Biến chủng Delta hoành hành ở Mỹ, số ca tử vong và nhập viện tăng cao
Khả năng lây lan nhanh, độc lực cao của biến chủng Delta cùng với những thay đổi về hành vi sinh hoạt của người dân đang làm gia tăng các ca Covid-19 trên khắp nước Mỹ.
Số người nhập viện vì Covid-19 đang có xu hướng tăng lên ở Mỹ (Ảnh: Financial Times)
Vài tháng trước, Brian Pierce, nhân viên điều tra ở hạt Baldwin, bang Alabama nghĩ rằng dịch bệnh đã dần được đẩy lùi khi số ca tử vong trong khu vực luôn ở mức 318 trong nhiều tháng. Nhưng sau đó vào tháng 7 và tháng 8, số người tử vong bắt đầu tăng lên và tuần trước, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
“Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều nghĩ, cuộc sống gần như trở lại bình thường. Nhưng giờ, tôi lại nói với các con hãy ở nhà”, ông Pierce nói.
Trên khắp nước Mỹ, số ca tử vong do Covid-19 đã liên tục tăng trong những tuần gần đây. Trong 1 tuần qua, con số tử vong luôn ở mức khoảng 1.500 ca mỗi ngày (tính đến ngày 2/9) sau khi giảm xuống mức thấp nhất là 200 vào đầu tháng 7.
Biến chủng Delta nguy hiểm và dễ lây lan đã len lỏi tấn công khi người Mỹ trở lại cuộc sống bình thường, nhiều người trong số họ chưa tiêm vắc xin.
Điều khác biệt của làn sóng dịch lần này là tỷ lệ tiêm vắc xin và miễn dịch tự nhiên ngày càng tăng, giúp phá vỡ mối liên hệ giữa tình trạng số ca nhiễm và tử vong tăng ở nhiều khu vực.
Video đang HOT
Theo dữ liệu theo dõi của Washington Post , số ca nhiễm mới đang tăng ở hầu hết các khu vực. Nhưng chỉ một số nơi – chủ yếu là các bang miền Nam có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn – đang chứng kiến làn sóng đáng lo ngại: số ca nhiễm và tử vong đều tăng.
Tỷ lệ tử vong trung bình hàng ngày trong 7 ngày qua chỉ bằng khoảng 1/3 so với hồi tháng 1, tháng chết chóc nhất của đại dịch ở Mỹ, nhưng dự báo sẽ tiếp tục tăng do số lượng bệnh nhân nhập viện tăng cao.
Mặc dù hầu hết các khu vực có tỷ lệ tử vong ngày càng tăng là nơi có tỷ lệ tiêm thấp hơn, nhưng không phải các bang đều vậy. Ví dụ, Florida, nơi hơn 53% dân số được tiêm đầy đủ, là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất về số ca tử vong trung bình hàng ngày là 325 trong tuần qua, cùng với gần 20.000 ca nhiễm mới hàng ngày.
Nhà dịch tễ học David Wesley Dowdy tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết thực trạng trên nhấn mạnh những câu hỏi chưa có lời giải về các chủng của virus SARS-CoV-2 này trong 18 tháng qua và những hạn chế trong khả năng dự báo về những thay đổi hành vi trong sinh hoạt hằng ngày của người Mỹ.
“Yếu tố thúc đẩy làn sóng hiện tại là do hành vi của con người như cách mọi người tương tác và cách mọi người phản ứng với rủi ro, và điều đó thực sự rất khó đoán”, ông Dowdy nói.
Bà Lauren Ancel Meyers, Giám đốc Nhóm mô hình hóa Covid-19 tại Đại học Texas, cũng có nhận định tương tự. Theo bà, nước Mỹ đang hứng chịu “cơn bão” do Delta lây lan nhanh và hành vi con người thay đổi.
“Hầu như mỗi khi con người đánh giá thấp virus và mất cảnh giác, số người chết lại tăng lên”, bà nói.
Số trẻ em nhập viện tăng mạnh
Điều đáng lo hơn hiện nay ở Mỹ là số ca trẻ em nhập viện tăng mạnh.
New York Times dẫn hai nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, số ca trẻ em nhập viện vì Covid-19 đã tăng đột biến trong mùa hè do chủng Delta lây lan nhanh.
Từ tháng 6 đến giữa tháng 8, tỷ lệ nhập viện ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ tăng gần gấp 5 lần, dù vẫn thấp hơn một chút so với mức đỉnh ở tháng 1.
