Biden kỳ vọng ‘xóa sổ’ Covid-19 bằng chiến lược kép
Chính quyền Biden tin rằng một chiến lược xét nghiệm diện rộng song hành cùng tiêm chủng vaccine sẽ là “chìa khóa” giúp Mỹ chấm dứt đại dịch Covid-19.
Chính quyền Joe Biden chuẩn bị mở cơ sở đầu tiên trong chuỗi trung tâm đầu mối xét nghiệm Covid-19 vào tháng 4 để điều phối và giám sát dự án mở rộng xét nghiệm trị giá 650 triệu USD tại các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) kỳ vọng việc mở trung tâm này sẽ giúp tăng thêm 25 triệu xét nghiệm mỗi tháng vào tổng số xét nghiệm nCoV của nước Mỹ. Các quan chức chính quyền đã thảo luận chi tiết về chương trình này tuần trước trong cuộc họp với lãnh đạo ngành công nghiệp, cơ quan chính quyền, cơ quan y tế bang và địa phương.
Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp về gói cứu trợ Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 5/3. Ảnh: AP.
Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm chính thức hóa chiến lược xét nghiệm quốc gia mà các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ ấp ủ nhiều tháng qua. Dự án được đưa ra giữa lúc số lượng xét nghiệm ở Mỹ giảm mạnh từ gần hai triệu mẫu mỗi ngày hồi giữa tháng 1 xuống còn 1,5 triệu.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng có vài yếu tố dẫn tới sự sụt giảm này như bão mùa đông ở nhiều nơi, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào xét nghiệm nhanh tại chỗ với kết quả thường không được báo cáo cho giới chức y tế và tâm lý mệt mỏi vì đại dịch của người dân. Số ca nhiễm mới ở Mỹ vẫn có xu hướng giảm và số người tiêm vaccine Covid-19 đang tăng.
Tuy nhiên, chính quyền Biden tin rằng xét nghiệm diện rộng là cần thiết để giúp chấm dứt đại dịch, ngay cả khi đã có ba loại vaccine. Hệ thống giám sát sử dụng xét nghiệm để truy vết nCoV và biến chủng có thể giúp Mỹ xác định cách mở lại trường học, văn phòng an toàn và trở lại cuộc sống bình thường hơn.
“Bạn cần phải xét nghiệm diện rộng dù đã có vaccine. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta đang có cách xử lý đại dịch tốt. Chúng tôi muốn thấy đại dịch chấm dứt”, Scott Becker, CEO của Hiệp hội các phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng, nói.
Trong cuộc họp tuần trước do HHS tổ chức, quan chức chính quyền nói dự án xét nghiệm theo hình thức đối tác công – tư này đặt mục tiêu tới cuối tháng 4 thực hiện được 150.000 xét nghiệm mỗi tuần, mà không phải can thiệp vào chuỗi cung ứng hay cơ sở hạ tầng xét nghiệm hiện tại.
Chính phủ liên bang sẽ bắt đầu tạo danh sách xét nghiệm Covid-19 ưu tiên sử dụng ở trường học và các cơ sở tập trung khác. Chính quyền sẽ hợp tác với nhà sản xuất thiết bị xét nghiệm, phòng xét nghiệm thương mại, phòng thí nghiệm nghiên cứu và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác để vận hành 4 trung tâm điều phối được xây dựng ở Mỹ trong ít nhất 6 tháng.
“Trung tâm điều phối sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các bang, hạt và học khu địa phương để xét nghiệm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời đảm bảo xét nghiệm được thực hiện đúng cách ở phòng thí nghiệm”, Steven Santos, quan chức Nhóm Xét nghiệm và Chẩn đoán của HHS, cho hay.
Brett Giroir, người phụ trách về chương trình xét nghiệm dưới thời Donald Trum, cho biết ý tưởng đối tác công – tư để điều phối xét nghiệm tại trường học được đề xuất từ mùa hè năm ngoái. Nhưng kế hoạch chỉ bắt đầu được chú ý vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2020, đồng nghĩa chính quyền Trump đã bàn giao tài liệu về đề xuất này cho nhóm của Biden.
“Chúng tôi không có đủ thời gian để hoàn thành công việc đó. Đó là một kế hoạch lớn với nhiều trung tâm điều phối mà bạn không thể thực hiện chỉ trong một, hai tuần. Chính quyền Biden chắc chắn phải đầu tư thêm vào nó”, Giroir nói.
Theo tài liệu của HHS, trung tâm điều phối sẽ đ
Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nếu đạt được mục tiêu này, sẽ có 70 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 7 tới, giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần.
Hiện nay, một số nhóm đối tượng đã được tiêm phòng COVID-19 như lực lượng quân đội nên miễn dịch cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Indonesia có 13/34 tỉnh chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tính đến hiệu quả của việc tiêm chủng, trong đó tăng cường tập trung vào các tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng Luhut, Chính phủ Indonesia đang nhắm đến một số tỉnh, lĩnh vực đặc biệt được coi là có đóng góp cho nền kinh tế, cũng như tạo ra một khu vực xanh trong các địa điểm đã tiến hành tiêm chủng như thành phố Bali để hút khách du lịch. Tính đến ngày 24/2, Indonesia đã tiêm phòng cho 825.650 người.
Theo thông báo của Bộ Y tế Indonesia, trong ngày 25/2, nước này ghi nhận thêm 8.493 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.314.634 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 264 người lên 35.518 người.
* Tại châu Âu, giới chức Hungary thông báo nước này dự kiến sẽ nhận được tổng cộng 1 triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4, và thêm 3,5 triệu liều vào tháng 5 tới.
Hungary đã bắt đầu tiêm phòng cho người dân bằng vaccine của Sinopharm sau khi nhận được lô hàng đầu tiên gồm 550.000 liều vào tuần trước, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất.
Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp trong ngày 25/2 để đẩy nhanh công tác sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới có thể dẫn đến làn sóng dịch bệnh thứ ba trên khắp châu lục. Các quan chức EU sẽ cân nhắc cách thức để duy trì cân bằng giữa các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch với việc mở cửa biên giới để thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ tại thị trường chung này. Mặc dù tỷ lệ ca nhiễm đang có xu hướng giảm đi tại khoảng 20 nước thành viên, song vẫn có nhiều quan ngại về làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh biến thể phát hiện tại Anh đang lây lan và có nguy cơ thành chủng chính tại khu vực.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge xác nhận tổ chức này đang làm việc với Ủy ban châu Âu (EC) để phối hợp trong việc viện trợ vaccine đến các nước khác trong khu vực. Áo sẽ là quốc gia chịu trách nhiệm điều phối số hàng viện trợ này.
Xuất hiện biến thể mới ở New York có thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19 Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng ở thành phố New York và mang một đột biến đáng lo ngại có thể làm suy yếu hiệu quả của vaccine. Biến thể mới được gọi là B.1526 này lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm thu thập được ở thành phố New York vào tháng 11....