Biến chủng SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua đường không khí, tỷ lệ lây lan 70%
Không chỉ có tỷ lệ lây lan tới 70% với tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với trước, biến chủng mới virus SARS-CoV-2 còn chủ yếu lây nhiễm qua đường không khí.
Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ sáng 2/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đợt dịch COVID-19 lần này là biến chủng mới virus SARS-CoV-2 ở Anh.
Qua nghiên cứu, virus này có khả năng lây nhiễm rất cao, tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 70%. Mặt khác, thời gian lây nhiễm của chủng mới cũng lây nhiễm nhanh với tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với trước. Đáng chú ý, thời gian đào thải của mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao.
Theo ông Long, biến chủng mới virus SARS-CoV-2 lần này lây nhiễm chủ yếu qua đường không khí thay vì tiếp xúc như trước đây.
Trước tình hình trên, ông Long kiến nghị Chính phủ yêu cầu toàn bộ người dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, người dân cũng phải khai báo y tế bắt buộc thay vì khuyến khích như trước đây. Người dân cũng cân tuân thủ hạn chế tập trung đông người, nhất là trong các sự kiện có không gian kín, xem xét có thể tạm dừng một số lễ hội tập trung đông người không cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (trái) trong cuộc họp với UBND TP.Hà Nội chiều 1/2.
Video đang HOT
Về dịch bệnh tại Hà Nội, theo ông Long, dịch có thể kéo dài hơn dự kiến do tình hình lây nhiễm tại Hà Nội khá phức tạp.
Trong cuộc họp với UBND TP. Hà Nội chiều 1/2, ông Long cũng nêu tình hình dịch bệnh ở thủ đô rất quan ngại. Đợt dịch lần này khó khăn hơn, phức tạp hơn và khác hẳn so với đợt dịch bùng phát trước tại Đà Nẵng, do chủng biến thể mới của virus có tốc độ lây lan nhanh, chu kỳ lây nhiễm rút ngắn hơn.
Chính vì vậy, Hà Nội cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bằng việc thay đổi chiến lược đối phó và nâng ứng phó dịch lên 1 mức so với dịch lần trước.
“Tôi đề nghị chúng ta vừa thực hiện truy vết, nhưng cũng không chờ truy vết mà phải khoanh vùng ngay. Khoanh vùng càng nhanh càng tốt, càng rộng càng tốt. Nơi nào có bệnh nhân thì khoanh rộng hơn và lấy mẫu toàn bộ người dân ở đó. Khi khu vực đó tất cả các mẫu có kết quả âm tính thì mới tính đến giãn cách, khoanh hẹp hơn”, ô ng Long nói.
Người đứng đầu ngành y tế cũng khẳng định, sở dĩ Hà Nội phải nâng mức ứng phó lên 1 mức so với đợt dịch lần trước là do dân cư ở Hà Nội có quan hệ mật thiết với các tỉnh có dịch và có lịch trình di chuyển khá phức tạp. Vì vậy, trong đợt dịch này, Hà Nội phải coi các trường hợp F1 là trường hợp nhiễm bệnh. Từ đó truy ra F2 và coi F2 gần như F1. F2 có thể cách ly tại nhà, nhưng phải thực hiện cách ly F2 tại nhà nghiêm ngặt và phải có giám sát. Đó là sự thay đổi trong cách thức ứng phó dịch.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cần khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các tỉnh… “Chúng ta phải chặn nguồn lây. Nếu không, tốc độ lây nhiễm sẽ gia tăng”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Tính tới 6h sáng 2/2, Việt Nam ghi nhận 1.851 trường hợp mắc COVID-19. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi 1.460/1.851 bệnh nhân.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) ở nước ta là 27.714. Trong đó, 227 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.917 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 6.570 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Số ca tử vong đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị. Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Đại sứ Mỹ: Chất lượng không khí Việt Nam 'đáng lo ngại'
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam rất nghiêm trọng và cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết.
"Chỉ số chất lượng không khí của Việt Nam thường ở mức không tốt cho sức khỏe và đây là vấn đề đáng lo ngại", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nói tại buổi tọa đàm "Giải quyết vấn đề Khủng hoảng Chất lượng Không khí: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam" ở Hà Nội chiều 25/1. Ông cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông, mà một trong những nguyên nhân là do gió, thời tiết, đốt chất thải hoặc rơm rạ, khí thải từ phương tiện giao thông và sản xuất điện.
Nhiều ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức "rất xấu", như trong ngày 21/1, 5 điểm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ở Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200. Hơn 30 điểm quan trắc của Hà Nội không có điểm nào AQI trung bình, đa phần là "xấu" (tập trung ở nội thành) và "kém" (ở ngoại thành).
Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu tại tọa đàm về chất lượng không khí tại trụ sở Trung tâm Mỹ ở Hà Nội chiều 25/1. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.
Đại sứ Kritenbrink cho biết phái đoàn Mỹ đã thiết lập những hệ thống giám sát chất lượng không khí ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp các chỉ số chất lượng không khí cho nhân viên, công dân Mỹ ở Việt Nam cũng như tất cả ai quan tâm.
"Chúng tôi là một trong những cơ quan đầu tiên công bố dữ liệu về chất lượng không khí trực tuyến cho Việt Nam và hy vọng nỗ lực này sẽ cổ vũ các cơ quan khác làm điều tương tự", ông Kritenbrink nói.
Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí hàng chục năm qua và mong muốn được chia sẻ điều đó với Việt Nam.
"Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, dự định và mục tiêu của chúng tôi là muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà Mỹ vất vả có được, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chúng ta có thể có được bầu không khí sạch", ông cho hay.
Mỹ ban hành Đạo luật Không khí sạch vào năm 1970 cùng nhiều biện pháp phối hợp tích cực cấp liên bang và địa phương. Đến năm 2017 nước này đã giảm 73% khí phát thải gây ô nhiễm.
Ông Kritenbrink cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chính phủ Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc giám sát môi trường và thực thi các quy định, xử lý chất thải phù hợp, thay thế năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch.
Bà Brittany Thomas, đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cũng chia sẻ nhiều hoạt động của tổ chức nàycùng chính phủ Mỹ, nhằm hỗ trợ Việt Nam đối phó với ô nhiễm trong khí, như chương trình Clean Air Green City (CAGC, Thành phố xanh không khí sạch) hay dự án Hành động giảm ô nhiễm trị giá 11,3 triệu USD.
Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông tại Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết thành phố đã có những động thái tích cực nhằm đối phó với ô nhiễm không khí. Nổi bật là hai chỉ thị 15, ban hành năm 2019 và 2020, về việc loại bỏ bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, cùng chỉ thị 19 về các giải pháp giải quyết chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo bà, Hà Nội đã giảm 91,61% bếp than tổ ong kể từ năm 2017 tới tháng 12/2020.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội hiện chưa giảm. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hồi đầu tháng công bố hàng loạt nguyên nhân gây ô nhiễm như thời tiết, các cụm công nghiệp xung quanh phát triển manh, giao thông tăng cao, rác ùn ứ, đốt rác thải, hoạt động xây dựng, trong đó có lát đá vỉa hè, sản xuất cuối năm gia tăng.
Không khí Hà Nội ở mức gây hại sức khỏe Bụi mịn không khí PM 2.5 tại thành phố đang cao gấp 7 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến hệ hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, nhất là người già và trẻ nhỏ. Theo AirVisual , những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội ở mức xấu, là mức có hại...