Biến chứng nguy hiểm của bệnh bướu cổ basedow
Nhiều người cho rằng bướu cổ ( basedow) là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, bệnh basedow không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng, có thể tử vong.
Suýt mất mạng vì nhầm ung thư tuyến giáp là basedow
Theo thống kê tại bệnh viện Nội tiết trung ương, bênh bướu cô chiếm 40% trên tổng số người đến khám, 95% bệnh nhân là nữ.
Gần 1 năm trước, chị Lệ (ở Thanh Hóa) thấy ở cổ trước có dấu hiệu sưng, vướng, bướu càng ngày càng to ra, người xanh xao, mắt lồi… Đi khám ở viên Nôi tiêt, bác sĩ cho biết chị bị bướu cổ basedow và kê đơn thuốc về điều trị.
Tuy nhiên, vì chủ quan nghĩ rằng đó là bệnh thông thường nên uống hết thuốc chị Lê không đi khám lại. Cách đây ba tháng chị phải cấp cứu trong tình trạng suy tim cấp, hôn mê… Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị bị ung thư tuyến giáp.
Khi thây có những biểu hiện tương tự chị Lệ, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) liền đi khám, kết quả chị bị bướu cổ basedow nặng và phải nằm lại viện theo dõi. Bác sĩ cho biết thêm, may mà chị đi khám sớm và được điều trị kịp thời chứ nêu không, đê lâu mắt sẽ bị viêm loét, nhiễm trùng và có thể dẫn đến bị mù.
Biến chứng nguy hiểm của basedow
Các chuyên gia y tế đã khẳng định, basedow (nhiễm độc giáp) có nhiều biến chứng rất nguy hiểm như lồi mắt ác tính (mù mắt), biến chứng tim, cơn cường giáp cấp.
Bướu cô basedow là một bệnh lý của tuyến giáp. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Hàm lượng hormone ở tuyên giáp cao gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.
Video đang HOT
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, nữ giới hay mắc hơn nam giới. Trong bệnh bướu cô basedow, ngoài triệu chứng điển hình như bướu cổ, rối loạn tim mạch thì lồi mắt cũng là dấu hiệu đặc trưng.
Bệnh diễn biến thành từng đợt cấp nối tiếp nhau, kết cục là người bệnh bị suy kiệt, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh còn tác dụng lên chức năng sinh dục cả nam và nữ giới, phụ nữ dê lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh ở nam giới là tình trạng liệt dương, vú to.
Như trường hợp của chị Lệ, khi bệnh ở giai đoạn nặng, sức khỏe suy kiệt phải đi cấp cứu. Lúc này bác sĩ phát hiên chị bị ung thư tuyến giáp và bệnh tiểu đường. May mắn hơn chị Lệ, chị Thanh đã kịp thời đi khám và kịp thời chữa trị. Nhiều bệnh nhân hoặc đi khám muôn hoặc điều trị không hiệu quả dân đên mắt bị lồi quá mức, khó nhắm kín, mi hở dẫn đến viêm loét giác mạc, tổn thương cơ quan mắt, thậm chí mù mắt.
Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh bướu cô vân chưa được làm rõ. Theo môt sô chuyên gia thì đây là một bệnh tự miễn (cơ thể người bệnh tự sinh ra các yếu tố chống lại chính mình và gây nên bệnh).
Các chuyên gia khác lại cho rằng yếu tố khiến bệnh khởi phát thường là stress, chấn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, uống nhiều loại thuốc có chứa chất iốt như Cordarone (chống loạn nhịp tim) và nhất là yếu tố gia đình.
Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết, cho biết: Basedow (nhiễm độc giáp) thường thể hiện ở các dạng bướu đa nhân hoặc đơn nhân độc, u lá nuôi, tăng bài tiết… Biểu hiện sinh học bệnh là một bướu lan tỏa và một bướu mạch, phì đại và tăng sinh nhu mô.
Nhiễm độc giáp thường xuất hiện sau một chấn thương tinh thần hoặc thực thể. Phần lớn bệnh nhân do kém hiểu biết đã để bệnh tiến triển khá nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém gấp nhiều lần.