Nhưng việc tiêm vắc xin đã tạo ra sự khác biệt. Trong làn sóng mùa hè này, tỷ lệ nhập viện ở thanh thiếu niên chưa tiêm cao gấp 10 lần so với những người đã tiêm chủng, các nhà nghiên cứu cho biết. Theo nghiên cứu thứ hai, số ca trẻ em nhập viện ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cao gấp gần 4 lần những bang có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không nói rõ rằng, liệu chủng Delta có khiến trẻ em nhiễm bệnh nặng hơn so với các chủng trước đó hay không.
Trước đó, một nghiên cứu của CDC cho rằng, các ca trẻ em nhập viện tăng cũng có thể là do khả năng lây nhiễm cao của biến chủng này. Các chuyên gia phát hiện kể từ tháng 7, khi chủng Delta thống trị tại Mỹ, tỷ lệ trẻ em dưới 17 tuổi nhập viện tăng lên.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu, thế giới căng mình đối phó biến chủng
Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca nhiễm và số ca nhập viện vì Covid-19 gia tăng đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ứng phó đại dịch toàn cầu.
Thế giới đã ghi nhận hơn 200 triệu ca Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của trang web Worldometers , tính đến ngày 3/8, số ca Covid-19 toàn cầu đã lên đến khoảng 200,2 triệu người, tương đương 2,5% dân số thế giới. Số người mắc Covid-19 toàn cầu mất một năm để vượt mốc 100 triệu ca hôm 25/1, nhưng đã tăng gấp đôi lên hơn 200 triệu ca chỉ trong vòng nửa năm.
Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với hơn 36 triệu ca, tiếp đến là Ấn Độ với 31 triệu ca, Brazil gần 20 triệu ca.
Tính đến ngày 3/8, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 4,2 triệu ca tử vong vì Covid-19. Trong đó, Mỹ ghi nhận hơn 630.000 ca tử vong, tiếp đến là Brazil với hơn 558.000 ca.
Sự xuất hiện của biến chủng Delta đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ứng phó đại dịch toàn cầu. Delta xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ và được cho là dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng khác của virus SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu chỉ ra, Delta có thể gây bệnh nặng hơn, tăng tỷ lệ nhập viện ở người nhiễm bệnh.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây cho biết, thế giới đã bước vào giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ 3 đồng thời cảnh báo virus đang tiếp tục biến đổi và có thể tạo ra các biến chủng dễ lây lan hơn, nguy hiểm hơn. Theo WHO, biến chủng Delta hiện đã lây lan ra ít nhất 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự xuất hiện của biến chủng này cùng với việc nới lỏng các biện pháp hạn chế là nguyên nhân kéo theo đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch, WHO đã lập ra sáng kiến chia sẻ vắc xin nhằm chia sẻ vắc xin cho các quốc gia, đặc biệt những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Theo đó, các nước giàu sẽ tài trợ hoặc chia sẻ vắc xin cho những nước khác thông qua sáng kiến COVAX. Đến nay, COVAX đã chia sẻ khoảng 180 triệu liều vắc xin cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, một con số còn tương đối thấp so với mục tiêu 2 tỷ liều trong năm nay.
Ông Tedros cho biết, sự chênh lệch nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19 giữa các nước giàu có với các nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn ở mức đáng báo động. Khoảng 75% tổng số liều vắc xin, tương đương hơn 3,5 tỷ liều, đã được tiêm ở 10 quốc gia, trong khi chỉ 1% người dân ở các nước nghèo hơn được tiêm ít nhất một mũi vắc xin.
Ông cho rằng, thế giới chỉ có thể đẩy lùi đại dịch khi chia sẻ vắc xin. "Vắc xin là công cụ mạnh mẽ và thiết yếu, nhưng thế giới đã không sử dụng chúng hiệu quả. Đại dịch sẽ kết thúc khi thế giới chọn cách kết thúc nó. Điều này nằm trong tầm tay chúng ta. Chúng ta có tất cả các công cụ cần thiết, chúng ta có thể ngăn ngừa dịch bệnh này", ông nói. WHO đang kêu gọi nỗ lực toàn cầu để tất cả các quốc gia trên thế giới có thể tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số vào giữa năm sau.
Mỹ: Ca Covid-19 tăng gấp đôi, ca tử vong tăng 300% vì Delta hoành hành Số ca tử vong ghi nhận trong 24h ở Mỹ tăng gần 300%, trong khi số ca bệnh mới tăng gấp đôi trong bối cảnh biến chủng Delta nguy hiểm đang lây lan mạnh mẽ. Nhân viên y tế Mỹ di chuyển thi thể của một bệnh nhân (Ảnh: Reuters). Theo dữ liệu của đại học John Hopkins, Mỹ ngày 30/7 có 891...