Biến chồng thành ông bố đảm
Anh ấy không phải được sinh ra với bản năng thay bỉm siêu tốc và sẽ làm lộn xộn mọi thứ chỉ trong vài phút. Nhưng hãy thừa nhận rằng ngay cả phụ nữ cũng gặp khó khăn khi chăm con trong những lần đầu tiên.
Một người chồng tuyệt vời không đồng nghĩa với một người cha hoàn hảo. Khi đứa trẻ đầu tiên cất tiếng khóc chào đời và mọi thứ trong cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn. Bạn bắt đầu nghi ngờ khả năng nuôi dạy con của anh ấy. Điều này là hoàn toàn tự nhiên bởi với bản năng bảo vệ và không muốn chia sẻ của người mẹ, bạn cho rằng chỉ có bạn biết cách nuôi con tốt nhất.
Trong trường hợp này, nửa kia của bạn sẽ trở nên thiếu tự tin và dần trở nên xa cách với con mặc dù anh ấy không muốn thế. Trước khi điều này xảy ra hoặc nổ ra xung đột trong cách nuôi dạy con, bạn cần tạo ra không khí hòa bình trong tổ ấm của mình và giúp anh ấy từng bước trở thành một người cha tốt. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:
Ảnh: magforwomen.
1. Tạo điều kiện cho anh ấy thể hiện vai trò
Anh ấy không phải được sinh ra với bản năng thay bỉm siêu tốc và sẽ làm lộn xộn mọi thứ chỉ trong vài phút. Nhưng hãy thừa nhận rằng ngay cả phụ nữ cũng gặp khó khăn khi chăm sóc con trong những lần đầu tiên. Cách tốt nhất là hãy để anh ấy có cơ hội thể hiện vai trò của mình và học dần kinh nghiệm chăm sóc con. Đứa con không phải chỉ của một mình bạn, vì vậy, anh ấy sẽ không làm điều gì có hại cho trẻ. Và bạn cần phải tin tưởng cũng như tạo điều kiện cho anh ấy tự mình xử lý các tình huống khi chăm sóc con và trở thành một người bố tốt.
2. Yêu cầu sự giúp đỡ của anh ấy nhiều hơn
Video đang HOT
Trong những trường hợp bạn cảm thấy mình có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc con hơn thì hãy lôi kéo anh ấy tham gia để học cách chăm trẻ từ bạn thay vì tỏ ra độc lập và tự mình cố gắng làm mọi việc. Tất nhiên là bạn có thể làm mọi việc một mình nhưng nếu có sự giúp đỡ của anh ấy, mọi việc sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bạn cần yêu cầu anh ấy tham gia vào việc chăm sóc con và để anh ấy tích lũy kinh nghiệm cần thiết. Đồng thời, việc này cũng sẽ khiến anh ấy cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến con khôn lớn hàng ngày.
3. Luôn khiến trẻ nghĩ rằng anh ấy là người cha tốt
Nếu bạn không hài lòng hay đồng ý với cách dạy con của anh ấy, bạn hãy trao đổi ý kiến của bạn sau đó thay vì phản đối trước mặt con. Bằng cách này, trẻ sẽ không mất đi sự tôn trọng đối với người bố và vẫn nghĩ rằng đó là một người bố tuyệt vời. Và ngược lại, trong trường hợp anh ấy làm điều gì đó tuyệt vời cho con, hãy dành những lời tán thưởng cho anh ấy ngay trước mặt các con và chúng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Bạn sẽ tạo ra một hình ảnh người cha mẫu mực trong mắt các con và đó là cách bạn gìn giữ sự hòa bình trong tổ ấm của mình.
4. Luôn nhắc nhở anh ấy về vai trò của mình
Nếu con bạn đã chuẩn bị bước vào lứa tuổi đi học và nửa kia của bạn chưa hề nghĩ đến kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Hãy nói với anh ấy rằng đó là điều cần làm và cả hai cần suy nghĩ nghiêm túc về điều đó. Đôi khi, anh ấy không hiểu rõ về trách nhiệm trong gia đình. Vì vậy, bạn hãy nhắc nhở anh ấy về điều này để anh ấy hiểu rõ và ghi nhớ về việc hỗ trợ người bạn đời duy trì tổ ấm. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng thay vì đòi hỏi và kì kèo về việc này.
