ngắn nhất, do đó tiết kiệm nhiên liệu và chi phí hiệu quả nhất, giữa Amsterdam và Kuala Lumpur là đi qua Ukraine. Hãng hàng không Malaysia dường như đã đặt sự lựa chọn tiết kiệm chi phí lên trên sự an toàn của hành khách, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta cần tự hỏi rằng, liệu một hãng hàng không thương mại có thể tiếp tục hoạt động không, nếu có hai thảm họa xảy ra liên tiếp chỉ trong vài tháng.
Những lý do trên cho thấy, lợi nhuận dường như đóng vai trò trung tâm dẫn đến vụ bắn rơi chiếc máy bay số hiệu MH17 tại Ukraine. Chính phủ Ukraine muốn tiếp tục thu phí hàng không càng lâu càng tốt (còn lý do nào khác tốt hơn để giải thích cho việc Chính phủ không đóng cửa không phận đối với các chuyến bay thương mại?). Hãng hàng không Malaysia muốn tiết kiệm chi phí và đề cao lựa chọn tiết kiệm chi phí lên trên sự an toàn của hành khách (tại sao không chọn một đường bay thay thế?). Và với nhận định rằng, khu vực miền Đông Ukraine là khu vực giàu có của đất nước, lợi nhuận cũng đóng vai trò chủ lực trong chính sách ủng hộ phe ly khai của Nga. Nếu miền Đông Ukraine là một khu vực nghèo nàn lạc hậu nhất đất nước, ông Putin chắc sẽ không hỗ trợ phong trào ly khai quá tích cực như hiện nay. Mặc dù ít được đề cập đến, nhưng trong vụ sáp nhập với Crimea, Nga đã giành được quyền khai thác mỏ khoáng sản có trữ lượng dầu khí lớn ở ngoài khơi bờ biển Crimea.
Thật sự đáng tiếc khi phải thừa nhận rằng, gần 300 hành khách vô tội đã bị thiệt mạng chỉ vì những mục đích theo đuổi lợi nhuận của các chính phủ và hãng hàng không thương mại Malaysia, nhưng điều suy đoán này dường như hoàn toàn trùng khớp. Bất chấp các nhà điều tra đi đến kết luận nào, thì Chính phủ Nga, Ukraine và hãng hàng không Malaysia đều phải chịu trách nhiệm cho thảm họa bắn rơi máy bay MH17 ngày 17/07/2014.
Nguyễn Thành An (dịch từ Huffington Post)
Theo NTD
Chùm ảnh: Lễ tưởng niệm các nạn nhân của chuyến bay MH17 Sáng 24/7, hàng trăm người dân ở thành phố Melbourne (bang Victoria, Australia) đã tham dự lễ tưởng niệm những nạn nhân xấu số của chuyến bay MH 17 của hãng Malaysia Airlines tại nhà thời St.Paul. Hàng trăm người đã tới dự lễ tưởng niệm cho các nạn nhân của chuyến bay MH 17 tại nhà thờ St Paul (Melbourne, Australia). Trong...