Biến chủng Delta lan rộng từ đông sang tây
Biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 gây Covid-19 khiến nhiều nước chưa thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa hay các biện pháp hạn chế, thậm chí phải tái đóng cửa để kiểm soát dịch bệnh.
Cảnh sát tuần tra tại Sydney (Úc) giữa lệnh phong tỏa . Ảnh AFP
Trong bối cảnh nhiều quốc gia xem xét mở cửa lại để khôi phục nền kinh tế, sự lây lan của biến chủng Delta đã phá vỡ các kế hoạch này. Biến chủng Delta hiện đã xuất hiện tại hơn 100 nước và trở thành biến chủng chiếm ưu thế ở nhiều nơi, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
48/50 bang Mỹ tăng ca nhiễm mới
AP cho biết số ca bệnh mới trung bình mỗi ngày tại Mỹ đã tăng gấp đôi sau 3 tuần. Trừ Maine và Nam Dakota, tất cả các bang của Mỹ đều có số ca nhiễm tăng mạnh. Tình trạng này xảy ra dù Mỹ đã tiêm ít nhất một liều cho 55,6% dân số, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. Các chuyên gia cho rằng biến chủng Delta, tốc độ tiêm chủng giảm và các cuộc tụ họp mừng Quốc khánh 4.7 đã gây ra hậu quả trên.
Một số hạt ở bang California và bang Missouri khuyến nghị cả những người đã chủng ngừa đeo khẩu trang. Thành phố Chicago (bang Illinois) yêu cầu người đến từ Missouri và Arkansas phải cách ly 10 ngày hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính. Bang Louisiana cũng đang xem xét việc yêu cầu người tham dự các sự kiện lớn phải đeo khẩu trang và âm tính với Covid-19.
Video đang HOT
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Israel. Khoảng 60% người ở đất nước 9,3 triệu dân này đã được tiêm ít nhất một mũi, và người dân Israel cách đây một tháng không còn phải đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội. Tuy nhiên, hiện mỗi ngày Israel ghi nhận khoảng 450 ca bệnh mới, trong đó 90% trường hợp do biến chủng Delta gây ra. Israel phải áp đặt lại một số hạn chế, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang và cách ly người nhập cảnh vào Israel.
Úc, châu Âu thận trọng
Hôm qua, nhà chức trách Úc kéo dài lệnh phong tỏa thành phố Sydney của bang New South Wales thêm ít nhất 14 ngày sau 3 tuần đóng cửa mà không dập tắt được làn sóng lây nhiễm mới. Kể từ khi ca nhiễm đầu tiên của đợt dịch này được phát hiện vào giữa tháng 6, Sydney đã 2 lần gia hạn lệnh phong tỏa. Biến chủng Delta khiến Úc phải chật vật chống Covid-19 trong khi nước này nhiều lần khống chế thành công các đợt dịch trước đó bằng việc phong tỏa và truy vết nhanh chóng.
Các nước châu Âu cũng đang thận trọng hơn trước sự nguy hiểm của biến chủng Delta. Hà Lan ghi nhận gần 52.000 ca mắc Covid-19 trong tuần qua, tăng gần 500% so với tuần trước đó. Theo AP, Hà Lan rơi vào tình huống này vì đã nới lỏng các biện pháp hạn chế và cho phép câu lạc bộ đêm mở cửa từ ngày 26.6. Số ca nhiễm tăng vọt khiến Hà Lan ngày 9.7 lại phải buộc các quán bar đóng cửa lúc nửa đêm. Vũ trường và câu lạc bộ cũng bị cấm mở cửa cho đến ít nhất là ngày 13.8. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thừa nhận việc dỡ bỏ phong tỏa quá sớm là “sai lầm” của chính phủ.
Trong khi đó, CNBC đưa tin Tây Ban Nha đã phải hoãn lại việc nới lỏng các biện pháp chống dịch. Ngày 12.7, giới chức y tế nước này cho biết tỷ lệ lây nhiễm ở Tây Ban Nha đã tăng gấp 3 chỉ sau 2 tuần, theo Reuters. Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo bắt buộc nhân viên y tế chủng ngừa Covid-19. Từ tháng 8, người dân Pháp cũng phải chứng minh đã tiêm chủng hoặc âm tính với vi rút thì mới được vào nhà hàng, lên máy bay hoặc tàu.
Tình hình Đông Nam Á rất căng thẳng
Hôm qua, Indonesia ghi nhận 54.517 ca nhiễm mới, mức cao chưa từng có ở nước này, đưa tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên 2,67 triệu, theo Reuters. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Indonesia có ca nhiễm mới vượt mốc 40.000, khiến nước này thành tâm dịch mới của châu Á. Singapore hôm qua cũng có 56 ca mắc mới trong cộng đồng, cao nhất trong 10 tháng qua. Nước láng giềng Malaysia ghi nhận thêm 11.618 bệnh nhân Covid-19, ngày thứ hai liên tiếp nước này có số ca nhiễm cao kỷ lục. Bộ Y tế Campuchia hôm qua cũng báo cáo thêm 33 người chết vì Covid-19, mức cao thứ 2 sau kỷ lục 36 ca hôm 3.7.
