Biden tung đòn không kích đầu tiên tại Syria
Quân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên được Biden phê chuẩn, nhằm vào công trình được cho là do dân quân thân Iran kiểm soát ở Syria.
Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết đòn không kích diễn ra tại Syria hôm 25/2 sau khi được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn, nhưng không tiết lộ địa điểm và loại vũ khí được sử dụng. Đây dường như là động thái trả đũa đầu tiên của Washington sau hàng loạt cuộc tấn công bằng pháo phản lực (rocket) nhằm vào các cơ sở ngoại giao và quân sự Mỹ tại Iraq, khiến ít nhất hai người thiệt mạng.
Lầu Năm Góc xác nhận đã tấn công mục tiêu ở phía đông Syria để đáp trả các vụ phóng rocket ở Iraq.
Cuộc không kích chỉ nhằm vào một công trình đơn lẻ, nhiều khả năng nhằm tránh gây leo thang căng thẳng khu vực. Quyết định tấn công mục tiêu tại Syria thay vì Iraq cũng giúp giảm bớt áp lực cho Baghdad trong quá trình điều tra vụ tập kích rocket nhằm vào căn cứ Erbil hôm 16/2 khiến một số lính Mỹ bị thương.
Tiêm kích F-15E Mỹ tuần tra tại Trung Đông cuối năm 2020. Ảnh: USAF .
Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket trong năm ngoái. Mỹ cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn công và nhiều lần không kích đáp trả. Chính quyền cựu tổng thống Donald Trump từng dọa trả đũa Iran nếu có người Mỹ thiệt mạng trong những vụ tấn công rocket tại Iraq.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden thể hiện chính sách khác biệt với người tiền nhiệm khi nhiều lần phản đối các vụ tập kích, nhưng khẳng định sẽ không phản ứng vội vã. “Chúng tôi sẽ phản ứng theo cách được tính toán dựa trên thời gian biểu riêng, sử dụng hàng loạt công cụ vào thời điểm và vị trí thích hợp, không để leo thang căng thẳng theo ý muốn của Iran và hỗ trợ nỗ lực của họ nhằm gây bất ổn Iraq”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/2 cũng bày tỏ sự phẫn nộ và kêu gọi điều tra vụ tấn công rocket làm hai người chết ở Erbil, miền bắc Iraq.
Những người Mỹ quyết tin Trump là tổng thống
Nhiều thành viên nhóm theo thuyết âm mưu QAnon vẫn tin Trump sẽ nhậm chức thực sự vào ngày 4/3, còn Biden hiện chỉ là "thế thân" của ông.
Nhiều thành viên nhóm cực hữu QAnon đối mặt với thực tế phũ phàng khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức ngày 20/1, trái với những giả thuyết mà họ tin chắc trước đó rằng Donald Trump sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Khi Trump lặng lẽ rời Nhà Trắng, họ quyết định từ bỏ niềm tin của mình, giảng hòa với người thân, bạn bè sau những tranh cãi gay gắt liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống.
Nhưng không ít người khác trong nhóm vẫn tiếp tục cam kết trung thành với "Q", một người ẩn danh mong muốn trở thành cố vấn của Trump và là lãnh đạo QAnon.
Họ cố gắng hợp lý hóa việc Biden trở thành tổng thống theo những giả thuyết ngày càng thái quá, như tuyên bố Biden và Trump đang hợp tác với nhau hay thậm chí hai người đang "hoán đổi cơ thể". Nhóm này cũng coi ngày 4/3 là thời điểm quan trọng tiếp theo cho phong trào của họ, ngày mà họ tin Trump sẽ nhậm chức tổng thống lần nữa.
Những thành viên QAnon bắt đầu nói về ngày 4/3 từ giữa tháng 1, sau khi thất vọng vì cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1 không thể lật ngược được kết quả bầu cử. Tuy nhiên, thuyết âm mưu mới nhất thực sự nổi lên vào tháng 2, sau lễ nhậm chức của Biden và khi nhiều thành viên QAnon tìm kiếm "những cách khác nhau để lý giải thực tế về một chính quyền mới", theo Amy Iandiorio, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa cực đoan của Liên đoàn chống phỉ báng tại Mỹ.
Nhóm này cho rằng chính phủ liên bang Mỹ đã bí mật trở thành một tập đoàn theo điều luật mà họ tin được thông qua năm 1871, nhưng thực tế không tồn tại, trong đó mọi tổng thống nhậm chức và mọi sửa đổi hiến pháp được thông qua trong những năm sau đó đều bất hợp pháp.
Theo niềm tin của họ, Trump sẽ trở lại vào ngày 4/3 với tư cách là tổng thống thứ 19, tổng thống hợp pháp đầu tiên sau Ulysses S. Grant, và cựu ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ giữ chức phó tổng thống. Họ chọn ngày 4/3 bởi đó là ngày nhậm chức ban đầu của tổng thống Mỹ, trước khi được đổi thành ngày 20/1 theo Tu chính án thứ 20 năm 1933.
