Biến chứng nặng nề từ thẩm mỹ không phép
Nhiều người đã gặp biến chứng nặng nề khi đến những cơ sở thẩm mỹ không phép, dù có bù đắp bằng tiền cũng thể nào lấy lại điều quý giá mà mình đã mất đi.
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc chuyên môn phòng khám AZ Nose, cho biết, hiện nay có rất nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài dai dẳng cho bệnh nhân nếu như họ bỏ tiền thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ mà không tìm hiểu kỹ về giấy phép, chứng chỉ hành nghề… của cơ sở đó, chỉ thông qua những lời quảng cáo, hứa hẹn “có cánh” trên mạng xã hội.
Trong danh sách các bệnh nhân bị thẩm mỹ hỏng đến Bệnh viện Trưng Vương chữa trị, nạn nhân của việc tiêm filler không đúng cách hay tiêm phải filler không chất lượng chiếm số lượng nhiều nhất. Theo PGS.TS. Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương, nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn thẩm mỹ không phép là vì tin tưởng vào những lời hứa hẹn “mật ngọt” từ các cơ sở làm đẹp.
Theo nhiều chuyên gia y tế, bác sỹ muốn đứng phép phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở ngoài cần ít nhất 10 năm kinh nghiệm học tập và làm việc thực tế. Các chất khi tiêm vào cơ thể người đều phải là những chất được Bộ Y tế cấp phép. Trong trường hợp tiêm các loại thuốc xách tay, người tiêm là những nhân viên chăm sóc sắc đẹp, biến chứng nguy hiểm là điều dễ dàng xảy ra.
Theo vtv.vn
Nghiên cứu chứng minh: Thực phẩm chức năng không hề có tác dụng chống bệnh tim, đột quỵ như quảng cáo
Ngày càng nhiều các thực phẩm chức năng được bày bán rộng rãi trên thị trường. Chúng được quảng cáo như những "tiên dược", hỗ trợ chữa các bệnh như tim, đột quỵ... Nhưng liệu tác dụng của chúng có thực sự thần kỳ như quảng cáo?
Theo một nghiên cứu gần đây, hầu hết các thực phẩm chức năng đều không hề có tác dụng trong việc làm giảm chứng đột quỵ. Các chuyên gia nhận thấy vitamin tổng hợp, dầu cá và chất chống oxy hóa là một trong những sản phẩm được hàng triệu người tin dùng.
Một nhóm các học giả tại Đại học West Virginia, Mỹ đã phân tích 277 thử nghiệm trên 1 triệu người để xác định tác dụng của 16 chất dinh dưỡng trong thực phẩm chức năng khác nhau và 8 can thiệp chế độ ăn uống.
Kết quả là, phần lớn các thực phẩm chức năng không hề có tác dụng trong việc ngăn ngừa đột tử hoặc bệnh tim mạch.
Khoảng 34% người trưởng thành uống vitamin và thực phẩm chức năng mỗi ngày, thúc đẩy thị trường tiêu thụ tăng 6% trong 5 năm trở lại đây, với giá trị lên tới 37 tỷ đô-la hàng năm trên toàn cầu.
Tạp chí "Annals of Internal Medicine" của Mỹ đã đăng tải một bài nghiên cứu chứng minh rằng vẫn có một số chất thực phẩm chức năng thực sự có tác dụng nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe. Cụ thể là Axit axit folix có tác dụng chống đột quỵ; axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể ngăn ngừa các cơn đau tim. Trái lại, với các chất như vitamin tổng hợp, selen, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, vitamin D và sắt hoàn toàn không có tác dụng đối với 2 chứng bệnh trên.
Các loại thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D và sắt gần như không có tác dụng trong việc ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, các can thiệp chế độ ăn uống, chẳng hạn như đồ ăn Địa Trung Hải, ăn nhiều rau, dầu ô liu và cá, gần như không có tác dụng trong việc chống lại bệnh tim và đột quỵ.
" Các nghiên cứu về phương pháp ăn kiêng rất khó có thể thực hiện vì có hàng nghìn người ăn kiêng trong một năm. Thêm vào đó, mỗi cách tiếp cận lại thực hiện theo những cách khác nhau", Victoria Taylor, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Quỹ Tim mạch Anh cho hay.
" Đánh giá này xác nhận phần lớn các nghiên cứu trước đây đã không tìm thấy lợi ích của hầu hết các chất trong thực phẩm chức năng. Ngoại trừ việc ngăn ngừa và bù đắp những thiếu hụt cụ thể (ví dụ Vitamin D) hoặc trong những trường hợp cụ thể như chức năng axit folic trong thai kỳ sớm để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nói chung, không cần thiết phải sử dụng thực phẩm chức năng trong cuộc sống hàng ngày", giáo sư Susan Jebb của Đại học Oxford chia sẻ.
Theo Helino
Giám đốc bệnh viện Ung thư bắt bệnh ung thư "nằm im" suốt 13 năm tiết lộ 4 sự thật Năm 2001, Bác sỹ Xu Kecheng thành lập Bệnh viện Ung thư Quảng Châu (Bệnh viện trực thuộc Đại học Tế Nam, trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Y tế tỉnh Quảng Đông) ở tuổi 61. Năm 2006, ở tuổi 66, ông phát hiện mình bị ung thư gan khi khám sức khỏe. Sau đó, ông đã tuân thủ phác đồ điều trị...