Biden: ‘Tôi không phải là bạn cũ của ông Tập’
Biden bác bỏ quan điểm ông và ông Tập là “bạn cũ”, cho rằng cộng đồng quốc tế đang đặt câu hỏi về cam kết của Bắc Kinh trong nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19.
Phóng viên Nhà Trắng của Fox News Peter Doocy đặt câu hỏi liệu Biden có gây áp lực với Trung Quốc sau hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống với lãnh đạo Nga Vladimir Putin ở Geneva ngày 16/6 hay không. Biden thường xuyên nhắc đến mối quan hệ lâu dài của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ thời chính quyền Obama.
Tổng thống Biden trong cuộc họp báo tại Geneva ở Thụy Sĩ ngày 16/6. Ảnh: AFP .
“Ông đã nói nhiều lần rằng có lẽ ông đã dành nhiều thời gian với Chủ tịch Tập hơn bất kỳ lãnh đạo thế giới nào khác”, Doocy hỏi Biden trong cuộc họp báo ở Geneva ngày 16/6. “Liệu sẽ có lúc ông gọi cho ông ấy, với tư cách hai người bạn cũ, để yêu cầu ông ấy cho phép các nhà điều tra của WHO, những người đang cố gắng tìm hiểu tận cùng nguồn gốc Covid-19, tiếp cận Trung Quốc một cách cởi mở hay không?”.
“Tôi muốn làm rõ vấn đề này: chúng tôi hiểu rõ về nhau, nhưng chúng tôi không phải là bạn cũ”, Biden trả lời. “Đó thuần túy là quan hệ làm việc”.
Biden đã gặp ông Tập nhiều lần khi ông là phó tổng thống dưới thời Obama. Biden cũng nhiều lần nói rằng ông đã “đi 17.000 dặm” cùng ông Tập và phát triển mối quan hệ.
Hồi tháng 12/2013, ông Tập từng gọi Biden là “bạn cũ” trong một sự kiện Biden tham dự ở Bắc Kinh. Biden cũng đề cập đến “tình bạn” của mình với ông Tập tại sự kiện này.
Video đang HOT
Các nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Biden gây áp lực với Trung Quốc về cách xử lý đại dịch, trong bối cảnh họ đang kêu gọi điều tra thêm về giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Tháng trước, Tổng thống cho biết các quan chức tình báo nghiêng về các giả thuyết đại dịch bắt nguồn từ một sự cố trong phòng thí nghiệm hoặc nCoV truyền từ động vật sang người, nhưng chưa đưa ra kết luận chính xác. Ông đã chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ tiến hành điều tra thêm và báo cáo về những phát hiện của mình trong vòng 90 ngày.
Doocy hỏi Biden điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh tiếp tục chống lại các lời kêu gọi quốc tế về việc cho phép tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch minh bạch bên trong biên giới của họ.
“Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để tự thể hiện mình là một quốc gia có trách nhiệm và đang trỗi dậy”, Biden nói. “Họ đang rất cố gắng để nói về cách họ giúp thế giới chống Covid-19 và cung cấp vaccine. Tuy nhiên, có một số điều bạn không cần phải giải thích với người dân thế giới. Họ nhìn thấy kết quả. Trung Quốc có thực sự đang cố gắng đi đến tận cùng vấn đề này không?”, Biden nói.
“Một điều chúng tôi đã thảo luận, như tôi đã nói với các bạn ở cuộc họp của EU, G7 và với NATO, là chúng ta cần kêu gọi cả thế giới cùng tìm hiểu đâu là cơ chế vật lý sẵn có để phát hiện sớm đại dịch tiếp theo và xác định cơ chế ứng phó”, ông nói thêm. “Nó sẽ xảy ra và chúng ta cần phải làm điều đó”.
Tổng thống Putin: "Ông Biden rất khác ông Trump"
Tổng thống Vladimir Putin đã dành lời khen cho người đồng cấp Mỹ Joe Biden sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tại Thụy Sĩ.
Tổng thống Putin và Tổng thống Biden hội đàm tại Geneva ngày 16/6 (Ảnh: Reuters).
"Tổng thống Biden rất khác Tổng thống Trump", Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp báo sau khi hội đàm với người đồng cấp Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6.
Theo ông Putin, ông Biden là một "chính khách giàu kinh nghiệm", một "chính trị gia lão luyện" và tiếp cận các cuộc thảo luận một cách tích cực.
