Biển Bàn Than – ‘Lý Sơn’ của Quảng Nam’: Xót xa cảnh rác ngập tràn
Được mệnh danh là “ Lý Sơn của Quảng Nam”, ghềnh đá Bàn Than ở xã đảo Tam Hải là điểm đến lý tưởng của du khách nhưng gần đây rác thải tràn ngập bãi biển, khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Với đường bờ biển đẹp và bãi cát trắng mịn dài tít tắp, bãi biển Bàn Than (xã đảo Tam Hải, H.Núi Thành, Quảng Nam) được xem là một danh thắng với vẻ đẹp hoang vu, đầy sức hấp dẫn.
Nếu được đầu tư và quảng bá đúng mức, có lẽ thắng cảnh tuyệt đẹp được mệnh danh là “Lý Sơn của Quảng Nam” này sẽ là một trong những địa điểm “đắt” khách du lịch. Huyện Núi Thành cũng là địa bàn cực nam của tỉnh Quảng Nam, giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, bãi biển này đang bị ô nhiễm nặng nề bởi tình trạng rác thải tràn ngập khiến nhiều người chứng kiến không khỏi tiếc nuối.
Danh thắng biển Bàn Than đang bị đe dọa bởi rác thải bủa vây. Ảnh ĐỨC TÀI
Bà Huỳnh Thị Thiểu (56 tuổi, ở thôn Thuận An, xã Tam Hải) cho biết phần lớn rác thải là do người dân vứt ở sông Trường Giang, trôi ra cửa biển rồi bị sóng đánh dạt vào bãi Bàn Than. Tình trạng rác thải tràn ngập bãi biển Bàn Than đã có từ rất lâu, gần đây số lượng nhiều thêm, đặc biệt là rác thải ni lông và nhựa khó phân hủy… khiến cho người dân xã đảo Tam Hải ngày một lo lắng.
“Cứ vài tháng, chính quyền địa phương cùng người dân tiến hành dọn rác một lần. Nhưng sau một thời gian ngắn, rác thải tiếp tục “tấn công” bãi biển trở lại. Bãi biển Bàn Than như là nơi chứa rác khiến cho người dân địa phương không khỏi xót xa”, bà Thiểu nói.
Một lãnh đạo xã Tam Hải cũng thừa nhận rác thải là vấn đề đau đầu không chỉ ở biển Bàn Than mà còn là của xã đảo Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các buổi dọn vệ sinh, nhưng do lượng rác quá nhiều. Hiện địa phương đã cắm các biển cấm đổ rác tại khu vực ghềnh Bàn Than và kêu gọi người dân cùng du khách bảo vệ môi trường.
Rác thải tràn ngập nhiều km bờ biển Bàn Than . Ảnh ĐỨC TÀI
Video đang HOT
Rác thải gồm túi ni lông, chai nhựa và các vật dụng sinh hoạt chất thành đống tại bãi biển Bàn Than . Ảnh ĐỨC TÀI
Hầu hết rác thải là các loại túi ni lông và chai nhựa khó phân hủy, không chỉ làm mất mỹ quan của biển Bàn Than mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xã đảo. . Ảnh ĐỨC TÀI
Hầu hết rác thải là các loại túi ni lông và chai nhựa khó phân hủy, không chỉ làm mất mỹ quan của biển Bàn Than mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xã đảo . Ảnh ĐỨC TÀI
Rác thải bị sóng đánh vào bờ chất thành đống, khiến cho bãi biển Bàn Than mất đi vẻ đẹp vốn có . Ảnh ĐỨC TÀI
Rác thải ni lông tràn ngập bãi tắm biển Bàn Than . Ảnh ĐỨC TÀI
Rác xuất hiện khắp nơi ở các tuyến đê biển và ghềnh đá . Ảnh ĐỨC TÀI
Người dân và chính quyền địa phương thường xuyên dọn rác nhưng được vài hôm thì hàng tấn rác thải lại theo thủy triều tràn vào bờ biển gây ô nhiễm nghiêm trọng . Ảnh ĐỨC TÀI
Chính quyền địa phương đã cắm các biển cấm đổ rác tại khu vực ghềnh Bàn Than và kêu gọi người dân cùng du khách bảo vệ môi trường . Ảnh ĐỨC TÀI
Rác thải chất thành đống tại danh thắng Bàn Than, nơi được mệnh danh là “Lý Sơn của Quảng Nam” khiến người dân lẫn du khách không khỏi xót xa . Ảnh ĐỨC TÀI
Không chỉ đủ các loại rác thải, rễ cây theo thủy triều trôi vào bờ biển Bàn Than cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của danh thắng này . Ảnh ĐỨC TÀI
Bão số 6 trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, nhiều nơi ở miền Trung mưa lớn
Hồi 19h ngày 23-9, vị trí tâm bão ngay trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/h), giật cấp 10.
Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm.
Vị trí và đường đi của cơn bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Do ảnh hưởng của bão số 6, tại trạm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Trong 12 giờ qua (7h - 19h), bão đã gây mưa rất to ở khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định với tổng lượng mưa phổ biến 70 - 150mm, có nơi trên 170mm; các tỉnh Kon Tum, Gia Lai phổ biến 30 - 70mm, có nơi trên 80mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 7h ngày 24-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 - 50km/h), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h).
Vùng nguy hiểm trên biển trong 12 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển:
Do ảnh hưởng của bão nên ở vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và Cù Lao Chàm) gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2 - 4m; biển động rất mạnh.
Ở vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2 - 3m, biển động.
Gió mạnh trên đất liền:
Từ ngày 23-9, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6-8, riêng khu vực đất liền ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 10.
Cảnh báo mưa lớn:
Trong đêm 24-9, bão còn tiếp tục gây mưa to ở Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai với tổng lượng mưa 50 - 100mm, có nơi trên 150mm; từ ngày mai mưa lớn ở các khu vực này giảm nhanh.
Trong đêm nay và ngày mai (24-9) ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 250mm.
Trong ngày 24 và 25-9 ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50 - 150mm, có nơi trên 200mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Từ đơn thư bạn đọc: Mong ước cây cầu nối đôi bờ Đá Giăng Ước mơ về một cây cầu nối liền đôi bờ sông Đá Giăng để thuận tiện đi lại, kết nối giao thương của người dân và chính quyền xã Tam Sơn (H.Núi Thành, Quảng Nam) kéo dài hàng chục năm nay không biết bao giờ mới hoàn thành. Hàng ngàn người dân Tam Sơn mong mỏi có một cây cầu nối đôi bờ...