Biden lập kỷ lục gây quỹ sau cuộc tranh luận đầu tiên
Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Dân chủ Biden lập kỷ lục gây quỹ trong một giờ sau khi kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên.
Kate Bedingfield, phó giám đốc phụ trách chiến dịch của Joe Biden, hôm 29/9 thông báo sau khi kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống, chiến dịch của họ đã thu về 3,8 triệu USD trong một giờ, mức cao nhất từ trước tới nay.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện chưa thông báo về vấn đề này.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại cuộc tranh luận đầu tiên ở Cleveland, Ohio, hôm 29/9. Ảnh: AP.
Cuộc tranh luận đầu tiên của Trump và Biden diễn ra tại Cleveland, bang Ohio, tập trung vào 6 chủ đề. Tuy nhiên, tranh luận lần này bị đánh giá là “hỗn loạn”. Hai ứng viên dành quá nhiều thời gian để công kích lẫn nhau, khiến họ không trình bày rõ ràng được các khác biệt về chính sách, trong khi đây mới là điều các cử tri chưa quyết định cần nghe.
Vài phút sau khi kết thúc tranh luận, ông chủ Nhà Trắng đăng lên Twitter bức ảnh gồm ba người, ông một bên, Biden và người cầm trịch Chris Wallace một bên, ám chỉ ông phải “một chọi hai”.
CNN nhận định Tổng thống Trump là người lấn át trong cuộc tranh luận lần này, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông là người chiến thắng. Cuộc khảo sát của CNN cũng cho thấy cứ 10 người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên thì có 6 người nói Biden đã làm tốt hơn Trump.
Cuộc tranh luận tiếp theo giữa Trump và Biden sẽ diễn ra ngày 15/10 tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Adrienne Arsht ở Miami và cuộc tranh luận thứ ba được tổ chức ngày 22/10 tại Đại học Belmont ở Nashville.
Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 có quyết định được chiến thắng của ứng viên?
Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn ra vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10, là cơ hội để các ứng viên thể hiện quan điểm của mình nếu trúng cử.
Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 được dự đoán sẽ là những màn so găng cực kỳ quyết liệt khi Tổng thống Trump rất muốn thu hẹp khoảng cách trong các cuộc thăm dò cử tri, thậm chí là bứt lên. Trong khi đó, ông Biden cũng đang tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ.
Video đang HOT
Tranh luận Tổng thống Mỹ là gì?
Các cuộc tranh luận giữa các ứng viên là giai đoạn cuối cùng của cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ 2020.
Mỹ lần đầu tiên tổ chức tranh luận Tổng thống vào năm 1960. Từ năm 1976, hoạt động này được tổ chức vào mỗi mùa bầu cử. Hầu hết các kỳ bầu cử sẽ có 3 cuộc tranh luận Tổng thống và 1 cuộc tranh luận Phó Tổng thống.
Tương tự, trong năm nay, Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Biden sẽ đối đầu trong 3 cuộc tranh luận diễn ra vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10.
Cuộc đối đầu đầu tiên giữa 2 ứng viên sẽ diễn ra vào 21h tối 29/9 (giờ Mỹ. (Ảnh: AP)
Trong cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra vào 21h ngày 29/9 tại Cleveland, Ohio, người dẫn chương trình của Fox News Chris Wallace sẽ là người điều phối. Tới ngày 15/10, nhà báo Steve Scully của C-SPAN Networks sẽ cầm trịch cuộc đối đầu diễn ra tại trung tâm biểu diễn nghệ thuật Adrienne Arsht tại Miami.
Cuộc tranh luận cuối cùng diễn ra vào ngày 22/10 ở Nashville, Tennessee. Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ này sẽ được điều hành bởi nhà báo Kristen Welker tới từ đài NBC.
Thể thức tranh luận
Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 đều kéo dài trong 90 phút và không có thời gian nghỉ lao. Cuộc so găng cũng sẽ thể hiện sức mạnh ngôn từ của các ứng viên trước truyền thông.
Ở cuộc đối đầu đầu tiên, chương trình sẽ được chia thành 6 phân đoạn: Hồ sơ của ông Trump và ông Biden, Tòa án Tối cao, kinh tế, đại dịch Covid-19, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố, và tính toàn vẹn của bầu cử. Các ứng viên có 15 phút để tranh luận về mỗi chủ đề.
Ở phần đầu trong mỗi phần tranh luận, 2 ứng cử viên sẽ có 2 phút để trả lời. Thời gian còn lại trong mỗi phần sẽ được người cầm trịch điều phối để ông Trump và ông Biden có thể tranh luận sâu hơn quanh các chủ đề này. Người dẫn có quyền mở rộng thêm các chủ đề và đảm bảo cả 2 ứng viên có thời gian nói bằng nhau.
Tại cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 lần thứ 2, các ứng viên sẽ trả lời câu hỏi của các khán giả trong trường quay. Mỗi người có 2 phút để trả lời các câu hỏi và thêm một phút nữa để tranh luận sâu hơn theo hướng dẫn của người điều phối.
