“Biển chết” trên đại dương
Không phải “ Biển chết” nằm ở khu vực Trung Đông vì độ mặn quá cao mà là vùng “nước chết”, hay còn gọi là “biển chết” trên vịnh Mexico và nhiều đại dương trên trái đất do thiếu ôxy hoặc bị ô nhiễm quá nặng.
Cá chết ngạt trong vùng “nước chết” trên vịnh Mexico bị sóng đánh dạt vào bờ
Cơ quan Khí quyển và Đại Dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ ngày 26-6 đã cảnh báo rằng diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico có thể gia tăng kỷ lục trong năm nay do hậu quả ô nhiễm môi trường. Theo NOAA, diện tích vùng “nước chết”, tức là khu vực không có khí ôxy cho các sinh vật biển sinh sống, tại vịnh Mexico trong năm nay có thể lên tới 22.172 km2.
Diện tích vùng “nước chết” năm nay vượt diện tích vùng “nước chết” lớn nhất được ghi nhận trên vịnh Mexico ở vùng biển ngoài khơi các bang Louisiana, Texas, Florida của Mỹ và quốc gia Mexico láng giềng vào năm 2002 với tổng diện tích 21.965km2. Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico năm nay cao hơn bất thường so với diện tích vùng “nước chết” chỉ 7.482 km2 đo được trong năm 2012.
Theo Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP), nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “biển chết” tại khu vực vịnh Mexico là việc sử dụng tràn lan các loại phân bón hóa học giàu nitrogen tại những cánh đồng miền Tây Nam nước Mỹ. Qua thời gian, mưa lũ đã làm xói mòn đất và cuốn đi một lượng lớn phân bón trên bề mặt đất trồng xuống sông Mississippi và phân bón từ con sông này chảy vào vịnh Mexico khiến các loài tảo ở đây bùng phát, chiếm hết khí ôxy khiến mọi sinh vật từ trai, tôm hùm, sò huyết cho tới các loài cá đều chết ngạt.
NOAA cho rằng diện tích “nước chết” tại vịnh Mexico năm nay lên tới mức kỷ lục là do tình trạng lũ lụt gia tăng tại miền Trung Tây nước Mỹ thời gian qua khiến một khối lượng lớn phân bón từ lưu vực sông Mississippi bị đẩy theo nước lũ trôi ra vịnh Mexico. Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico lên mức kỷ lục không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật mà còn gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực câu cá thương mại và giải trí, đe dọa nền kinh tế khu vực.
Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico lên mức kỷ lục đã thêm một lần nữa báo động về một mối nguy mới ở nhiều đại dương trên thế giới. Hiện tượng vùng “nước chết”, hay còn gọi là vùng “biển chết”, được ghi nhận lần đầu tiên tại bờ biển Adriatic trong những năm 1950. Do tình trạng ô nhiễm công nghiệp cũng như hệ thống sông ngòi nhiễm phân lân và nitrogen đổ ra biển theo các dòng sông nên hiện tượng “biển chết” thường xuất hiện gần các khu vực đông dân cư.
Nếu như trước đây vùng “biển chết” thường chỉ xuất hiện tại những khu vực biển tĩnh, nơi có các luồng nước thấp luân chuyển, thì nay hiện tượng này xuất hiện ở cả những khu vực khai thác thủy sản thương mại như ở Baltic (hiện được coi là vùng “biển chết” lớn nhất thế giới), eo biển Kattegat (Thụy Điển), Biển Đen, vịnh Mexico… Kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, số lượng những vùng “biển chết” đã tăng gấp đôi sau mỗi thập niên và hiện đã có gần 150 vùng “biển chết” trên các đại dương với tổng diện tích khoảng 245.000km2.
Các nhà khoa học cho rằng các vùng “biển chết” đang trở thành vấn đề môi trường nan giải đối với thế giới. Đây là mối đe dọa lớn tới ngành nuôi trồng thủy sản, trao đổi thương mại tôm cá gần bờ và qua đó là đời sống ngư dân ở nhiều vùng ven biển trên thế giới.
Theo ANTD
Thăm "thành phố ma" chìm dưới nước 25 năm
Nơi đây đã từng vô cùng phát triển nhưng ngày nay, Villa Epecuen được ví như một thành phố ma...
Video đang HOT
Được mở cửa vào khảng những năm 1920, Villa Epecuen nằm dọc bên bờ Lago Epecuen- một hồ nước mặn cách thành phố Buenos Aires, Argentina khoảng 600km về phía Tây Nam.
