Biden sẽ không họp báo chung với Putin
Tổng thống Biden sẽ họp báo riêng, không xuất hiện chung với người đồng cấp Nga sau hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ vào tuần sau.
“Cuộc gặp ở Geneva được kỳ vọng sẽ diễn ra thẳng thắn và chân thành. Họp báo đơn lẻ sau sự kiện là phương án phù hợp nhằm thể hiện rõ ràng những đề tài được thảo luận, cả trong các lĩnh vực mà hai bên nhất trí và vấn đề mà chúng tôi có lo ngại đáng kể”, quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết hôm nay.
Nhà Trắng trước đó thông báo hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ có hai phiên họp, nhưng không cho biết chi tiết.
Biden tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh hôm 11/6. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Putin và Biden dự kiến hội đàm trực tiếp tại hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ ngày 16/6 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Biden dự kiến nêu ra hàng loạt vấn đề khi gặp Putin, bao gồm cáo buộc Nga can thiệp bầu cử và liên quan đến các vụ tấn công mạng, cũng như lo ngại của Mỹ về hoạt động quân sự do Nga tiến hành gần biên giới Ukraine, vụ bắt lãnh đạo đối lập Alexei Navalny và sự ủng hộ của Moskva với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Thượng đỉnh Nga – Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng lớn nhất trong nhiều năm. Moskva và Washington đều hạ thấp kỳ vọng về việc đạt được bước đột phá, dù giới chức Mỹ liên tục khẳng định mục đích sự kiện này là giúp quan hệ với Nga trở nên “ổn định và dễ đoán định hơn”.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump từng hứng nhiều chỉ trích sau cuộc họp báo chung với Tổng thống Putin tại Helsinki hồi tháng 7/2018, khi ông bày tỏ sự ngưỡng mộ với Putin và dường như chấp nhận việc lãnh đạo Nga bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, thay vì tin tưởng vào nhận định của giới tình báo Mỹ.
Facebook không chặn nội dung nói COVID-19 là sản phẩm của con người
Facebook thông báo từ bây giờ sẽ không chặn các nội dung nói rằng virus SARS-CoV-2 là sản phẩm của con người.
Facebook không còn coi nội dung "COVID-19 là sản phẩm của phòng thí nghiệm" là tin giả. Ảnh: Reuters
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh tranh cãi về nguồn gốc COVID-19 giữa Trung Quốc và Mỹ nóng trở lại.
"Khi các cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19 đang diễn ra và với sự tham vấn của các chuyên gia y tế cộng đồng, chúng tôi sẽ không chặn bỏ nội dung nói COVID-19 là một sản phẩm của con người trên các nền tảng. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với các chuyên gia để biết rõ tình hình đại dịch và thường xuyên cập nhật các chính sách theo các sự kiện và xu hướng mới xuất hiện", mạng truyền hình ABC News dẫn tuyên bố của người phát ngôn Facebook ngày 26/5.
Facebook cho hay công ty đã thay đổi chính sách liên quan đến những thông tin gây nhầm lẫn về dịch bệnh COVID-19 với sự tham vấn của các tổ chức y tế hàng đầu, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trước đó, vào hồi tháng 2, Facebook thông báo mở rộng danh sách nội dung mà công ty này liệt kê là tin giả, trong đó có nội dung COVID-19 là do con người tạo ra.
Tin đồn về nguồn gốc COVID-19 trôi nổi ngay từ đầu khi dịch bệnh xuất hiện, đặc biệt tập trung vào Viện Virus học Vũ Hán ở Trung Quốc khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lúc đó cho rằng virus SARS-CoV-2 đã bị rò rỉ từ đây. Về phần mình, Bắc Kinh luôn bác bỏ cáo buộc đó. Kết quả điều tra của một nhóm chuyên gia quốc tế thuộc WHO đến Vũ Hán hồi tháng 2 cũng nhận định "rất khó có khả năng virus lọt ra từ phòng thí nghiệm".
Tuy nhiên, trong hai ngày trở lại đây, Trung Quốc và Mỹ một lần nữa bùng lên căng thẳng do vấn đề nguồn gốc dịch bệnh.
Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông đã trực tiếp chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Kết quả điều tra phải đệ trình trong vòng 90 ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận cộng đồng tình báo Mỹ cũng bị chia rẽ trước câu hỏi nguồn gốc của đại dịch COVID-19 là từ đâu.
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng Trung Quốc không hoàn toàn minh bạch trong một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc COVID-19 và một cuộc điều tra toàn diện là cần thiết để xác định xem virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh này nảy sinh từ tự nhiên hay phòng thí nghiệm.
Về phần mình, Trung Quốc kịch liệt phản đối việc Tổng thống Mỹ ra lệnh điều tra nguồn gốc COVID-19. Ngày 26/5, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định việc chính trị hóa điều tra nguồn gốc COVID-19 sẽ không chỉ gây khó khăn cho việc tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện virus SARS-CoV-2, mà còn tạo điều kiện cho "virus chính trị" lây lan, hủy hoại nghiêm trọng các nỗ lực hợp tác quốc tế chống đại dịch.
Cùng ngày, Thời báo Hoàn cầu (Global Times) đã đăng bài nói rằng nếu "thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm" được điều tra thêm, Mỹ cũng nên cho phép các nhà điều tra vào các căn cứ của mình, gồm căn cứ thí nghiệm sinh hóa quân sự Fort Detric thuộc bang Maryland.
Biden - Putin sẽ gặp thượng đỉnh ở Thụy Sĩ vào tháng 6 Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Biden và Putin sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6, Nhà Trắng hôm nay xác nhận. "Tổng thống Joe Biden sẽ thảo luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhiều vấn đề cấp bách, khi hai nước tìm cách khôi phục sự ổn định và dễ đoán định trong quan hệ Mỹ...