"Tôi tự thấy rằng ông Biden là một người rất giàu kinh nghiệm, không phải lúc nào cũng có những cuộc trò chuyện dài như vậy với mọi nhà lãnh đạo", ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin cho biết cuộc trò chuyện giữa ông và Tổng thống Biden "mang tính xây dựng" và không bị "phủ bóng" bởi những câu hỏi lớn về chính trị nội bộ. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định hai bên đều thể hiện "sự sẵn sàng hiểu nhau".
"Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ sự thù địch nào", ông Putin nói về cuộc gặp với ông Biden, đồng thời cho biết đã có các cuộc thảo luận quan trọng giữa hai nhà lãnh đạo về sự hợp tác ở khu vực Bắc Cực.
Theo Tổng thống Putin, Nga và Mỹ nhất trí rằng trách nhiệm đặc biệt của hai nước là đảm bảo sự ổn định chiến lược toàn cầu với tư cách là các cường quốc hạt nhân trên thế giới.
Tổng thống Putin cũng cho biết, ông và Tổng thống Biden đã nhất trí "bắt đầu tham vấn" về vấn đề an ninh mạng. Trước đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden sẽ nêu vấn đề liên quan tới các cuộc tấn công mạng gần đây mà Mỹ nghi là do Nga thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng của Mỹ trong cuộc gặp với Tổng thống Putin.
Ông Putin đã phản hồi câu hỏi về Alexei Navalny - chính khách đối lập bị Nga bỏ tù. Mỹ và một số nước phương Tây từng nghi ngờ Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh.
Ông Putin thậm chí còn từ chối nói tên của Navalny, thay vào đó ông chỉ gọi là "người đàn ông này". Tổng thống Nga cũng cáo buộc Navalny đã "cố tình" vi phạm pháp luật.
Tại họp báo, Tổng thống Putin đã đáp trả những chỉ trích của Mỹ về vấn đề nhân quyền tại Nga, trong bối cảnh chính Mỹ cũng đang gặp vấn đề về bạo lực súng đạn và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào dân thường.
Tổng thống Nga cho rằng Mỹ còn nhiều điều phải trả lời khi nói đến việc tôn trọng nhân quyền, cụ thể là nhà tù Guantanamo.
Bên trong phòng họp báo của ông Putin tại Geneva ngày 16/6 (Ảnh: Reuters).
Ông Putin cũng đưa ra bình luận về căng thẳng quân sự gia tăng giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, cũng như "những lo ngại" của Washington về các hoạt động quân sự của Nga.
"Chúng tôi tiến hành các cuộc tập trận trên lãnh thổ của mình giống như cách mà Mỹ tiến hành nhiều cuộc tập trận trên lãnh thổ của họ. Nhưng chúng tôi không tham gia vào các cuộc tập trận bằng cách đưa thiết bị quân sự và binh sĩ của chúng tôi đến các bang biên giới của Mỹ. Thật không may, các đối tác Mỹ của chúng tôi đang làm điều này ngay bây giờ. Do đó, "mối quan ngại" về tình hình này không nên được bày tỏ bởi phía Mỹ, mà nên từ phía Nga", ông Putin nói.
Về 2 vấn đề liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine và việc Ukraine muốn trở thành thành viên của liên minh NATO, ông Putin nói rằng vấn đề thứ hai không được thảo luận do lập trường của Nga và Mỹ khác nhau. Tổng thống Putin cho biết ông và Biden đã đồng ý rằng, thỏa thuận Minsk sẽ là cơ sở để giải quyết cuộc nội chiến đóng băng kéo dài ở miền đông Ukraine.
Ông Putin cũng xác nhận Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận để đưa đại sứ của mỗi nước trở lại cơ sở ngoại giao của nhau. Hồi tháng 4, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã rời Washington và trở lại Nga để tham vấn trong bối cảnh một vụ bê bối ngoại giao xảy ra sau khi ông Biden có phát ngôn gây tranh cãi về ông Putin. Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan cũng rời Moscow trong cùng tháng.
Hành động "khó hiểu" của ông Biden trong cuộc gặp với ông Putin Nhà Trắng đã lên tiếng giải thích về hành động gật đầu gây tranh cãi của Tổng thống Joe Biden khi trả lời câu hỏi của một phóng viên. Ông Putin - Biden lần đầu hội đàm trực tiếp Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin hội đàm tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6 (Ảnh: Reuters). Theo CNN , tình trạng...