Biến chứng nguy hiểm khi mắc bạch hầu
Viêm cơ tim, thủng tim là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bạch hầu. Nếu không tiêm chủng đầy đủ, trẻ em và người lớn ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Theo báo cáo từ The National Center for Biotechnology Information (NCBI), biến chứng liên quan đến viêm cơ tim chiếm con số đáng kể trong số các bệnh nhân bạch hầu và thường biểu hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Thống kê từ NCBI cho thấy viêm cơ tim là nguyên nhân gây ra cái chết cho 14-75% bệnh nhân mắc bạch hầu.
Không những vậy, biến chứng này còn gây ra tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, rối loạn nhịp, có thể suy tim và tử vong do đột ngột trụy tim mạch.
Trường hợp như ca bệnh được Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ ghi nhận dưới đây là ví dụ điển hình cho biến chứng nguy hiểm này.
Bệnh nhân là bé trai 9 tuổi được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Chiang Mai (CMUH) trong tình trạng sốt nhẹ, ho và đau họng trong 5 ngày. Khi mới khởi phát bệnh ngày đầu tiên, trạm y tế thôn nơi cậu bé cư trú chẩn đoán em bị viêm họng và chỉ định dùng kháng sinh cùng cetaminophen.
Đến ngày thứ 3, cơn sốt và đau họng thuyên giảm. Tuy nhiên, sau đó, bệnh trở nặng, bệnh nhi sốt kèm theo sưng cổ, khó thở và khó nuốt, thở gấp. Phụ huynh đã cho bé nhập viện địa phương. Tại đây, các bác sĩ nhận thấy các mảng trắng trong hầu họng, Amidan và chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu.
Bệnh nhân được chỉ định đặt nội khí quản, kèm theo sử dụng penicillin ngay từ ngày đầu tiên nhập viện. Thời điểm đó, bệnh nhân 9 tuổi hoàn toàn tỉnh táo.
Sau một tuần, tình hình của bệnh nhân trở nặng với những biến chứng điển hình của bệnh bạch hầu. Nặng nhất là thủng cơ tim gây tràn dịch màng tim. X-quang phổi cho thấy sưng cổ hai bên và thâm nhiễm thùy dưới bên phải.
Các bác sĩ ngay lập tức tiến hành phẫu thuật nhưng không thể cứu sống bệnh nhân. Cuối cùng, bé trai tử vong do thủng tim, bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, áp- xe màng phổi, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phổi nặng và viêm amidan hốc mủ.
Cổ họng của bệnh nhân nhuộm Gram cho thấy trực khuẩn Gram dương Diphtheria trong hầu họng. Ảnh: NCBI.
Xem xét lịch sử tiêm chủng của bé trai, các bác sĩ nhận thấy em chỉ tiêm vaccine Bacille Calmette-Guérin (phòng bệnh lao) và viêm gan B, không tiêm chủng thêm mũi vaccin phòng phòng uốn ván, bạch hầu (Td). Tuy nhiên, nguồn lây nhiễm bạch hầu của bệnh nhân này là một dấu hỏi lớn với các bác sĩ và nhà nghiên cứu. Bởi trước đó bệnh nhân hoàn toàn không tiếp xúc với người mắc bạch hầu khác.
Bệnh bạch hầu còn gây ra biến chứng viêm dây thần kinh, liệt khẩu cái mềm, thường gặp nhất trong 3 tuần đầu, tổn thương thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, liệt cơ vận nhãn, liệt cơ hoành, gây yếu cơ ở cánh tay và chân. Liệt cơ hoành có thể gây viêm phổi và suy hô hấp.
Bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, xuất huyết lớp tủy và vỏ thượng thận; gây viêm kết mạc; gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở…
Video đang HOT
Bạch hầu là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng có thể phòng ngừa bằng vaccine. Theo Historyofvaccines, tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu dao động khoảng 20% đối với những trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 40 tuổi, 5-10% đối với những người từ 5-40 tuổi.
Trẻ em và người lớn ở mọi độ tuổi có tiếp xúc với người bị nhiễm bạch hầu, đi du lịch đến các vùng dịch tễ nhưng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh đều có nguy cơ cao bị vi khuẩn Diphtheria tấn công. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ cần tuân thủ những quy định về tiêm chủng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nơi ở.
Tọa đàm: Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu lây trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng hoặc có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh này?
Các khách mời tham gia tọa đàm sáng 3-7 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhằm giúp người dân có thêm thông tin về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, sáng 3-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm: "Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh bạch hầu?" với sự đồng hành của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC với sự tham dự của các bác sĩ, chuyên gia uy tín.
Mở đầu tọa đàm, ông Đỗ Văn Dũng - phó tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ - chia sẻ bệnh bạch hầu đang được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Những thông tin của buổi tọa đàm này giúp lan tỏa thông tin phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất đến bạn đọc.
Các bác sĩ cho biết bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Câu hỏi được người dân quan tâm hiện nay là liệu bệnh bạch hầu có nguy cơ bùng phát mạnh? ThS.BS Lê Hồng Nga - trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nhắc lại ca bệnh bạch hầu tại TP.HCM (nam thanh niên 20 tuổi), qua điều tra dịch tễ cho thấy lúc phát bệnh, người này chỉ sinh hoạt và học tập tại nơi ở nội trú, không có giao lưu đến môi trường bên ngoài.
