Biden ghi điểm với châu Âu
Tổng thống Biden được châu Âu đánh giá là người thổi làn gió mới vào mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau chuyến công du đầu tiên.
Joe Biden vừa kết thúc chuyến công du đầu tiên của ông tới châu Âu kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ. Trong chuyến thăm 8 ngày, Biden đã gặp các lãnh đạo nhóm G7 ở Cornwall, sau đó dự hội nghị thượng đỉnh NATO và hội đàm với các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels.
Giới quan sát châu Âu nhận định chuyến thăm của Biden đã để lại nhiều ấn tượng với những người ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương.
David OSullivan, cựu đại sứ EU tại Mỹ giai đoạn 2014-2019, nhận xét chuyến công du của Biden cho thấy châu Âu đã trở lại trung tâm chính sách toàn cầu của Mỹ. Tổng thống Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ truyền thống của Mỹ đối với EU, xem đây là đối tác quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels hôm 14/6. Ảnh: AP.
Tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU ngày 15/6 đưa ra hàng loạt hành động chung, từ ứng phó với Covid-19, chống biến đổi khí hậu cho tới tăng cường hợp tác về thương mại, đầu tư và công nghệ. Ngoài ra, hai bên còn đưa ra cam kết vững chắc về bảo vệ dân chủ và nhân quyền.
Cựu đại sứ OSullivan thêm rằng Mỹ và EU còn đạt thỏa thuận đột phá về việc hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, điều từng là “chủ đề cấm kỵ”. Việc Tổng thống Biden tái khẳng định ủng hộ của Mỹ với NATO, đặc biệt là Điều 5 của hiệp ước chung, trong đó thành viên cam kết bảo vệ nhau trước các cuộc tấn công, cho thấy Mỹ đã trở lại vai trò lãnh đạo quan trọng và sự trấn an lớn đối với an ninh châu Âu.
“Toàn bộ chuyến thăm châu Âu của ông ấy được thiết kế để cho thấy cam kết mạnh mẽ đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giá trị mà ông đặt lên các đồng minh và liên minh như NATO, G7 và EU, cũng như cam kết chân thành đối với chủ nghĩa đa phương”, OSullivan viết.
Video đang HOT
Cựu đại sứ EU thêm rằng điều này hoàn toàn trái ngược với tổng thống Donald Trump, và thậm chí cho thấy sự gắn kết mạnh mẽ hơn so với tổng thống Barack Obama.
Alexandra de Hoop Scheffer, người đứng đầu Quỹ Marshall Đức ở Paris và là cựu cố vấn ngoại giao Pháp về Mỹ, cho rằng người châu Âu đã thấy lời tuyên bố “Mỹ trở lại” của Tổng thống Biden thực sự có ý nghĩa. Biden cũng cho thấy vai trò lãnh đạo của Mỹ vẫn có “sức mạnh vô song” trong việc tập hợp đối tác về các vấn đề quan tâm chung, gồm Covid-19, biến đổi khí hậu và Trung Quốc.
“Ông ấy đã mang lại những kết quả rất cụ thể mà những người tiền nhiệm không làm được. Về vấn đề Trung Quốc, cả NATO và EU đang thúc đẩy lập trường cũng như hành động chống lại Bắc Kinh dưới sự hối thúc từ Mỹ”, Scheffer nói.
Scheffer cũng chỉ ra nhiều động thái mang tính xây dựng của Mỹ, khi Biden chấp thuận một số đề xuất của EU. Về vấn đề công nghệ và an ninh mạng, Biden đã đồng ý thành lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU – Mỹ, yêu cầu NATO đẩy mạnh chính sách đổi mới công nghệ và khả năng chống lại tấn công mạng. Ông chủ Nhà Trắng cũng chấp nhận đề xuất của EU về việc thiết lập đối thoại cấp cao EU – Mỹ về Nga.
Tổng thống Biden đã thổi làn gió mới, một tinh thần mới vào mối quan hệ giữa Mỹ, NATO và EU, theo Hans-Gert Pttering, cựu chủ tịch Nghị viện châu Âu. Ông cho rằng chính trị đã được nâng lên một tầm mới dựa trên sự tin tưởng và tín nhiệm giữa các lãnh đạo.
“Bây giờ đã có một niềm tin mới vào chính trị Mỹ. Tổng thống Bien đã nói rõ rằng NATO được duy trì dựa trên những giá trị và mối quan hệ Mỹ – EU cũng như vậy. Thái độ này là điều quan trọng nhất bởi nó là cơ sở cho hành động chung”, Pttering nói.
Từ trái qua: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại tòa nhà Europa ở Brussels hôm 15/6. Ảnh: AP.
Cựu chủ tịch Nghị viện châu Âu cho rằng những cam kết mới từ Mỹ đồng nghĩa an ninh châu Âu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng ông cũng cảnh báo châu Âu không nên phạm sai lầm.
“Họ không nên nghĩ rằng bây giờ mọi thứ đều ổn. Người châu Âu nên tận dụng những năm nhiệm kỳ của Biden để khiến châu Âu nói chung và EU nói riêng trở nên mạnh mẽ hơn”, ông cho hay.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm của Biden và các động thái khác của ông kể từ khi nhậm chức đã cho thấy một tổng thống Mỹ hoàn toàn khác so với người tiền nhiệm.
“Tổng thống Biden là bạn bè và đối tác đáng tin cậy của người châu Âu. Ông ấy cũng nhận thức rõ được tầm quan trọng của Liên minh châu Âu. Điều này hoàn toàn khác so với Trump”, Pttering chia sẻ.