Vòng tranh luận cuối cùng sẽ có thể thức tương tự với vòng đầu tiên, kéo dài trong 90 phút, không giải lao và chia thành 6 chủ đề do người điều hành lựa chọn.
Ý nghĩa tranh luận Tổng thống Mỹ trong bầu cử
Tranh luận luôn là một trong những phần được chờ đợi nhất mỗi mùa bầu cử. Đây là cơ hội để các ứng viên thể hiện rõ nét quan điểm, chính sách của mình về các vấn đề lớn của đất nước.
Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden. (Ảnh: BBC)
Giới quan sát cho rằng các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ vào khung giờ vàng là thời điểm quan trọng nhất trong giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử và là cơ hội hiếm có để hàng triệu cử tri có thể so sánh tính cách cũng như chính sách của các ứng cử viên.
Các ứng viên cũng sẽ vẽ ra bức tranh sơ lược về cách họ sẽ điều hành đất nước trong tương lai.
Truyền thông thường ví các cuộc so găng này như một trận chung kết Super Bowl (Siêu cúp bóng bầu dục Mỹ) của nền dân chủ Mỹ.
Trong khi báo giới thường phân tích mổ xẻ người thắng, người thua sau các lượt đối đầu, các cử tri nhìn nhận các cuộc tranh luận theo các cách khác nhau và đưa ra 2 đánh giá đồng thời. Một, ứng viên có "đủ tầm" để trở thành Tổng thống hay không và Hai, liệu người nào xứng đáng trở thành Tổng thống hơn.
Tác động của tranh luận Tổng thống Mỹ tới kết quả bầu cử
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở Mỹ, các ứng viên phải hạn chế tiếp xúc với cử tri hơn những kỳ bầu cử trước.
Do đó, các cuộc tranh luận là cơ hội quan trọng để họ thể hiện tầm nhìn, hoạch định sách lược, công kích điểm yếu đối phương. Đây cũng là thời điểm cuối cùng để ông Trump và ông Biden giành lấy sự ủng hộ của các cử tri bang chiến địa - những người có thể nắm giữ những lá phiếu quyết định kết quả bầu cử.
Dù vậy, các con số thống kê cho thấy các cuộc tranh luận hầu như không ảnh hưởng quá nhiều tới kết quả bầu cử.
Nhìn vào các cuộc thăm dò trước các cuộc tranh luận và kết quả bầu cử cuối cùng kể từ năm 1992, chỉ có một mùa bầu cử duy nhất mà tranh luận có thể tạo ra khác biệt là vào năm 2000.
Trong hầu hết các trường hợp còn lại, các ứng viên dẫn trước trong các cuộc thăm dò trước tranh luận Tổng thống Mỹ đều giành được chiến thắng chung cuộc trong Ngày bầu cử.
Tỷ lệ ủng hộ với các ứng viên trước tranh luận và sau khi có kết quả bầu cử. (Đồ họa: NBC News)
Riêng năm 2016, ông Trump có màn đăng đàn lấn áp đối thủ Hilarry. Tuy nhiên các cuộc thăm dò sau tranh luận cho thấy bà Clinton vẫn được ủng hộ nhiều hơn. Nhưng chung cuộc, ông Trump vẫn giành chiến thắng.
Các cuộc tranh luận diễn ra khoảng 6 tuần trước Ngàu bầu cử. Vào thời điểm các ứng viên bước ra ánh đèn sân khấu, hầu hết các cử tri đã xem và nghe họ nói nhiều lần trên TV, báo chí và đài phát thanh. Hình ảnh về các ứng viên cũng thường được định hình sẵn trong đầu các cử tri.
"Mùa tranh luận nào cũng có thể tạo ra một ngôi sao truyền hình, nhưng cái nhìn ban đầu của các cử tri có thể khó thay đổi", tổ chức tư vấn Niksanen Center nhận định.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa các cuộc tranh luận không quan trọng. Các màn đối đầu tạo cơ hội cho truyền thông thử lửa ứng viên. Các cử tri cũng có thể xem đây là dịp hiếm hoi để xem cách các ứng viên xử lý áp lực trước một lượng lớn khác giả trong một bầu không khí kịch tính. Với bản thân các ứng viên, họ có thể đưa ra kết luận về chính sách mình theo đuổi và tung những đòn công kích mang tính "hạ đo ván" đối thủ.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 2/3 số cử tri thường nói các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ "rất" hoặc "phần nào" hữu ích trong việc ra quyết định.
Vợ Biden diện đầm cũ tới buổi tranh luận tổng thống Jill Biden mặc chiếc đầm lụa màu xanh lá đậm bà từng dùng tại một sự kiện năm 2017, đến dự buổi tranh luận tổng thống của chồng. Bà Jill, 69 tuổi, tối 29/9 chọn một chiếc đầm lụa màu xanh lá cây đính chi tiết tua rua ở thân trước, từng được bà mặc vào tháng 10/2017 khi tham dự một sự...