Theo BS Nga, nguy cơ bệnh bạch hầu bùng phát tại TP.HCM không cao nếu mọi người đồng lòng đi tiêm chủng phòng bệnh.
BS Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Về tỉ lệ tiêm chủng trong thời gian quan, BS Nga cho hay do đại dịch COVID-19, có thời gian hoạt động tiêm chủng phải tạm ngưng. Đồng thời tâm lý lo lắng bị nhiễm bệnh nên một số gia đình chưa đưa trẻ em đi tiêm chủng đúng lịch dẫn đến tiến độ bao phủ vắcxin cho trẻ em bị chậm lại.
Đến nay COVID-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát, hoạt động tiêm chủng đã được tổ chức lại trong trạng thái bình thường mới, vừa đảm bảo an toàn tiêm chủng vừa phòng lây nhiễm COVID-19, các gia đình cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các liều vắcxin bắt buộc.
BS Nga cho biết thêm, theo thống kê lượt tiêm chủng mở rộng TP.HCM, tỉ lệ bao phủ vắcxin ở trẻ dưới 1 tuổi (đủ 8 mũi cơ bản) thiếu 18% vì thế cần đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng. Về số vắcxin tiêm chủng theo chương trình mở rộng không thiếu, người dân không quá lo lắng.
Tại TP.HCM, hiện có 319 trạm y tế phường, xã tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và hơn 200 cơ sở tiêm vắcxin dịch vụ ở tất cả độ tuổi.
TS.BS Phan Tứ Quí - trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc trẻ em Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho hay 2/3 dân số từng tiêm ngừa phòng bệnh trước đó sẽ không có kháng thể phòng bệnh nếu không tiêm nhắc lại. Vì vậy khuyến khích trẻ lớn, người lớn cần tiêm nhắc, tốt nhất từ 5-10 năm (hiệu quả vắcxin duy trì trong khoảng này).
Khi nhiễm bệnh, vấn điều trị bệnh bạch hầu rất phức tạp và khó khăn với các biến chứng rất nặng kèm theo như: tắc nghẽn đường hô hấp trên, viêm cơ tim (phải dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo), tổn thương các tế bào cơ tim...
TS.BS Phan Tứ Quí - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong việc chẩn đoán bệnh bạch hầu, BS.CKII Nguyễn Tường Đức - phó trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM - ví von các bác sĩ tai mũi họng như là "người đưa đò" đến các bác sĩ điều trị tích cực sau đó. Trong các cuộc họp giao ban, các bác sĩ thường xuyên đề cập đến các dấu hiệu bệnh bạch hầu vì chúng tương tự với các bệnh khác.
"Khi bệnh nhân có giả mạc ở hầu họng, thanh quản, mũi cần nghĩ ngay đến bệnh bạch hầu" - BS Đức nói.
BS CKII Nguyễn Tường Đức - Phó trưởng khoa Nhi - Tổng hợp, bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho biết vắcxin phòng bệnh bạch hầu thường là vắcxin 3 trong 1 ( bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong đó ho gà, bạch hầu lây qua đường hô hấp, uốn ván lây qua vết thương. Phòng bệnh bạch hầu là ngừa độc tố chứ không phải virus. Theo đó, tỉ lệ độ phủ cộng đồng tiêm ngừa rất quan trọng, tỉ lệ này càng cao thì tỉ lệ cá nhân nhiễm trong cộng đồng càng thấp.
BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trước thực tế nhiều người lo ngại bị lây bệnh khi đến các cơ sở y tế, BS.CKII Nguyễn Trần Nam - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM - khuyên người dân không cần lo lắng vì bệnh lây qua giọt bắn, có vắcxin phòng bệnh. Khi thấy bất kỳ biểu hiện khởi phát bệnh như sốt, ho nhiều, đau họng... cần đến các cơ sở y tế khám để loại trừ bệnh này, không tự ý mua thuốc điều trị.
BS.CKII Nguyễn Trần Nam - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - phó giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm VNVC - cho hay đối với trẻ em hiện nay trong chương trình tiêm chủng dịch vụ và mở rộng đều có những vắcxin phòng bệnh bạch hầu với độ bao phủ vắcxin rất cao.
Tuy nhiên, ở trẻ lớn và người lớn dần quên những mũi nhắc cũng như không đi tiêm chủng đầy đủ, vì thế hiện nay xuất hiện những ca bạch hầu ở độ tuổi này tại vài tỉnh thành. Tiêm vắcxin sẽ phòng được những bệnh nguy hiểm và chống bệnh tật tốt hơn.
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - phó giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm VNVC - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các bác sĩ, chuyên gia tham gia tọa đàm:
- BS.CKII Nguyễn Trần Nam - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.
- BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
- ThS.BS Lê Hồng Nga - trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
- BS.CKII Nguyễn Tường Đức - phó trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.
- TS.BS Phan Tứ Quí - trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc trẻ em Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
- ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - phó giám đốcY khoa hệ thống Trung tâm VNVC.
Bé trai 13 tuổi mắc bạch hầu ở Đắk Nông nguy kịch Bé trai 13 tuổi mắc bạch hầu ác tính ở Đắk Nông đang diễn tiến nguy kịch, tim tổn thương rất nặng. Trao đổi với Zing trưa 1/7, TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết sức khoẻ bé trai G.A.P. (13 tuổi, dân tộc H'Mông, ngụ xã Đắk R'Măng, huyện...