Biển chỉ đường kỳ quặc ở Hà Nội
Sau sự nhầm lẫn về tiểu sử cụ Phan Bội Châu trên biển chỉ dẫn tên đường phố mà Báo Người Lao Động đã đưa tin, người dân Hà Nội tiếp tục phát hiện tiểu sử của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cũng có nhiều sai sót.
Trong tấm biển chỉ dẫn tên phố này, những người làm biển kéo dài thời gian đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư của nhà cách mạng Lê Hồng Phong thêm 6 năm nữa.
Biển chỉ dẫn ghi sai tiểu sử Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
Tấm biển ghi rõ “Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Đông Dương (1935-1942)”, tuy nhiên trên thực tế, ông chỉ làm Tổng Bí thư trong thời gian từ 1935-1936.
Lê Hồng Phong (1902-1942) là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương diễn ra ở Ma Cao (Trung Quốc) hồi tháng 3-1935, ông được bầu làm Tổng Bí thư. Sau đó, nhà cách mạng Hà Huy Tập lên thay từ ngày 26-7-1936.
Video đang HOT
Biển chỉ đường sai sót về lịch sử nằm ngay trên tuyến đường trung tâm của Hà Nội
Sát bên cạnh phố Lê Hồng Phong là quảng trường Ba Đình, bên cạnh trục đường trung tâm này còn nhiều di tích lịch sử nên thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Khánh Linh, một học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy), cho hay: “Mấy hôm trước dẫn một bạn nước ngoài qua đây, em có dịch cho bạn ấy về biển chỉ dẫn này. Tuy nhiên, sau đó bạn ấy tìm hiểu lại và báo cho em biết tấm biển ghi sai lịch sử rồi. Xấu hổ quá đi mất!”.
Từ đầu năm 2012, Hà Nội thí điểm dạy lịch sử trên phố bằng cách gắn biển chỉ đường có tên danh nhân, trong đó có phố Lê Hồng Phong. Tuy nhiên không ít sai sót của các biển chỉ đường khiến người dân cảm thấy xấu hổ vì sự cẩu thả của người làm.
Theo người lao động
Nam Định: Hàng nghìn người chen lấn xem pháo hoa
Tối ngày 5/10, tại khu vực tượng đài Trần Quốc Tuấn thành phố Nam Định diễn ra lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định. Từ sớm hàng nghìn người đã đổ về xem bắn pháo hoa dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy
Mặc dù 20 giờ chương trình mới bắt đầu nhưng trước đó 2 giờ đồng hồ, hàng trăm người đã tập trung tại tượng đài để chọn cho mình vị trí đẹp và thuận lợi. Không chỉ người dân tỉnh Nam Định, nhiều người ở các nơi khác cũng đua nhau về tham dự buổi lễ. Tại khu vực diễn ra các hoạt động chào mừng mặc dù đã được chắn bởi hàng rào sắt và nhiều cán bộ an ninh canh giữ, tuy nhiên không thể ngăn được dòng người ùn ùn đổ về.
Cảnh xen lấn xô đẩy đã diễn ra ngay từ ngoài cổng vào cách địa điểm tổ chức 500
Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ phía cổng cách địa điểm tổ chức gần 500m cảnh chen lấn xô đẩy nhau đã diễn ra khiến cho cảnh sát và nhân viên an ninh trật tự làm việc rất vất vả. Dọc các con đường Hùng Vương, Lê Hồng Phong, Minh Khai và khu vực quanh hồ Vị Xuyên gần như chật kín. Nhiều ông bố bà mẹ đã phải đặt con lên vai để tránh dòng người xô đẩy. Những nhóm người đi cùng cũng luôn phải bám chặt tay nhau để không bị lạc.
Chen nhau trèo lên hàng rào của các cơ quan gần đó
Thậm chí lên cả mái hiên nhà chờ xe bus
Những người đến sau không tìm được vị trí đứng đã trèo lên các hàng rào của cơ quan, người trèo lên cây, thậm chí còn chen nhau lên cả mái hiên của nhà chờ xe bus. Không kể già trẻ, ai ai cũng đua nhau để mong tận mắt nhìn được vào bên trong phía sân khấu.
22 giờ, màn bắn pháo hoa chào mừng 750 năm Thiên Trường - Nam Định bắt đầu diễn ra, người người ồ lên trong tiếng reo hò vỗ tay khiến cảnh chen lấn càng thêm hỗn loạn. Tuy màn pháo hoa chỉ diễn ra trong 10 phút nhưng mọi người đều cảm thấy mãn nhãn.
PV Dân trí ghi lại một số hình ảnh màn bắn pháo hoa
Theo 24h
Cho đời bài học làm người Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại làng Hưng Thông, tổng Phù Long (nay là xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An), vùng đất có phong trào đấu tranh chống bọn phong kiến và thực dân nổ ra liên tục. Lớn lên trong môi trường này, Lê Hồng Phong chịu ảnh hưởng sâu sắc và...