Biển cả mênh mông, “biến thái” lắm chiêu
Hắn chỉ nói có mỗi 1 câu “anh lặn nhé” vài phút sau một cô gái đã phải hốt hoảng vì quần áo thun vốn chật bị kéo trở nên xộc xệch.
Hắn lặn xuống… áo quần người khác trở nên xộc xệch
Ảnh minh họa
Tưởng rằng mùa hè chỉ đi bơi ở những bể bơi nhỏ trong thành phố mới gặp phải những trò sờ soạng của những kẻ “ biến thái” thế nhưng ra biển lớn nghỉ ngơi vào những ngày này ta cũng có thể gặp nhiều trò tai quái của những kẻ “biến thái”.
Chị Thuận đi tắm biển Đà Nẵng vào những ngày giữa tháng 6 kể lại: Tính mình thì liều lĩnh, ra biển thuê 1 cái phao tròn là muốn đi ra thật xa để nhảy sóng. Hôm đó đang mải miết đi thì có người bơi đến làm quen xin bám cùng phao. Nhìn khuôn mặt người tử tế mình đồng ý… Thế nhưng người đó tỏ ra tử tế được vài phút thì cố tình lôi mình ra chỗ thật sâu mặc kệ lời mình van nài. Đến khi thấy mình chới với, đuối sức hắn tỏ vẻ anh hùng, kéo mình lại ôm chặt…
Sau cái ôm đó chị Thuận giẫy thật mạnh, chửi thề thì tên đó mới lặn đi. Chị Thuận nhớ lại: Lúc ấy thấy sợ thật sự, mình hốt hoảng kéo cái phao vào bờ và nghỉ tắm luôn.
Mới đi biển Cửa Lò (Nghệ An) vào những ngày cuối tháng 6, chị Tâm ở Hà Nội cũng mang những nỗi niềm riêng về những trò quấy rối mà mình gặp ngoài biển: “Hắn giả vờ ngã vào tôi. Sau đó quờ quạng… Hắn lấy tay kéo quần áo bơi và chạm tay vào những chỗ nhạy cảm”. Chị Tâm cho biết việc đó đã ám ảnh cả kì nghỉ của chị Tâm.
Video đang HOT
Chị Minh ở Hà Nội cũng rơi vào một tình huống khó xử tương tự. “Một thanh niên rất trẻ đến gần tôi làm quen, tôi đã khéo léo từ chối. Không cam tâm hắn chỉ nói gọn lỏn 1 câu “anh lặn nhé”, sau đó tôi có cảm giác hắn quanh quẩn bên cạnh mình và kéo chiếc áo bơi của tôi trở nên xộc xệch.
Người bị quấy rối, xâm hại bị động trước biển
Không biết bơi, vốn không quen với môi trường nước động cả chị Thuận, chị Tâm và chị Minh đều tỏ ra lúng túng với những hành động của những kẻ biến thái ở biển.
Chính người viết bài cũng phải trải qua những cảm giác bị soi mói, mời gọi của 1 kẻ biến thái. Khoảng 60 tuổi, trên cổ hắn đeo một sợi dây truyền vàng cỡ lớn. Hắn nhìn “chằm chằm” vào con gái mặc đồ bơi, rồi lượn bên cạnh hết hỏi, chào lại vẫy tay… Không bắt được tín hiệu, hắn bỏ “con mồi” đi đẩy phao cho một đám học sinh mới lớn khác.
Qua thông tin từ những vụ việc bị làm phiền bởi những kẻ quấy rối trước biển, trao đổi với ông Hùng, cán bộ trực ngày 25/6 tại chòi canh trên bờ biển Cửa Lò (Trung tâm cứu hộ và phòng chống thiên tai thị xã Cửa Lò) ông cho biết: Trung tâm không nhận được những lời phàn nàn, hay phản ánh về việc bị quấy rối phiền nhiễu như vậy ở biển. Nhưng nếu có phản ánh thì chúng tôi cũng có thể can thiệp bằng cách giữ những kẻ quấy rối khách, phối hợp với các cơ quan chức năng khác can thiệp và giải quyết.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh: Nhân viên của trung tâm có hơn 60 người, hoạt động rải rác trên khắp các bãi biển mùa du lịch. Nhiệm vụ chính của trung tâm là nhắc nhở khách du lịch không bơi quá xa bờ, cứu hộ khi có những thiên tai, tai nạn xảy ra… Nhưng cũng cố gắng hoạt động hết mình vì một môi trường du lịch biển lành mạnh.
