Biến chứng thầm lặng nguy hiểm của thận ứ nước ở trẻ
TS.BS Nguyễn Việt Hoa – Trưởng Khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh cho biết hiện có nhiều bệnh nhi đang chờ phẫu thuật, trong đó nhiều trẻ bị bệnh thận ứ nước phát hiện và điều trị muộn.
Bệnh nhi N.Q.H. (11 tuổi, Hà Nội) mới nhập viện và đang chờ phẫu thuật do tình trạng thận ứ nước. Mẹ bệnh nhi cho biết, ngay từ khi mang bầu bé, các bác sĩ đã chẩn đoán thận thai nhi có dị tật cần lưu ý và thăm khám, theo dõi thường xuyên.
Tuy nhiên, khi con chào đời không có biểu hiện gì bất thường nên gia đình cũng bỏ qua việc thăm khám thường xuyên. Khoảng 2 tháng trước, thấy con hay kêu đau bụng nhưng thoáng qua, lúc đau, lúc hết, chị cũng không nghĩ con bị bệnh nghiêm trọng mà chỉ nghĩ rối loạn tiêu hóa thông thường.
“3 tuần trước, khi con bị nôn kèm đau bụng, gia đình đưa con đi khám, bác sĩ phát hiện bất thường vùng thận phải phẫu thuật”, mẹ bệnh nhi chia sẻ.
Một bệnh nhi đang được theo dõi tại khoa.
Còn với chị N.T.H. (Cao Bằng) đang chăm con chờ phẫu thuật cho biết, từ khi sinh ra, chị đã được bác sĩ thông báo con bị tình trạng thận ứ nước. Lúc được một tuổi, con đã khám ở Hà Nội một lần. Bẵng 2 năm qua ảnh hưởng dịch, chị không đưa con đi khám được. Lần này nhập viện, bác sĩ chẩn đoán khả năng lớn bệnh nhi sẽ phải phẫu thuật.
TS.BS Nguyễn Việt Hoa – Trưởng Khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), đây chỉ là 2 trong số nhiều bệnh nhi đang theo dõi tình trạng thận ứ nước tại khoa.
“Thận ứ nước là bệnh bẩm sinh, nhiều trẻ được phát hiện khi còn là bào thai, bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy, khi phát hiện ra bệnh, nếu trẻ phẫu thuật sớm thì khả năng phục hồi cao, ngược lại can thiệp muộn sẽ làm giảm chức năng thận, có thể dẫn tới suy thận sau này”, TS Hoa thông tin.
Video đang HOT
Ngoài ra, tình trạng dị tật đường tiết niệu cũng rất đáng chú ý. Cùng với thận ứ nước, đây là căn bệnh có thể can thiệp điều trị bằng phẫu thuật. Trẻ được phẫu thuật sớm bệnh sẽ khỏi và cuộc sống trở lại bình thường, nếu để lâu, kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng của thận và dẫn đến suy thận.
TS Hoa lưu ý thêm, có những trẻ bị thận ứ nước nhưng không biết do biểu hiện bệnh âm thần, dần gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý cho con đi khám, tái khám khi đã được chẩn đoán bệnh. Việc can thiệp càng sớm càng mang lại hiệu quả điều trị cao cho trẻ.
TS Hoa cũng cảnh báo thêm bệnh ẩn tinh hoàn ở trẻ em nam và dị tật lỗ tiểu thấp chiếm 1/300 trẻ trai. Đây là bệnh lý bẩm sinh, trẻ cần được can thiệp sớm để tránh việc tinh hoàn lạc chỗ làm ảnh hưởng đến tinh hoàn, thậm chí teo tinh hoàn.
TS Hoa thông tin, mỗi năm, Khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh thực hiện khám cho khoảng 10.000 trẻ và thực hiện trung bình 2.000 ca mổ/năm, trong đó có nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp. Nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ như tim mạch, thần kinh, chi… được phát hiện từ khi trước sinh và can thiệp ngay khi sinh.
Nhằm phát hiện các bệnh lý ở trẻ, ngày 21/5, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tổ chức chương trình Khám, tư vấn miễn phí các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
Chương trình diễn ra trong cả ngày tại phòng khám số 258 – Tầng 2 nhà C2 – Khu Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh nhi đến khám sẽ được khám, tư vấn, chụp X-quang và siêu âm miễn phí nhằm phát hiện các bệnh lý thường gặp như: Phát hiện sớm các khối u; Các dị tật sinh dục; Các bệnh lý thận tiết niệu; Bệnh lý tiêu hóa; Các dị tật tay, chân, lồng ngực…
Trẻ đau bụng và buồn nôn: Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ.
Trẻ chưa biết nói thường biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Trẻ lớn hơn có thể sẽ nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. (Ảnh minh hoa)
Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Cha, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.
Tiêu chảy thường xuất hiện đồng thời hoặc sau nôn, đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhày máu hoặc có biểu hiện mất nước.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà lưu ý, khi trẻ có các biểu hiện nặng, cần được đi khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.
Với những trẻ tiền sử mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn.
Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 30-40% trẻ em mắc COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Sau nhiễm COVID-19 từ 4-6 tuần, khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn. Khi có biểu hiện này trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tụy cấp, tràn dịch ổ bụng.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các cơ quan trong cơ thể khác nhau (trên 2 cơ quan) có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Khi trẻ xuất hiện những tình trạng như sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc,... thì cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để biết có mắc hậu COVID-19 hay hội chứng viêm đa hệ thống hay không.
Xử trí đau bụng và nôn tại nhà
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cha mẹ cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Cha mẹ cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Có nhiều chế phẩm (viên, gói bột) để pha dung dịch Oresol, cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn.
Cha mẹ không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, 50-100ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.
Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
Ngoài ra, cha mẹ không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hoá của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình vì vậy, cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.
Mẹ đơn thân phát hiện mắc ung thư cổ tử cung vì thói quen ăn uống phổ biến Thói quen ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc hình thành tình trạng sức khỏe. Quan tâm đến chế độ ăn cũng là bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây ra ung thư. Câu chuyện đang gây "sốt" cộng đồng mạng của cô Chu - người phụ nữ ngoài 40 tuổi, hiện...