Nhiễm độc giáp không lây lan từ người bệnh sang người lành trong sinh hoạt hằng ngày mà mang yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính chất gia đình của bệnh. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiễm độc giáp thì con cái cũng dễ mắc bệnh này.
Ngoài việc phải đi khám bệnh định kỳ, bệnh nhân có thể tự phát hiện sớm basedow qua các dấu hiệu: nhịp tim nhanh (>90 lần/phút), bướu cổ, run đầu chi, các tổn thương về mắt, gầy sút không rõ căn nguyên.
Các dấu hiệu khác gồm da ấm, ẩm, mịn (ở giai đoạn đầu), trên da có thể có các chấm, mảng bạch biến rối loạn tiêu hoá (phân có máu, phân nát, phân sống đi nhiều lần trong ngày, táo bón) tiểu nhiều liệt chi dưới, rụng tóc, bạc tóc, viêm quanh khớp vai…
Tùy mức độ và tính chất của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc, iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. (nguồn: Lao động)
Theo TTVN
au mắt đỏ rất dễ bùng phát thành dịch
Bệnh viêm kết mạc cấp, còn được gọi bằng một cái tên dân dã là "đau mắt đỏ". Đây là một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch. Bệnh gặp phổ biến ở nước ta, thường là vào mùa hè và có thể bắt đầu vào giữa tháng 8 khi mưa kéo dài gây lụt úng, thời tiết ẩm thấp, nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó, ở các thành phố lớn gặp nhiều hơn ở nông thôn do mật độ dân cư đông hơn.
Sẽ rất nguy hiểm nếu tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid khi bị đau mắt.
Nguyên nhân gây bệnh
Tin từ Bệnh viện Mắt TW cho biết, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám tăng cao liên tục trong những ngày gần đây, với khoảng 150 - 200 ca/ngày các bệnh nhân từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình... Hiện mới bắt đầu mùa dịch, do đó số mắc dự báo sẽ còn tăng cao trong các tuần tiếp theo. Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TW: Ðã có nhiều trường hợp viêm loét giác mạc do điều trị không đúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu tự dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, như thuốc có thành phần là dexa. Dùng thuốc có chứa thành phần này ở giai đoạn sớm của đau mắt đỏ do virut có thể làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng". Chính vì vậy, khi bị đau mắt đỏ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn dùng thuốc đúng, tuyệt đối không được tự mua thuốc có chứa corticoid để điều trị và cần giữ gìn vệ sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Viêm kết mạc cấp do rất nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn...), do virut (Adeno virut, virut Herpes...), do ký sinh trùng... Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thì nguyên nhân chủ yếu là do virut mà hay gặp là virut hạch (Adeno virut). Thời gian ủ bệnh (từ khi bị nhiễm đến khi xuất hiện bệnh) thường kéo dài 3 ngày.
Triệu chứng điển hình
Bệnh nhân sẽ thấy mắt ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều chất tiết ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy, tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thị lực thường không giảm (trừ khi có biến chứng viêm giác mạc).
Khám mắt sẽ thấy mi mắt sưng nề, mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề. Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết). Kết mạc mi có thể có lớp giả mạc che phủ (gặp trong hình thái viêm kết mạc giả mạc), kết mạc mi có tổn thương nhú, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.
Rất dễ bùng phát thành dịch
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt và tiết tố có chứa nhiều yếu tố gây bệnh. Bệnh có thể lây qua các đường:
Kết mạc mi có tổn thương nhú, hột.
Điều trị thế nào?
Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh một số trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc về nhỏ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, thường xuyên tra nước muối sinh lý để rửa mắt. Khi có người bị viêm kết mạc cấp, phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết (trẻ em nên cho nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những bạn khác). Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay bằng xà phòng.
Theo SK&ĐS
Da thay đổi bất thường là dấu hiệu bệnh nặng? Một số thay đổi về màu da và hiện tượng da phát ban có thể hé lộ những vấn đề về sức khỏe của bạn. Làn da bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa thân nhiệt, tiếp nhận thông tin từ những kích thích bên ngoài... Do đó, khi sức khỏe của bạn có vấn đề,...