Đối phó với quấy rối và xâm hại tình dục ở biển
Hữu Tùng, một nhân viên tư vấn tâm lý chia sẻ và gợi ý: Quấy rối, xâm hại tình dục là hiện tượng thường xuyên xảy ra, ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào. Những nơi hay xảy ra quấy rối thường là bể bơi, bãi biển, trong gia đình, những nơi vắng người. Và nạn nhân thường là các bạn nữ đi một mình, ít người, ăn mặc khêu gợi… Phản ứng chung của các nạn nhân thường là bối rối, ngại ngùng, xấu hổ, tức giận…
Trong trường hợp nếu bạn là nữ, là nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục, ở bãi biển vắng người… bạn nên bỏ đến chỗ đông người, có đông phụ nữ để tố giác.
Nhóm đông người có thể giúp đỡ bạn trong trường hợp này. Họ có thể giúp bạn trừng trị những kẻ quấy rối. Nếu quấy rối nghiêm trọng, thì bạn hoàn toàn có thể tố cáo những kẻ quấy rối lên cơ quan công an để pháp luật có thể xử lý thích đáng.
Các bạn nữ đi bơi, đi tắm biển, hoặc đi du lịch xa, thì nên đi cùng gia đình, bạn trai, hoặc nhóm bạn. Cần tránh trường hợp đi một mình khiến dễ trở thành nạn nhân của những kẻ quấy rối.
Trong trường hợp bạn là nạn nhân của quấy rối và xâm hại tình dục, việc bạn cần nhất là phải giữ bình tĩnh, sau đó nên kêu to, để những người xung quanh có thể biết bạn gặp nguy hiểm và tới giúp bạn.
Bạn nên chạy tới nơi đông người, cần đặc biệt tránh chạy tới nơi vắng người, tối tăm hoặc là bơi ra xa vì điều đó càng đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm. Việc đánh trả chỉ nên áp dụng trong trường hợp bạn ở nơi đông người và những kẻ quấy rối, xâm hại ít người. Nếu không thì bạn có thể sẽ bị áp đảo và càng nguy hiểm hơn.
Và quan trọng hơn người đi biển cần luôn cảnh giác, tránh tự đẩy mình vào các tình huống nguy hiểm và để những kẻ xấu dễ lợi dụng.
Theo VietNamNet
1001 chiêu lừa sỹ tử
Tâm lý "cầu may" cùng sự thiếu hiểu biết của các sĩ tử mới lần đầu chân ướt chân ráo xuống Hà Nội chính là "cơ hội ngàn vàng" cho không ít kẻ xấu "tận dụng" để trục lợi.
Bán đáp án giả
Khi thời gian thi các môn còn chưa kết thúc, bên ngoài các địa điểm thi đã có không ít những tờ đáp án giải đề được một số thanh niên giao bán.
Trước điểm thi tại cổng truờng Đại học Sư phạm I Hà Nội, ngay khi thoáng thấy 2 thí sinh vừa ra khỏi cổng truờng, hai nam thanh niên nhanh chóng tiến lại mời chào bán đáp án với giá 5 nghìn đồng/tờ.
Còn băn khoăn vì sao "bán đắt thế" nhưng cũng nôn nóng muốn biết mình đã làm đúng hay sai, Ngọc Lan (quê Hà Nam) đã mua một tờ để xem đáp án.