EU, Mỹ lập hội đồng thương mại - công nghệ chung đối phó Trung Quốc
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng tỏ rõ mối lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại Brussels ngày 15/6 (Ảnh: Getty).
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm nay đưa tin, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 15/6 đã nhất trí thành lập một hội đồng thương mại - công nghệ chung để thiết lập quy tắc cho nền kinh tế toàn cầu nhằm cạnh tranh với một Trung Quốc đang mạnh lên.
Đây là động thái mới nhất trong chiến lược đối phó Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - chuyến đi được xem là màn "chào sân" thành công khi nhận được sự ủng hộ của các nước G7, NATO và rộng hơn là EU cho một liên minh xuyên Đại Tây Dương nhằm chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chiến lược của ông Biden trong suốt chuyến đi dường như chú trọng áp dụng chiến lược "củ cà rốt" nhằm đảm bảo sự ủng hộ của Brussels trong các vấn đề về Trung Quốc.
Theo tuyên bố chung giữa EU - Mỹ, hội đồng chung này sẽ tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu và thúc đẩy đổi mới các công nghệ quan trọng. "Chúng tôi cam kết xây dựng quan hệ đối tác EU - Mỹ về tái cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu, chú trọng chuỗi cung ứng bán dẫn nhằm đảm bảo nguồn cung cũng như năng lực thiết kế và sản xuất các chất bán dẫn hiện đại nhằm tiết kiệm tài nguyên", tuyên bố nêu rõ.
Mỹ và EU cũng nhất trí "đình chiến" sau năm 5 tranh chấp về vấn đề trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing đã kéo dài 17 năm qua (tranh chấp lâu nhất trong lịch sử Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO). Tuy nhiên, các mức thuế áp dụng từ thời cựu Tổng thống Donald Trump nhằm vào mặt hàng thép và nhôm vẫn được giữ nguyên.
Theo tuyên bố của ông Biden, thỏa thuận trên sẽ giúp Mỹ và EU "thách thức và chống lại các hành vi kinh tế phi thị trường của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không, nhằm mang lại lợi thế cho các công ty của Trung Quốc".
Trong khi Mỹ dường như hào hứng với sáng kiến mới này, nhiều quốc gia EU có vẻ không mấy mặn mà, và còn cảnh báo rằng nó không giúp giải quyết những mâu thuẫn khác giữa Mỹ và EU, cũng như các tranh chấp thương mại đang diễn ra. Thực tế là, một số nhà lãnh đạo EU, trong đó có Thủ tướng Angela Merkel của Đức - nền kinh tế đầu tàu của EU, cũng không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc vì mối quan hệ kinh tế quan trọng với Bắc Kinh.
Tuyên bố chung của EU và Mỹ cũng hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc, thay vào đó đề cập đến "các hoạt động kinh tế phi thị trường của các bên thứ ba có thể gây hại cho các ngành máy bay dân dụng lớn của chúng tôi". Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hay Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng không đề cập các tranh chấp liên quan với Trung Quốc.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, liên minh mới, nằm trong cơ cấu tổng thể của Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU- Mỹ (TTC), cũng cần tránh đi theo vết xe đổ của Hội đồng Kinh tế Xuyên Đại Tây Dương, sáng kiến dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush nhằm nối lại quan hệ kinh tế và thương mại giữa Mỹ và châu Âu, nhưng cuối cùng thất bại. Để tránh sai lầm đó, Washington và Brussels có kế hoạch tập trung vào 3 lĩnh vực cốt lõi.
Đầu tiên là kiềm chế Trung Quốc thông qua hợp tác xuyên Đại Tây Dương xung quanh các tiêu chuẩn công nghệ và thương mại quốc tế, cũng như cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, toàn thế giới rơi vào tình trạng thiếu vi mạch, vì vậy cả Mỹ và EU đều đã công bố kế hoạch tài chính đầy tham vọng nhằm hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn - hiện đang tập trung ở Vành đai Thái Bình Dương. TTC cũng lập ra các nhóm EU - Mỹ về trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, năng lực cạnh tranh, quản trị dữ liệu và nền tảng công nghệ nhằm lập nên các tiêu chuẩn xuyên Đại Tây Dương, nội dung dự thảo cho biết.
Thứ hai là thúc đẩy các giá trị dân chủ trong lĩnh vực kỹ thuật số. Điều đó bao gồm việc chống việc kiểm soát mạng, độc quyền kỹ thuật số.
Đề xuất cuối cùng là thúc đẩy đổi mới và đầu tư quỹ lớn hơn trên khắp Mỹ và EU nhằm tạo thế đối trọng với mô hình kinh tế của Trung Quốc. Điều đó có thể gồm các liên doanh cụ thể để đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới nổi như điện toán lượng tử. Tất nhiên, thành công của liên minh này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nỗ lực hợp tác của Brussels và Washington.
Lãnh đạo EU và các nước phương Tây chúc mừng nhà lãnh đạo mới của Israel Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cùng lãnh đạo các nước Mỹ, Canada, Đức đã chúc mừng ông Naftali Bennett đảm nhận cương vị Thủ tướng Israel. Tân Thủ tướng Israel Naftali Bennett trong cuộc họp nội các đầu tiên của Chính phủ mới tại Jerusalem, ngày 13/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Chia sẻ lời chúc mừng trên mạng xã hội, Chủ tịch Hội...