Lago Epecuen bề ngoài nhìn như một hồ nước mặn thông thường nhưng ít ai biết, nó có độ mặt cao gấp 10 lần các vùng biển thông thường, đứng thứ hai chỉ sau Biển Chết.
Theo truyền thuyết, hồ này được tạo thành từ những giọt nước mắt của Đấng Tối cao khóc thương cho nỗi đau các đứa con của mình.
Sức mạnh chữa bệnh của hồ Lago Epecuen đã trở nên nổi tiếng từ rất lâu, nó được dùng để chữa bệnh như trầm cảm, thấp khớp, các bệnh ngoài da, thiếu máu hay thậm chí cả bệnh tiểu đường.
Vào cuối thế kỷ XIX, những cư dân đầu tiên bắt đầu đến và dựng các ngôi lều bên bờ hồ. Dần dần, Villa Epecuen biến đổi từ một ngôi làng yên bình trên vùng núi thành một địa điểm du lịch đông đúc.
Không lâu sau khi con đường kết nối ngôi làng và thành phố Buenos Aires được xây dựng, khách du lịch từ khắp Nam Mỹ cũng như trên cả thế giới đã tập trung đông đúc tại đây.
Đến khoảng những năm 1960, có đến 25.000 người đến đấy mỗi năm để ngâm mình trong hồ nước muối mặn thứ hai thế giới này.
Dân số thành phố tăng nhanh và đạt trên 5.000 người vào những năm 1970. Gần 300 nghành kinh doanh phát triển mạnh mẽ tại đây bao gồm khách sạn, ký túc xá, spa, cửa hàng và những viện bảo tàng...
Nhưng hồ nước muối này gặp một vấn đề nan giải tồn tại từ xa xưa: thiếu nước. Năm 1978, công trình đắp bờ và thêm nước được tiến hành.
Cũng vào khoảng thời gian này, một hiện tượng thời tiết kỳ lạ kéo dài mang đến lượng mưa lớn hơn bình thường cho khắp các vùng đồi xung quanh.
Nhưng ngày 10/111985 thảm kịch xảy ra: một tường chống nước cao 3,5m bị sập. Toàn thành phố ngập trong nước và trong vòng 15 ngày, nước dâng cao gần 2m.
Đến năm 1993, một nửa thành phố bị nhấn chìm dưới mực nước cao 10m.
Gần 25 năm sau, vào năm 2009, thời tiết ẩm ướt bắt đầu " đảo ngược" và nước dần dần rút, thành phố Villa Epecuen cũng nhờ thế mà đã bắt đầu quay trở lại phía trên mặt nước.
Trở về từ cõi chết, nơi này mang diện mạo hoang tàn, xơ xác như một chiếc bánh đầy muối óng ánh vỡ vụn vậy.
Những hàng cây gọn gàng xưa kia của thành phố giờ biến thành những hàng cây chết, nhìn chúng như đã bị đốt cháy chứ không phải chết đuối do ngập trong nước mặn.
Từ phía dưới, những cái rễ trợ trọi chọc ra phía ngoài như những ngón tay xương xẩu trắng muốt.
Ngày nay, Villa Epecuen được ví như một thành phố ma. Vào ban đêm, bạn có thể nghe thấy đủ loại tiếng động kỳ lạ.
Lò giết mổ động vật cũ nay trở thành nơi cư trú của những con chim bồ câu hiếu động, luôn là nơi phát ra nhiều tiếng ồn nhất.
Kể từ trận lụt lội đó, không ai quay trở lại nơi này trừ người đàn ông Pablo Novak (81 tuổi) - hiện là cư dân duy nhất của Villa Epecuen.
Ông trở lại thành phố và tiếp tục sống ở đây, mỗi ngày ông lại đạp xe quanh thành phố và hồi tưởng về một thời vàng son của nơi này, vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Khung cảnh kỳ lạ, mang đầy ám ảnh của nơi này đã trở thành cảm hứng cho nhiều nhà làm phim đến quay tại đây.
Roland Joffe, tác giả của bộ phim được đề cử giải Oscar "The Killing Fields"(Cánh đồng chết), "The Mission" (Sứ mệnh) - đã sử dụng khá nhiều bối cảnh trong và xung quanh thành phố Villa Epecuen cho bộ phim "There Be Dragons" (Thiên địa của rồng) năm 2009.
(Theo MASK)
Ngắm những khối muối độc đáo trên biển chết Muôn hình vạn trạng những khối muối độc đáo chỉ xuất hiện ở biển Chết, mời các bán cùng khám phá ! Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan, cách Đông Nam Amman khoảng 55 km. Không chỉ biết đến là hồ chứa nước có độ mặn cao nhất thế giới, biển Chết còn nổi danh như nơi...