BIDV tài trợ 30.000 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 1
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN ( BIDV) vừa ký kết thỏa thuận vào ngày 22.1, về việc phối hợp triển khai chương trình mở rộng quốc lộ (QL) 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ.
Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tập trung chỉ đạo thực hiện để sớm hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2016. Quy mô toàn tuyến gồm 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy và có dải phân cách cứng ở giữa.
Theo thỏa thuận được ký kết, BIDV cam kết thu xếp vốn cho các nhà đầu tư được giao triển khai các dự án mở rộng các đoạn trên tuyến QL1 đoạn Hà Nội – Cần Thơ theo hình thức BOT, trong đó ưu tiên lựa chọn các dự án tại khu vực miền Trung từ Vinh (Nghệ An) đến Ninh Thuận. BIDV sẽ dành gói tín dụng 30.000 tỉ đồng để tài trợ chương trình, trong đó gồm: 1 gói tín dụng 20.000 tỉ đồng để tài trợ cho các dự án BOT; huy động từ đầu tư trái phiếu với giá trị 5.000 tỉ đồng cho chương trình trái phiếu; 1 gói dự phòng khoảng 5.000 tỉ đồng.
Ngay sau lễ ký thỏa thuận hợp tác, BIDV đã ký 1 hợp đồng tín dụng và 3 bản thỏa thuận nguyên tắc tài trợ vốn cho các dự án: BOT mở rộng, nâng cấp QL1 đoạn Nam Cầu Bến Thủy – tuyến tránh Hà Tĩnh với chiều dài 35,1 km; dự án thành phần 2 xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km 987 – Km 1.027 (Quảng Nam) có chiều dài
Video đang HOT
40 km; dự án mở rộng QL1 đoạn từ Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đến phía bắc TP.Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), tổng chiều dài 28 km; dự án mở rộng QL1 đoạn từ TP.Đồng Hới đến cuối Quảng Bình (Km 657 – Km 717 300) và đoạn qua Quảng Trị (Km 717 300 – Km 792 360), tổng chiều dài 39 km.
Theo TNO
Công ty 50.000 tỷ có thể cứu bất động sản'
Nếu thành lập, công ty tái cho vay thế chấp nhà quốc gia được kỳ vọng giải phóng tồn kho bất động sản và đáp ứng nhu cầu mua nhà ở của người thu nhập thấp.
Theo đề xuất vừa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) trình Chính phủ, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia dự kiến được thiết lập dưới hình thức công ty tài chính TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc nắm chi phối trên 75% vốn điều lệ.
Với mục đích giải quyết tồn kho bất động sản, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường, công ty này sẽ là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động theo 2 hình thức là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các ngân hàng.
Công ty tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở trong tương lai. Ảnh:Hoàng Hà.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, nhấn mạnh, công ty này vẫn sẽ trực thuộc Bộ Tài chính và là một cơ quan của Chính phủ. "BIDV chỉ là đơn vị đề xuất Chính phủ xem xét và BIDV sẵn sàng hỗ trợ để tổ chức công ty đi vào hoạt động trong 1-2 năm đầu. Sau đó, BIDV sẽ chuyển giao lại toàn bộ công ty cho cơ quan do Chính phủ chỉ định", ông Trần Bắc Hà cho biết.
Theo ông Trần Lục Lang - Phó tổng giám đốc BIDV - trong 5 năm đầu, để có nguồn vốn tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp, công ty sẽ huy động thêm khoảng 50.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc huy động số tiền này từ các nguồn vốn trên có thể gây sức ép lớn lên ngân sách và nợ công. Đặc biệt, trong bối cảnh Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) của Chính phủ cũng sắp được ra đời và VAMC có thể cũng phải mượn tới nguồn tiền từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
Giải đáp những lo ngại này, ông Trần Phương - Phó tổng giám đốc BIDV - cho biết, ngoài nguồn vốn đến từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ, công ty tái cho vay thế chấp nhà sẽ sử dụng 7 phương thức huy động đa dạng khác. Trong đó có các nguồn như nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA, vốn vay tại các định chế tài chính cũng như trông chờ vào sự tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất hợp lý... "Với việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn như vậy thì cơ sở để triển khai là hoàn toàn khả thi", ông Trần Phương quả quyết.
Song song với việc đưa ra giải pháp cho thị trường bất động sản, BIDV cũng vừa công bố chương trình thực hiện quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu... Kế hoạch hàng nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế được Chính phủ đưa ra đầu năm 2013 và BIDV là đơn vị đầu tiên công bố các gói thực hiện. Theo đó, BIDV sẽ dành 30.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong đó, để kích cầu cho thị trường, sẽ có 19.500 tỷ đồng để cho vay cá nhân mua, thuê mua nhà xã hội. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho rằng, để giải quyết khó khăn cho thị trường hiện nay, việc cần làm là phải giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội. Đại diện này cũng cam kết lãi suất cho vay sẽ bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.
Riêng đối với các doanh nghiệp bất động sản, BIDV sẽ dành 10.500 tỷ đồng để cho vay các chủ đầu tư đang triển khai dự án nhà ở có giá bán dưới 15 triệu đồng một m2 với mức cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà cũng nhấn mạnh: "Các ngân hàng thương mại sẽ không dại cho vay những dự án thuộc phân khúc đang ứ đọng tại thị trường. Để giảm bớt khó, những dự án mới giải phóng mặt bằng thì tạm thời có thể dừng lại, các dự án thương mại không đảm bảo có thể chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội".
Theo VNE
AIA Việt Nam triển khai nhiều hoạt động xã hội từ thiện Chiều 21-1, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam (AIA Việt Nam) đã chính thức khai trương trụ sở mới của Chi nhánh Hà Nội tại tòa nhà IPH, 241 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông Stephen Clark- Tổng Giám đốc AIA Việt Nam cho biết, sau hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, AIA luôn nỗ...