5. Thay đổi quan niệm
Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau và cách nuôi dạy con cũng khác nhau. Cách nuôi dạy con của gia đình khác chưa chắc đã phù hợp với bạn và ngược lại. Bạn cần nuôi dạy con tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và cá tính của trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần xem lại những kỳ vọng của mình về nửa kia. Không phải người đàn ông đã kết hôn nào cũng biết cách nuôi nấng con một cách hoàn hảo. Mỗi người sẽ đối diện với các tình huống theo cách khác nhau và bạn không thể trông chờ quá nhiều hoặc không gì cả từ phía nửa kia. Bạn cần biết anh ấy có thể làm tốt những việc gì và trân trọng những điều đó. Bên cạnh đó, có những việc anh ấy không thạo và bạn cần giúp đỡ anh ấy. Việc chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con công bằng là rất quan trọng thay vì ép buộc hay áp đặt cho nửa kia.
Chẳng hạn như, nếu anh ấy giỏi toán, hãy để anh ấy chịu trách nhiệm kèm cặp con học môn này trong khi bạn giúp đỡ con học tiếng Anh. Hãy chia sẻ trách nhiệm thay vì dồn toàn bộ trọng trách này cho anh ấy. Với cách này, anh ấy sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình đồng thời giành được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ trẻ. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc giúp chồng bạn trở thành một người cha tốt cũng giúp hai bạn hiểu thêm về người bạn đời của mình cũng như củng cố mối quan hệ. Sự giao tiếp là mấu chốt giúp giải quyết các vấn đề. Tức giận, thiếu thiện chí hay thô lỗ với nhau sẽ chỉ tạo nên không khí nặng nề và tiêu cực trong gia đình và điều này không hề tốt cho sự phát triển của trẻ.
Theo VNE
Tôi chuyển từ cảnh có chồng đàng hoàng sang nuôi con một mình
Từ khi còn nhỏ, tôi vẫn luôn suy nghĩ câu "Vừa làm cha vừa làm mẹ" mà tôi nghe mẹ và mấy dì thường nói. Tôi luôn suy nghĩ, vì bao giờ khi nói câu đó, mẹ, dì, kể cả bà ngoại luôn chép miệng thở dài và hay nói: tội nghiệp.
Tôi cho rằng chắc vì người phụ nữ đó có chồng vắn số nên phải nuôi con một mình. Và thật ngây thơ, với tôi đó là lý do duy nhất mà tôi nghĩ ra.
Trong nhà tôi, ba là người quyết định mọi việc, rất nghiêm khắc và hơi gia trưởng. Mẹ thì ở nhà nội trợ nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào ba. Mẹ khá mạnh mẽ và độc lập về tài chính. Do đó, trong suy nghĩ của tôi, việc người phụ nữ nuôi con một mình sẽ là người mạnh mẽ như ba, độc lập như mẹ, các con sống nề nếp như nhà của mình, thì tại sao lại tội nghiệp? Ừ, thì chắc tội nghiệp là vì cô đơn không có chồng bên cạnh thôi.
Rồi tôi cung lập gia đình và có con. Tôi cũng độc lập về tài chính, có việc làm và tất bật với công việc hơn tám tiếng mỗi ngày. Rời cơ quan về nhà, tôi cũng phải đưa đón con đi học, chợ búa cơm nước, giặt giũ, quét dọn. Chồng tôi, khá vô tâm nếu không muốn nói là vô trách nhiệm. Viêc lam cua anh không nuôi nổi vợ con. Anh chi thỉnh thoảng phụ tôi việc đưa đón con đi học (khi tôi bị bệnh), đôi khi quét dọn nha cưa... Tuy vậy, chúng tôi vẫn là một gia đình có chồng có vợ, con tôi có cha có mẹ.
