Biến chứng khi ‘xem nhẹ’ gout
Bệnh nhân nam, 37 tuổi, phát hiện bệnh gout hơn một năm nay song không điều trị mà còn ăn uống thoải mái, dẫn đến suy thận, biến dạng chân.
Khi bàn chân phải sưng đau, tấy đỏ các khớp, ngón chân cái thường xuyên đau dữ dội, anh mới đến bệnh viện khám. Uống hết đợt thuốc đầu tiên, triệu chứng bệnh giảm, anh lại tự ý ngưng thuốc. Liên tục trong nửa năm, mỗi lần chân đau, anh không tái khám mà sử dụng một loại thuốc bắc do người quen giới thiệu.
Bác sĩ Ngọc khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Gần đây, anh bị tái phát, đau thường xuyên và nặng hơn, mới đến Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khám. Bác sĩ chẩn đoán bệnh gout đã ở giai đoạn nặng, nhiều khớp bị biến dạng kèm theo biến chứng do lạm dụng thuốc chứa corticoids như bầm máu tay chân, suy thận. Quá trình điều trị trở nên phức tạp và tốn thời gian.
“Bệnh nhân cần khoảng một năm điều trị tích cực mới dứt điểm được tình trạng sưng đau khớp để trở lại làm việc bình thường”, bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết.
Theo bác sĩ Ngọc, gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, rất phổ biến ở Việt Nam. Đến 1/3 bệnh nhân đến viện khám xương khớp liên quan đến gout. Tình trạng chữa trị muộn, hoặc bỏ dở điều trị như bệnh nhân này, rất thường gặp.
Video đang HOT
Tự làm “bác sĩ gia đình”, tự mua và sử dụng những phương thuốc không rõ nguồn gốc cũng là sai lầm phổ biến của người bệnh. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm phổi. Bệnh không lui mà còn tiến triển từ viêm khớp cấp tính thành mạn tính, thậm chí gây tàn phế, tử vong.
Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp. Không điều trị đúng, lâu ngày bệnh tiến triển thành viêm khớp mạn với sưng đau khớp thường xuyên, biến dạng khớp, nổi hạt tophi, bệnh thận, sỏi thận…
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, ngay khi có các triệu chứng sưng đau các khớp, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế khám và điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị, bỏ dở điều trị khiến bệnh trầm trọng hơn. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp. Uống nhiều nước, bỏ rượu bia và thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như nội tạng động vật, thịt bò, hải sản… Tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh.
“Gout không phải bệnh nan y. Người bệnh kiên trì, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chắc chắn bệnh sẽ lui”, bác sĩ Ngọc khẳng định.
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM sẽ tư vấn trực tuyến Những điều cần biết trong điều trị bệnh Gout,sáng 12/9 . Bệnh viện tặng 100 phiếu khám và xét nghiệm acid uric miễn phí cho người đến khám.
Bác sĩ ơi: Tăng acid uric trong máu có nguy hiểm không ?
Tôi khám sức khỏe tổng quát có kết quả xét nghiệm là "acid uric tăng". Xin hỏi acid uric tăng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hay có vấn đề gì về sức khỏe? Tôi cần làm gì để giảm acid uric trong máu? (N.P.G.Huy, 38 tuổi, TP.HCM)
Nên bổ sung đủ nước, tăng cường thực phẩm chứa ít purin: là những loại thực phẩm như ngũ cốc, rau nhiều chất xơ... - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ - bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được giữ ở nồng độ dưới 7 mg/dl đối với nam và dưới 6 mg/dl đối với nữ.
Khi nguồn tạo ra acid uric và nguồn thải loại acid uric cân bằng, nồng độ acid uric ở trong máu sẽ được giữ ổn định. Khi nguồn tạo acid uric nhiều nhưng thải ra ít thì dễ gây tình trạng tăng acid uric máu.
Tăng acid uric trong máu có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng trong khớp và các mô quanh khớp gây bệnh gút.
Ngoài ra, acid uric còn lắng đọng ở nhiều cơ quan khác gây các bệnh khác nhau như: sỏi thận, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Để điều chỉnh giảm acid uric, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa nội cơ xương khớp để đánh giá xem mình có cần điều trị bằng thuốc hay không.
Bên cạnh đó cần có chế độ ăn thích hợp, cụ thể:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như: thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật và một số thực phẩm thực vật như nấm, măng...
- Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: là những loại thực phẩm như ngũ cốc, rau nhiều chất xơ...
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích: uống nhiều rượu bia làm giảm bài tiết acid uric.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy người uống hơn một lít bia mỗi ngày có nguy cơ bệnh gút cao gấp 2,5 lần so với người không uống.
- Bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau xanh: cần tăng cường uống nước giúp việc thải bỏ acid uric khỏi cơ thể tốt hơn.
Vitamin C có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút? Vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người được chẩn đoán mắc bệnh gút vì nó có thể giúp giảm axit uric trong máu. Tại sao giảm axit uric trong máu tốt cho bệnh gút? Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bệnh gút (gout) là do quá nhiều axit uric trong cơ thể. Vì lý...