Biến chủng D614G của SARS-CoV-2 lây lan nhanh nhưng ít gây tử vong hơn
Theo chuyên gia Singapore, biến chủng của SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cho nhiều người hơn nhưng ít gây tử vong hơn.
D614G – một biến chủng của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ và gần đây là ở các khu vực của châu Á, có khả năng lây nhiễm cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, theo ông Paul Tambyah, Giám Đốc Hiệp hội về các bệnh truyền nhiễm quốc tế, biến chủng này có thể ít gây tử vong hơn.
Đột biến của virus khó có thể làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19 tiềm năng. Ảnh minh họa: Reuters
“Có lẽ đó điều tốt khi có một biến chủng của virus có khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng lại ít gây tử vong hơn”, ông Tambyah nói, đồng thời lưu ý rằng virus thường ít gây tử vong hơn khi chúng đã đột biến.
Video đang HOT
Chuyên gia Tambyah nói thêm rằng: “Biến chủng của virus có khả năng lây nhiễm cho nhiều người hơn nhưng tỷ lệ tử vong không cao do virus phụ thuộc vào vật chủ để sinh tồn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo các nhà khoa học phát hiện biến thể D614G vào hồi đầu tháng 2 và biến thể này đã lây lan ở Mỹ và châu Âu. Gần đây, nó được phát hiện ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Malaysia và Philippines.
Ngày 16/8, Tổng Giám đốc Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah đã kêu gọi công chúng nên cẩn thận hơn sau khi phát hiện đột biến D614G của virus SARS-CoV-2 tại 2 cụm dịch của nước này. Ông Noor Hisham cảnh báo biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần so với những chủng khác và điều này có thể gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu vaccine.
Tuy nhiên, ông Tambyah và Sebastian Maurer-Stroh – chuyên gia thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore cho rằng, đột biến của virus khó có thể làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19 tiềm năng.
Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa
Trung Quốc lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới nCoV trong nước kể từ khi dịch bùng phát, nhưng có tới 34 ca nhiễm "ngoại nhập".
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này không xuất hiện bất cứ ca nhiễm nCoV mới nào kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1, song ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca nhiễm từ nước ngoài với 34 trường hợp được xác nhận, mức tăng cao nhất trong hai tuần qua.
Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong, tất cả đều ở Hồ Bắc, nâng số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục lên 3/245.
Việc không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa đánh dấu mốc quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh ở Trung Quốc, song các ca "ngoại nhập" gia tăng có thể đe dọa tiến bộ này.
Nhân viên y tế lau dọn sàn nhà sau khi toàn bộ bệnh nhân nhiễm nCoV đã xuất viện tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hôm 10/3. Ảnh: AFP.
Covid-19 xuất hiện ở 173 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 218.000 nhiễm, gần 9.000 người chết, hơn 84.000 người hồi phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là đại dịch và kêu gọi các quốc gia tăng cường các biện pháp ứng phó.
Dịch dường như đang được kiểm soát ở Trung Quốc khi số ca nhiễm mới ngày càng ít, song lây lan nhanh ở châu Âu. Italy là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới với 35.713 người nhiễm nCoV, 2.978 người chết. Tây Ban Nha ghi nhận hơn 14.700 nhiễm, 638 ca tử vong, Đức hơn 12.300 ca nhiễm, 28 người chết, Pháp hơn 9.100 người nhiễm, 264 ca tử vong, Anh hơn 2.600 ca nhiễm, 104 người tử vong.
Huyền Lê (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Ấn Độ bị chỉ trích 'che giấu' ca nhiễm vì không mở rộng xét nghiệm WHO thúc giục các nước xét nghiệm nhiều người hơn để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng Ấn Độ vẫn chưa mở rộng phạm vi, điều này có thể che giấu đi số ca nhiễm thật sự. Chính phủ Ấn Độ cho biết họ sẽ không mở rộng phạm vi xét nghiệm nCoV bất chấp chỉ trích rằng việc xét nghiệm hạn chế sẽ...