Biên bản liên ngành hé lộ tình tiết bất ngờ vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ
Reuters hôm 3/6 dẫn lời Giám đốc truyền thông Cơ quan Đường sắt Đông Nam Ấn Độ cho biết, theo thông tin ban đầu, tàu tốc hành tuyến Bengaluru – Howrah được cho là gây ra chuỗi tai nạn đường sắt liên hoàn tại Ấn Độ tối 2/6, thì nay thông tin này đã bị bác bỏ.
Biên bản kiểm tra liên ngành cho thấy, Coromandel Express là tàu đầu tiên gây ra chuỗi tai nạn, khác với thông tin trước đó là tàu hành tuyến Bengaluru – Howrah. Ảnh: AP.
Theo Giám đốc truyền thông Cơ quan Đường sắt Đông Nam Ấn Độ K.S. Anand, biên bản kiểm tra liên ngành của các giám sát viên ghi rõ, đoàn tàu tốc hành Coromandel Express tuyến Shalimar – Chennai tối 2/6 đáng ra phải đi vào đường ray chính, nhưng đèn tín hiệu xanh được cấp đã bị tắt. Điều này khiến Coromandel Express rẽ nhánh, rồi sau đó tông thẳng vào tàu chở hàng đang đậu.
Sự việc đã làm 10-12 toa của Coromandel Express lật ngang sang đường ray bên cạnh, làm trật bánh tàu tốc hành tuyến Bengaluru – Howrah khi nó lao đến với vận tốc 116 km/h. Kết quả cuộc điều tra sơ bộ cho thấy, sự nhầm lẫn của nhân sự kiểm soát đèn tín hiệu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn liên hoàn.
Video đang HOT
Đường vòng – giúp chuyển hướng đoàn tàu sang đường ray nhánh và đưa đoàn tàu trở lại đường ray chính ở khoảng cách xa hơn, thường sử dụng để cho phép tàu dưng nghỉ đón khách hoặc điều động vượt. Ở thời điểm xảy ra sự việc, tàu Coromandel Express đang di chuyển với tốc độ 127km/h.
Được biết, phía Ấn Độ tối 3/6 thông báo, giai đoạn tìm kiếm cứu hộ cho thảm kịch đường sắt đã kết thúc. Toàn bộ 288 thi thể và hơn 900 người bị thương đã được đưa khỏi hiện trường. Giám đốc lực lượng cứu hỏa bang Odisha Sudhanshu Sarangi lo ngại số nạn nhân tử vong có thể tăng lên 380 vì nhiều người đang cấp cứu ở trạng thái nguy kịch. “Sự việc rất, rất bi thảm. Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này trong sự nghiệp của mình”, ông Sudhanshu Sarangi chia sẻ.
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thị sát hiện trường vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng ở bang Odisha và đánh giá các hoạt động cứu trợ, khôi phục đường ray, đồng thời khẳng định những người liên đới trong vụ việc sẽ bị trừng trị nghiêm minh.
Lãnh đạo các nước trên khắp thế giới cũng đã gửi điện chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình nạn nhân và chính phủ Ấn Độ. Đáp lại, Thủ tướng Modi bày tỏ lòng biết ơn, nhấn mạnh rằng, thông điệp chia buồn của các nhà lãnh đạo đã “tiếp thêm sức mạnh” cho gia đình nạn nhân và những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch kinh hoàng này
Lời kể ám ảnh của những người sống sót sau vụ tại nạn tàu hỏa ở Ấn Độ
"May mắn thoát ra từ đống đổ nát, tay và gáy tôi chảy đầy máu. Nhưng đã là gì? Khi tôi ngẩng lên, nhiều người được đưa ra ngoài nhưng mất tay, mất chân, có người bị biến dạng khuôn mặt", CNN dẫn lời kể của một người sống sót sau tai nạn tàu hỏa liên hoàn tại Ấn Độ.
Hiện trường vụ tai nạn giữa ba đoàn tàu tốc hành tại bang Odisha. Ảnh: Reuters.
Tính tới thời điểm hiện tại, vụ tai nạn xảy ra tối 2/6 tại bang Odisha (Ấn Độ), đã khiến gần 300 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương. Trong khi đó, giới chức bang nhấn mạnh rằng con số thương vong nêu trên vẫn chưa phải là cuối cùng.
Một nhân chứng kể với tờ Republic World như sau: "Tôi buồn ngủ nên đã thiếp đi. Rồi đột nhiên có tiếng động lớn chưa từng thấy phát ra. Tỉnh dậy, tôi thấy mình bị 10-15 người đè lên. Tôi hoàn toàn bị mắc kẹt". Người này cũng chia sẻ, may mắn thoát ra từ đống đổ nát, tay và gáy của anh chảy đầy máu. Nhưng tất cả chẳng là gì khi anh ngẩng lên. Nhiều người được đưa ra ngoài nhưng mất tay, mất chân, có người bị biến dạng khuôn mặt.
Các thi thể trong vụ tai nạn thương tâm được tập hợp chờ xác nhận danh tính. Ảnh: Reuters.
Một hành khách khác tên Vandana Kaleda kể lại, khi cô vừa bước ra khỏi nhà vệ sinh thì đoàn tàu bất ngờ nghiêng, khiến mọi thứ đảo lộn. "Tôi mất thăng bằng, mọi người ngã đè lên nhau. Tôi bị sốc và không hiểu chuyện gì vừa xảy ra", Kaleda kể lại, nhấn mạnh rằng cô cảm thấy may mắn vì sống sót.
Theo truyền thông địa phương, cùng với các lực lượng cứu hộ, nhiều người dân địa phương đã tham gia giải cứu người mắc kẹt và tiếp thực phẩm cho các nạn nhân. Không những vậy, trung tâm hiến máu tại các bệnh viện xung quanh khu vực xảy ra tai nạn cũng tiếp nhận hàng trăm người tới hiến máu. "Người dân địa phương hết mình vì chúng tôi. Họ không chỉ giải cứu người mắc kẹt mà còn giúp lấy hành lý, tiếp nước cho chúng tôi", Press Trust of India dẫn lời hành khách Rupam Banerjee.
Trước đó, ông Narendra Singh Bundela - Tổng Thanh tra của Lực lượng Ứng phó thảm họa quốc gia Ấn Độ (NDRP) thông tin, các toa tàu rất nặng và việc di dời chúng cũng như đưa các thi thể ra ngoài là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. "Theo đánh giá của chúng tôi, 17 toa tàu đã trật bánh và hư hỏng", ông Narendra Singh Bundela nêu rõ.
Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa rõ ràng nhưng Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw cho hay, một cuộc điều tra cấp cao đã được triển khai. Thủ hiến bang Odisha Naveen Patnaik cũng tuyên bố ngày 3/6 là ngày tưởng niệm các nạn nhân trong thảm kịch này.
Ấn Độ là quốc gia có mạng lưới đường sắt lớn thứ tư thế giới, với tổng chiều dài hơn 126.000 km, phục vụ khoảng 13 triệu khách mỗi ngày.
Clip: Đi vệ sinh trên đường ray, cô gái bị tàu tông trúng và cái kết Trèo xuống đường ray để đi vệ sinh, cô gái bất ngờ bị tàu tông trúng khiến người xem không khỏi sợ hãi. Sự việc được ghi lại tại ga Dadar ở ngoại ô Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Trong clip, một cô gái đã bị đoàn tàu đâm trúng khi đang cố gắng trèo ra khỏi đường ray tàu. Nạn nhân bị...