Nhiều thí sinh bị lừa mua đáp án giả - Ảnh: Thùy Thơm
Đang sốt sắng, Lan cùng cô bạn tên Giang nhanh chóng tìm một góc rồi chụm đầu soát kết quả, nào ngờ vừa nhìn vào tờ đáp án Lan đã kêu toáng lên là mình bị lừa. Cô bé khẳng định đáp án này sai bởi nó không khớp với đề ra, quay qua quay lại thì kẻ bán đáp án lúc nãy cũng đã biến mất.
Mặt tiu ngỉu, Lan nói: "Lại mất 5 nghìn đồng để mua một tờ giấy lộn".
Dùng luôn tờ đáp án giả để làm quạt, Giang cũng ngán ngẩm kể rằng đây là lần thứ 2 hai sĩ tử này bị lừa kể từ hôm qua. Giang kể lại ngày hôm qua khi đang lang thang trong khuôn viên để tham quan trường, Giang và Lan được 2 cô gái tiến lại chào mời mua tăm từ thiện.
"Ban đầu họ nói bán tăm từ thiện nên tùy tâm muốn ủng hộ bao nhiêu cũng được, nhưng sau khi bọn em đã ký tên vào sổ thì họ lại bắt đưa 20 nghìn.
Em không mang theo tiền nên chỉ có chục nghìn tiền lẻ trong người, nói vậy nhưng họ không chịu nghe, bắt em phải lục túi góp vào cho đủ 20 nghìn. Bọn em vừa đưa tiền ra là họ giật lấy rồi đi mất luôn" - Giang kể lại câu chuyện mà vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng trước thái độ của những kẻ mang danh từ thiện.
Có làm từ thiện mới mong thi đỗ?
Thực tế, hiện trạng các đối tượng mạo danh bán tăm tre từ thiện đã xuất hiện từ lâu. Truớc cổng truờng Đại học Quốc gia, bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát luôn có một nhóm tầm chục đối tượng cầm "tăm tre từ thiện" rúi vào người đi đường.
Trò lừa đảo này đã không còn có tác dụng với những sinh viên đã có "thâm niên" sống tại Hà Nội, vây nên trong mấy ngày này, các sỹ tử lần đầu đến Hà Nội chính là mục tiêu số 1 mà các đối tuợng này nhắm tới.
Giống như Giang, sỹ tử Mai Hoa (quê Thanh Hóa) cũng bị các đối tuợng lừa mua tăm từ thiện. Vừa buớc xuống bến xe Giáp Bát, Hoa đã được các bác xe ôm nhào đến "giành giật" nhưng nhớ lời dặn, Hoa tìm một chỗ râm mát để chờ anh họ đến đón.
Thấy Hoa đứng một mình, 2 cô gái mặc quần áo giống như đồng phục học sinh tiến lại mời Hoa mua tăm tre từ thiện. Khi Hoa nhỏ nhẹ từ chối thì 2 cô gái bắt đầu đổi giọng năn nỉ. Khi năn nỉ, ngọt nhạt cũng không xong, hai kẻ bán tăm dở giọng: "Sỹ tử đi thi mà không có tâm thì làm sao mong được...phù hộ".
Không muốn bị cho là kẻ hẹp hòi, lại cũng chẳng muốn dây dưa với dân "lang bạt", Hoa đành ngậm ngùi rút 20 nghìn để được "làm người tốt" mà không khỏi tiếc nuối vì vừa mất toi tiền cho một bữa ăn trưa.
Không chỉ bị lừa làm từ thiện, nhiều sỹ tử chưa biết rõ đường đi còn bị xe ôm bắt chẹt hoặc "lừa đường". Hoàng Nam (quê Thái Nguyên, dự thi Đại học Thương mại) là một ví dụ. Có nhà họ hàng ở Hà Nội nên Nam một mình xuống Hà Nội dự thi.
