Biến chứng nguy hiểm ở trẻ em cận thị
Theo chuyên gia y tế, biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị là nhược thị, tuy nhiên triệu chứng khó nhận biết, rất nhiều phụ huynh lại chưa biết đến thông tin này.
Tại Việt Nam, có tới gần 3 triệu trẻ em đang mắc các tật khúc xạ – cận thị, viễn thị, loạn thị. Trong đó, không ít trẻ bị cận nặng ngay từ khi còn nhỏ. Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị là nhược thị. Đây là căn bệnh nhiều trẻ em hiện đang mắc phải nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo chuyên gia nhãn khoa Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga TP.HCM, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính, nặng nhất có thể dẫn đến mù lòa.
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nhược thị như: nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, trẻ bị lác/lé, trẻ mắc các tật khúc xạ, thị lực hai mắt không đều, sụp mí bẩm sinh,… Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ không có dấu hiệu bất thường, vì độ tuổi còn nhỏ nên các bé cũng không chủ động phát hiện ra các triệu chứng bất thường ở mắt. Điều này khiến việc phát hiện ra bệnh muộn hoặc không phát hiện ra bệnh, dẫn đến hậu quả ở mắt khi trưởng thành.
Video đang HOT
TS.BS Boris Fattakhov – Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga TP.HCM phân tích: “Nhược thị không phải là căn bệnh mới. Mỗi ngày, bệnh viện khám tầm soát cho trẻ mắc tật khúc xạ thì có đến 50% trong số đó mắc nhược thị, đây là con số đáng báo động. Tôi nhận ra hầu như không phụ huynh nào biết về nhược thị. Nhược thị là biến chứng của tật khúc xạ, bệnh này nguy hiểm vì nó có hoặc không có biểu hiện bất thường, điều này làm các bậc phụ huynh nghĩ rằng mắt trẻ bình thường hoặc đơn giản chỉ mắc tật khúc xạ thông thường. Chỉ khi được bác sĩ khám qua các bước tầm soát kỹ càng mới có thể chẩn đoán được bệnh”.
“Nhược thị chỉ điều trị đạt hiệu quả cao nhất ở trẻ 3-7 tuổi. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ tầm soát nhược thị định kỳ, nên đưa trẻ đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa mắt, đặc biệt là các bệnh viện có thể chẩn đoán và điều trị nhược thị để đảm bảo kết quả chính xác nhất” – TS.BS Boris Fattakhov nói.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga TP.HCM là một trong số các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam có thể chẩn đoán nhược thị và có hệ thống máy móc điều trị. Dựa trên nguyên lý tác động kích thích và phục hồi chức năng bằng laser, điện trường, từ trường, massage chân không, phản ứng sinh học tác động lên hệ thần kinh thị giác, chất lượng thị lực của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể, giúp trẻ ổn định độ cận đến khi trưởng thành.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga TP.HCM là đơn vị sở hữu Công nghệ điều trị nhược thị và cận thị tiến triển theo hợp tác Nhãn khoa cấp Nhà nước giữa Bộ Y tế Việt Nam – Liên Bang Nga. Thông qua liệu trình 10 buổi (60 – 90 phút/buổi) linh hoạt về thời gian, tình trạng nhược thị sẽ được kiểm soát, độ cận được hạn chế và chất lượng thị lực được cải thiện.
Tình trạng nhược thị ở trẻ em đang ở mức đáng báo động, tuy nhiên, khái niệm về bệnh này chưa phổ biến. Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga phát động chiến dịch “Bảo vệ & Phòng tránh biến chứng nhược thị trên trẻ mắc cận thị”, theo đó bệnh viện triển khai chương trình Tầm soát nhược thị trẻ em miễn phí.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga TP.HCM
Địa chỉ: Số 1, đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài hỗ trợ đặt lịch và tư vấn: 0931.8888.01
Nhìn mờ tưởng bệnh mắt hóa u não
Có nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ từ từ hoặc đột ngột. Ví dụ như bệnh lý tại mắt như: tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị...), đục thủy tinh thể, viêm nhiễm. Nhưng đôi khi bệnh lý của các cơ quan khác có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị T. , 76 tuổi (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thay thủy tinh thể 2 mắt cách đây 3 năm. Sau phẫu thuật bà nhìn rất rõ, 6 tháng trở lại đây thấy mắt phải nhìn mờ dần đi, kèm theo đôi lúc đau đầu.
Thấy nhiều người sau đục thủy tinh thể một thời gian cũng bị mờ dần nên bà không đi khám ngay. Đến khi đầu đau nhiều, mắt nhìn không rõ bà đi khám thì trong não đã có khối u não khá lớn.
Lời bàn: Theo BS Nguyễn Thắng, Bệnh viện Mắt T.Ư, mất hoặc giảm thị lực mọi người thường nghĩ tới bệnh của mắt nhưng nhiều khi lại là bệnh ở cơ quan khác như: U não, viêm xoang, biến chứng võng mạc của các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, dùng thuốc chống lao... Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: Đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ một phía, ám điểm trước mắt, liếc đau, đồng tử giãn...
Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bất thường ở mắt, người bệnh cần được khám chuyên khoa Mắt để được phát hiện tổn thương tại mắt hoặc bệnh lý kèm theo để được điều trị kịp thời.
N.Hà (ghi)
Học sinh đeo nón tấm chắn có thể bị mỏi mắt, đau đầu, cận thị 'Miếng nhựa này có chỗ thẳng, có chỗ cong nên khi trẻ nhìn qua sẽ bị biến dạng hình ảnh. Mới đầu trẻ sẽ bị mỏi mắt, sau đó có thể bị đau đầu, cận thị' Ảnh minh họa Trước tình trạng một số nơi cho học sinh đeo chiếc nón có miếng nhựa che chắn trước mặt trong lớp học, TS.BS Phí...