Tôi chuyển từ cảnh có chồng đàng hoàng thành người mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Sư khác biệt lớn nhất là bây giờ nhà tôi không có đàn ông (Ảnh minh họa)
Thế rồi, đến khi con trai tôi mười bốn tuổi, anh bât ngơ noi ra một lời thú nhận. Va một đứa con ngoài giá thú xuất hiện khiên gia đình tôi tan vỡ. Một cậu con trai mười bốn tuổi, tuy đã đủ khôn lớn để viết ra giấy ý muốn sống với mẹ khi ba mẹ ly hôn nhưng vân chưa là người trưởng thành. No vẫn là trẻ vị thành niên và là một cậu con trai đang ở tuổi ương ương dở dở.
Tôi chuyển từ cảnh có chồng đàng hoàng thành người mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Sư khác biệt lớn nhất là bây giờ nhà tôi không có đàn ông, tối ngủ một mình, đi làm về khá thoải mái vì không phải vội vàng gấp gáp lo cơm nước đúng giờ hay bực bội vì ông chồng tính tình bừa bãi. Tôi xoay sở nuôi con với đồng lương của mình như trước giờ vẫn thế, đưa đón con đi học cả lúc cảm mạo nhức đầu...
Cuộc sống, ngoài chuyện cơm áo gạo tiền, lo ăn lo mặc, tôi còn phải nuôi dạy con ở tuổi cấp hai, cấp ba. Con tôi mỗi ngày mỗi lớn, tôi đối mặt từng ngày từng giờ với mỗi hành vi, lời nói, thậm chí cố gắng hiểu thật nhiều những gì con biểu hiện, cáu gắt, giận dỗi, đôi khi không nghe me nói, lười học, ham chơi... Tôi không có nhiều thời gian để gặm nhắm nỗi đau bị phản bội vì bây giờ tôi phải vừa làm cha vừa làm mẹ.
Bây giờ, tôi không phải khó xử vì không thể dẫn con vô phòng vệ sinh nam như khi con còn nhỏ. Nhưng tôi phải tế nhị lắng nghe con khi con cần đi khám nam khoa. Tôi phải đau đầu suy nghĩ phải làm sao khi vô tình biết con đang tò mò chuyện người lớn, phải nói sao để con không xấu hổ và tập trung học.
Dù vừa làm cha vừa làm mẹ, nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ con cần một người cha đúng nghĩa (Ảnh minh họa)
Tôi dạy con tập đi xe gắn máy khi tôi dắt chiếc xe không nổi. Tôi chật vật chở con đi học, đi thi khi cậu con ngồi đăng sau đã cao to hơn cả mẹ. Tôi, khi thì dịu dàng mềm mỏng, lúc phải cứng rắn, khó khăn. Đôi lúc, mắng con mà nước mắt tôi chảy dài. Va bây giờ tôi đã hiểu người vừa làm cha vừa làm mẹ tội nghiệp thế nào!
Noi chung, nha không co đan ông, tôi cung như nhiêu phu nư đơn thân khac lam đươc rât nhiêu viêc. Ngay ca nhưng viêc phu nư không làm được như sửa ống nước, thay vỏ xe thì cứ chi cân bỏ tiền ra thuê thợ làm la xong. Nhưng, tôi lại không phải là con trai tôi để hiểu con nghĩ gì, muốn gì, khi con không có cha.
Cho nên, dù tôi đã rất cố gắng và tin mình đã làm tốt cả hai vai trò người cha người mẹ, nhưng trong tâm thức tôi vẫn nghi mọi đứa con được sinh ra trên cõi đời này đều cần có một người cha đúng nghĩa, để làm cây cao bóng cả cho tâm hồn và nhân cách của chúng.
Theo VNE
Lợi ích bất ngờ khi làm cha mẹ Những đứa trẻ luôn là mối bận tâm, lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhưng khi có con bạn sẽ có vài lợi ích tuyệt vời dưới đây. Con cái làm giảm huyết áp của bạn Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Brigham Young đã chỉ ra rằng, làm cha mẹ thực sự có thể giúp giảm...