Người chết vì Covid-19 cao chưa từng có, Thái Lan bên bờ vực "vỡ trận"
Thái Lan thắt chặt các biện pháp nhằm dập tắt đợt bùng phát dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng tại nước này.
Lễ tang một bệnh nhân Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan (Ảnh: Reuters).
Thái Lan ngày 10/7 thông báo, lệnh hạn chế đi lại từ 9 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau sẽ được áp dụng đối với khu vực đô thị Bangkok và 4 tỉnh phía nam - những nơi hiện có mức độ lây nhiễm cao nhất.
Bangkok và các khu vực lân cận cũng hạn chế các dịch vụ và thời gian mở cửa nhà hàng, trung tâm thương mại; đóng cửa spa và cơ sở làm đẹp; cấm tụ tập đông người. Các biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/7 và kéo dài ít nhất đến ngày 25/7.
Thái Lan thắt chặt các biện pháp hạn chế sau khi ghi nhận số ca nhiễm và nhập viện tăng liên tục trong những tuần qua, khiến hệ thống y tế nước này, đặc biệt là ở "tâm chấn" Bangkok, bị quá tải.
Trước đó, chính phủ Thái Lan vẫn chần chừ trong việc áp lệnh phong tỏa để tránh gây tổn hại cho nền kinh tế, thay vào đó chỉ siết chặt kiểm soát dịch tại các khu lán trại của công nhân xây dựng và các địa điểm vui chơi giải trí về đêm - nơi ghi nhận các ổ dịch lớn.
Thái Lan đã ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp 10 lần kể từ đầu tháng 4. 9.326 ca nhiễm mới đã được ghi nhận hôm 10/7, mức tăng cao thứ hai trong một ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Các nhà chức trách cũng công bố 91 ca tử vong mới trong 24 giờ qua - con số cao kỷ lục trong một ngày.
Tính đến nay, Thái Lan ghi nhận hơn 2.700 ca tử vong và hơn 336.000 ca mắc Covid-19.
Làn sóng Covid-19 đang bùng phát khắp Thái Lan do biến chủng Delta. Tình trạng hiện nay đẩy hệ thống y tế của Thái Lan rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ. Đầu tuần này, giới chức Thái Lan thông báo kế hoạch lập bệnh viện dã chiến tại một nhà ga ở sân bay. Bệnh viện này sẽ có ít nhất 5.000 giường bệnh và có cả cơ sở chăm sóc đặc biệt dành cho những ca bệnh nặng.
Thái Lan, quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca mắc Covid-19, đang phải vật lộn để ngăn chặn đại dịch sau thành công ban đầu trong việc chống dịch vào năm ngoái, khi nước này áp lệnh phong tỏa cứng rắn. Tuy nhiên, các biện pháp chống dịch đã làm tê liệt ngành du lịch vốn mang lại nguồn thu đáng kể cho Thái Lan, đồng thời đẩy nền kinh tế nước này rơi vào trạng thái tồi tệ nhất trong hơn 20 năm.
"Các nhà đầu tư đang chú ý đến 3 điều: tình hình bùng phát dịch bệnh và tiến độ tiêm chủng, việc mở cửa trở lại ngành du lịch và các chính sách tài khóa. Tuy nhiên bất kỳ gói kích thích kinh tế hoặc mở cửa trở lại nào đều không thể triển khai khi dịch bùng phát. Những biện pháp hạn chế là công cụ để ngăn chặn sự bùng phát của dịch và là điều kiện tiên quyết để kích thích du lịch và tài khóa", nhà kinh tế học Tim Leelahaphan ở Bangkok cho biết.
Các cơ quan chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp để bù đắp thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát dịch mới nhất. Chính phủ cũng tăng cường xét nghiệm và tiêm chủng để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người lớn tuổi trong 2 tuần tới. Nước này cũng xem xét kế hoạch tiêm vắc xin Pfizer dưới hình thức tiêm nhắc lại cho các nhân viên y tế đã tiêm 2 mũi vắc xin Sinovac của Trung Quốc.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 10/7: Cuba số ca mắc cao kỷ lục; Mỹ nguy cơ đối mặt làn sóng dịch mới Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 445.849 trường hợp mắc COVID-19 và 7.180 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 186,7 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,03 triệu người không qua khỏi. Người dân tại khu vực chờ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mexico City, Mexico, ngày 6/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo số...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Có thể bạn quan tâm

Đi ăn trưa, cô gái phát hiện chuyện không ngờ về nữ đồng nghiệp hay nói đạo lý
Góc tâm tình
18:30:22 10/05/2025
Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật
18:26:43 10/05/2025
Ngân 98 "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ, chuẩn bị "đập mặt xây lại" lần thứ 12
Sao việt
18:24:53 10/05/2025
Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo
Netizen
18:24:01 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
18:22:14 10/05/2025
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư
Tv show
17:54:20 10/05/2025
Mẹ Từ Hy Viên bức xúc việc chia tài sản của con gái?
Sao châu á
17:51:58 10/05/2025
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!
Ẩm thực
17:48:11 10/05/2025