"Trump sẽ trở lại vào ngày 4/3 theo Hiến pháp. Hãy đọc nó. Hãy đọc sách và tự trau dồi kiến thức", người dùng Wesley McBride viết trên Telegram.
Cựu tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở Fayetteville, Bắc Carolina tháng 9/2020. AP.
Nicole Narea, biên tập viên của Vox, cho rằng giả thuyết của những thành viên QAnon chỉ là thông tin sai lệch được họ thêu dệt nhằm biện minh cho thất bại của Trump cũng như cứu vãn phong trào cực hữu dựa trên thuyết âm mưu của mình. "Chúng chỉ nhằm lý giải việc Biden hiện là Tổng thống, điều trái ngược với niềm tin của họ rằng Trump là người được Chúa chỉ định để mang tới một nền cộng hòa mới", Narea viết.
Thuyết âm mưu ngày 4/3 thậm chí đã được lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội cánh hữu chính thống. Khi các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook hay YouTube tăng cường kiểm duyệt thông tin để ngăn chặn thuyết âm mưu và thông tin sai lệch, nhiều thành viên QAnon đã chuyển sang các nền tảng xã hội phần lớn chưa được kiểm duyệt như Gab, MeWe, Telegram, CloutHub, Rumble và Parler.
Tuy nhiên, một số thành viên đã bắt đầu hoài nghi những nỗ lực hợp lý hóa việc Biden là Tổng thống mà nhóm QAnon lan truyền.
"Bạn phải ngừng tin vào những điều vớ vẩn này. Quân đội không bắt bất kỳ ai. Không ai bị đưa tới Vịnh Guantanamo. Không ai phải hầu tòa hay treo cổ", người dùng Kevin viết trên Telegram.
Biên tập viên Narea cho hay hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy cộng đồng QAnon sẽ tập hợp lực lượng vào ngày 4/3. "Mọi người dường như sẽ không kéo về thủ đô Washington với số lượng đông đảo như cuộc biểu tình 'Ngừng đánh cắp bầu cử' ngày 6/1", Narea viết.
Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo QAnon vẫn còn một tuần để lên kế hoạch và không loại trừ khả năng có bạo lực. Không ít thành viên QAnon từng có hành vi bạo lực trong quá khứ, như Matthew Wright, người đang chịu án 8 năm tù vì tham gia cuộc đối đầu có vũ trang với cảnh sát tại Đập Hoover. Kể từ năm 2018, các thành viên QAnon đã đứng sau hai vụ bắt cóc, một âm mưu bắt cóc, một vụ đột nhập vào tư dinh của thủ tướng Canada và ít nhất một vụ giết người.
"Chúng ta biết rằng những người này có thể bị kích động bởi cảm giác mất mát hoặc ý thức cộng đồng mà họ thấy QAnon mang tới cho họ trong các giả thuyết chối bỏ thực tế", Iandiorio nói. "Bởi đây là một nhóm mà thuyết âm mưu đã ăn sâu vào tiềm thức, bạn không thể loại trừ khả năng xảy ra bạo lực".
Sở cảnh sát Washington nói với Newsweek rằng họ không cho phép bất kỳ cuộc biểu tình nào diễn ra vào ngày 4/3, nhưng giới chức quốc phòng và hành pháp dường như đã chuẩn bị cho khả năng QAnon hoạt động vào ngày hôm đó.
Nghị sĩ Adam Smith, thành viên hàng đầu của phe Dân chủ trong Ủy ban Quân lực Hạ viện, trong phiên điều trần tuần trước cho biết lực lượng Cảnh sát Quốc hội Mỹ đã yêu cầu 4.900 vệ binh quốc gia ở lại Washington đến hết ngày 12/3 vì lo ngại những rủi ro có thể xảy ra.
Một người phát ngôn của Cảnh sát Quốc hội Mỹ nói trong một tuyên bố rằng đơn vị của họ "liên tục phân tích thông tin tình báo và làm việc với quan chức thực thi pháp luật liên bang, bang và địa phương để chuẩn bị cho bất kỳ mối đe dọa nào xảy đến, bao gồm nguy cơ ngày 4/3".
Dù giới chức quốc phòng hiện vẫn chưa xác minh được mối đe dọa cụ thể nào từ nhóm QAnon, nghị sĩ Smith nói với các thành viên Cộng hòa trong phiên điều trần của ủy ban tuần trước rằng họ cần làm nhiều hơn để chống lại thông tin sai lệch về kết quả bầu cử 2020, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa trong tương lai.
"Tôi đồng ý rằng nguy cơ không lớn, nhưng sẽ tốt hơn nếu mọi quan chức dân cử và những người nắm quyền ở quốc gia này công khai thừa nhận Joe Biden là tổng thống được bầu hợp lệ trong một cuộc bầu cử công bằng và tự do", ông nói.
Trump sẽ công kích Biden tại hội nghị bảo thủ Trump sẽ dùng bài phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) để công kích Biden về các chính sách sau 5 tuần đầu nắm quyền. Bài phát biểu tại CPAC ở thành phố Orlando, bang Florida ngày 28/2 sẽ đánh dấu lần xuất hiện công khai đầu tiên của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump từ khi ông...