Đã được dặn đến nơi thì gọi anh họ ra đón, nhưng biết anh đang đi làm nên Nam tự bắt xe ôm từ bến xe Mỹ Đình về nhà bác ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu, vì chưa biết đường nên Nam bị xe ôm hét giá 70 nghìn đồng. Ngồi lên xe thấy đoạn đường cùng khá xa nên Nam cũng không ý kiến gì, chỉ đến được ông anh chỉ cho đoạn đuờng thẳng Nam mới biết hóa ra nguời xe ôm đó đã đưa Nam đi đường vòng khiến quãng đường xa hơn cho tiện "hét giá".
Bị lừa "đau" hơn Nam, bố con bác Thắng, quê Thái Bình còn phải trả 30 nghìn cho đoạn đường từ cổng trường Đại học Quốc gia đến ngõ 48 Hồ Tùng Mậu.
"Mình không biết đường nên ngồi luôn xe ôm cho nhanh chứ đi bộ giữa trời nóng thế này sao chịu nổi. Xuống đến đầu ngõ mới té ngửa đoạn đường vỏn vẹn có 100m nhưng đã thỏa thuận giá truớc thế nên cũng đành chấp nhận". bác Thắng kể lại.
Lừa thả bóng bay cầu may
Theo báo Dân Trí, sáng hôm qua (ngày 3/7), tại địa điểm thi trước cổng trường ĐH Sư phạm và cổng sau trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng có một nhóm người tự giới thiệu là CLB "Lãnh đạo trẻ" của TP Đà Nẵng thực hiện chuơng trình "Bóng bay ước nguyện" (thực tế là chương trình của một nhóm người "nhử" sĩ tử mua bóng bay thả lên trời cầu mong đỗ ĐH) nhằm giúp thí sinh tự tin bước vào ngày thi và đạt kết quả cao.
Nội dung quảng cáo hoành tráng của nhóm "lãnh đạo trẻ", (ảnh:dantri.com)
Nhóm người này nói rằng: chỉ cần bạn viết ước mơ của mình vào mảnh giấy nhỏ và kí tên mình, sau đó buộc vào quả bóng thả lên trời thì ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực. Vì nhầm tưởng đây là hoạt động miễn phí của TP Đà Nẵng nhằm giúp thí sinh tự tin "chiến đấu" nên nhiều sĩ tử khi mới bước chân đến cổng trường đã cả tin làm theo.
Nhưng sau khi sĩ tử đã kí và thả bóng bay xong, các đối tượng bắt đầu đòi tiền. Có rất nhiều thí sinh giật mình nhưng đã lỡ thả bóng rồi thì phải trả tiền. Giá mỗi quả bóng là 10 nghìn đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là chương trình do một nhóm sinh viên mới thành lập mang tên "Lãnh đạo trẻ". Nhóm này khoảng 30 người lân la đến các địa điểm thi bán bóng bay với khẩu hiệu: "Hãy để cho bóng bay của chúng tôi chắp cánh ước mơ của bạn".
Nhóm này bán bóng bay với giá cắt cổ, kèm theo những lời mời chào hấp dẫn, lừa sĩ tử kiếm tiền trong những ngày thi. Tuy nhiên khi thấy phóng viên đưa máy hình chụp ảnh thì nhóm người này nhanh chóng bỏ đi.
Vì thiếu sự can thiệp của các lực luợng có tránh nhiệm và cũng chưa có chế tài xử lý nên các hiện tượng lừa đảo thí sinh để trục lợi vẫn còn tiếp diễn. Để tự bảo vệ mình, các bậc phụ huynh, các sĩ tử nên đề cao cảnh giác hơn nữa trước những chiêu lừa khó lường của kẻ xấu.
Theo VietNamNet
Cảnh giác với những chiêu lừa trên đường phố Xã hội phát triển, xuất hiện trăm nghìn kiểu lừa đảo khác nhau. Kẻ xấu lợi dụng sự cả tin, lòng trắc ẩn của mọi người để kiếm tiền bất chính. Nhưng, nhiều lúc chính lòng tham của chúng ta đã giúp chúng thực hiện được mưu đồ bất lương một cách dễ dàng. Khi lòng tốt bị lợi dụng Giữa trời nắng...