Biden thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Biden thêm 28 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, bên cạnh 31 công ty dưới thời Trump, do nghi ngờ họ liên kết với quân đội Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 3/6 ký lệnh hành pháp cấm các thực thể Mỹ đầu tư vào hàng chục công ty Trung Quốc bị cáo buộc có quan hệ với các lĩnh vực công nghệ giám sát hoặc quốc phòng.
Bộ Tài chính sẽ thực thi và cập nhật “trên cơ sở luân phiên” danh sách mới khoảng 59 công ty, cấm nhà đầu tư Mỹ mua hoặc bán với các công ty này, và thay thế danh sách trước đó của Bộ Quốc phòng.
Theo Biden, lệnh này ngăn cản đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực công nghiệp – quân sự của Trung Quốc, cũng như các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự, tình báo và an ninh.
“Ngoài ra, tôi thấy việc sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc và việc phát triển hoặc sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc để tạo điều kiện cho lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng tạo thành các mối đe dọa bất thường”, Biden nói.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 2/6. Ảnh: AFP .
Các công ty lớn của Trung Quốc nằm trong danh sách trước đó của Bộ Quốc phòng cũng được đưa vào danh sách mới, gồm Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Truyền thông Di động Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật số Hangzhou Hikvision, Huawei Technologies và Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC).
SMIC là chìa khóa cho động lực quốc gia của Trung Quốc để thúc đẩy lĩnh vực chip nội địa.
“Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ bổ sung các công ty khác vào hạn chế của lệnh hành pháp mới”, một trong những quan chức cấp cao cho biết.
Lệnh cấm đầu tư có hiệu lực từ ngày 2/8 và các cổ đông hiện tại có một năm để thoái vốn.
Một quan chức khác nói rằng việc đưa các công ty công nghệ giám sát của Trung Quốc vào danh sách đen đã mở rộng phạm vi sắc lệnh gồm 31 công ty mà chính quyền cựu tổng thống Donal Trump công bố cuối năm ngoái, vốn bị Nhà Trắng thời Biden cho rằng được soạn thảo cẩu thả, khiến nó phải đối mặt với những thách thức từ tòa án.
Động thái này là một phần trong chuỗi bước đi rộng lớn hơn của Biden nhằm chống lại Trung Quốc, gồm củng cố các liên minh của Mỹ và theo đuổi các khoản đầu tư lớn trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng trở nên khó khăn.
Điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Biden, Kurt Campbell, tháng trước cho biết thời kỳ gắn bó với Trung Quốc đã kết thúc và mô hình thống trị trong quan hệ song phương trong tương lai sẽ là cạnh tranh.
Danh sách ban đầu được công bố dưới thời Trump bao gồm các công ty viễn thông, xây dựng và công nghệ lớn như China Mobile, China Telecom, công ty giám sát video Hikvision và China Railway Construction Corp.
Một ngày trước khi Biden ký sắc lệnh mới, Bắc Kinh tiếp tục chỉ trích danh sách đen thời Trump và thề sẽ bảo vệ quyền lợi của các công ty Trung Quốc, nói rằng biện pháp này có “động cơ chính trị”, “bỏ qua sự thật và tình hình thực tế” của các công ty liên quan.
Đường lối cứng rắn với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của quốc hội lưỡng đảng Mỹ. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton và Marco Rubio, cùng hạ nghị sĩ Dân chủ Gary Peters và Mark Kelly, đầu tuần này công bố thư thúc giục chính quyền công bố danh sách mới.
Tổng thống Mỹ sẽ xem xét 'danh sách đen đầu tư' của người tiền nhiệm
Các nguôn thạo tin mơi đây cho biêt Tông thông Mỹ Joe Biden dự định trong tuần này sẽ xem xét điêu chỉnh danh sách các công ty Trung Quốc mà giơi đầu tư Mỹ được phép sở hữu cổ phần.
Đông thái này được đưa ra khi ngươi đưng đâu Nhà Trăng đánh giá lại mối quan hệ giưa các cường quốc thế giới thời hậu Tông thông Donald Trump, trong khi vẫn duy trì sức ép đối với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 20/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo sắc lệnh mới của Tông thông Biden, Bộ Tài chính sẽ lập danh sách các công ty bị phạt vì có liên kết với các lĩnh vực công nghệ giám sát và quốc phòng của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ ký thông qua săc lệnh trên trong tuần này.
Việc xem xét được đưa ra sau khi hai công ty Trung Quốc khiếu nại thành công lệnh câm đâu tư của cưu Tông thông Donald Trump lên tòa án. Ông Biden sau đó nói rằng lênh câm cần phải đảm bảo kín kẽ và bền vững về mặt pháp lý.
Trươc đây, ông Donald Trump đã cấm nhà đâu tư Mỹ mua cổ phần tại 31 công ty Trung Quốc được coi là cung cấp hoặc hỗ trợ an ninh của quôc gia tỷ dân này. Danh sách bao gồm các công ty viễn thông, xây dựng và công nghệ lớn như China Mobile, China Telecom, Hikvision và China Railway Construction Corp.
Đây được coi là một trong số hàng loạt các biện pháp của Nhà Trắng nhằm kiêm chê sự trỗi dậy của "gã khổng lồ châu Á". Song điều này đã khiến mối quan hệ giữa hai quôc gia trở nên căng thẳng nghiêm trọng.
Trong khi chính quyền Tông thông Biden cam kết thực hiện chính sách đôi thoại mang tính ngoại giao hơn với Trung Quốc sau giai đoạn nhiêu biến động của người tiền nhiệm, ông Biden khăng định vân giữ vưng đương lôi về một số vấn đề bao gồm quốc phòng và công nghệ.
Dự kiến Tông thông Biden sẽ giữ nguyên danh sách trươc đây, trong khi Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ sẽ bổ sung thêm các công ty mới sau khi tham vấn các Bộ Quốc phòng và Bô Ngoại giao.
Lo sợ gián đoạn nguồn cung, Nga nhờ tới Trung Quốc sản xuất Sputnik V Nga đang tìm đến các công ty Trung Quốc để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V với hy vọng đẩy nhanh tiến độ sản xuất trong bối cảnh nhu cầu đối với loại vaccine này tăng cao. Một nhân viên y tế Nga chuẩn bị liều tiêm vaccine Sputnik V. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, trong một vài tuần trở lại...