Biden công bố loạt quan chức nội các tương lai
Tổng thống đắc cử Biden lựa chọn 6 người vào nội các mới, lãnh đạo các cơ quan ngoại giao và an ninh.
Trong danh sách những lựa chọn nội các đầu tiên được Tổng thống đắc cử Joe Biden công bố hôm 23/11, cựu thứ trưởng ngoại giao Antony Blinken, đồng thời là trợ lý lâu năm của Biden, được lựa chọn làm Ngoại trưởng . Blinken, 58 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard và Trường Luật Columbia, từng hỗ trợ để Biden giành được đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008.
Quan chức ngoại giao kỳ cựu Linda Thomas-Greenfield được chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc .
Jake Sullivan, trợ lý của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, sẽ tham gia đội ngũ Nhà Trắng với tư cách Cố vấn An ninh Quốc gia .
Từ trái qua phải: Antony Blinken, Alejandro Mayorkas, Linda Thomas-Greenfield (hàng trên), John Kerry, Avril Haines, Jake Sullivan. Ảnh: CNN .
Alejandro Mayorkas, một luật sư sinh ra ở Cuba, cựu thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa (DHS), được chọn làm Bộ trưởng An ninh Nội địa . Bộ trưởng An ninh Nội địa người gốc Cuba đầu tiên nếu được thông qua sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng lại cơ quan đã thực hiện một số biện pháp cứng rắn nhất liên quan đến chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump.
Video đang HOT
Vị trí giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia sẽ thuộc về Avril Haines, một cựu quan chức CIA hàng đầu và cựu phó cố vấn an ninh quốc gia. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, Haines sẽ là nữ lãnh đạo đầu tiên của cơ quan này.
Cựu ngoại trưởng John Kerry được đề cử làm đặc phái viên về khí hậu . Kerry là người ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thỏa thuận mang tính bước ngoặt mà Trump đã rút khỏi. Kerry, người được bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện, sẽ có một ghế trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
“Điều này đánh dấu lần đầu tiên NSC bao gồm một quan chức chuyên trách về biến đổi khí hậu, phản ánh cam kết của Tổng thống đắc cử trong việc giải quyết biến đổi khí hậu như một vấn đề an ninh quốc gia cấp bách”, nhóm chuyển giao của Biden cho biết trong thông cáo.
Lựa chọn của Biden cho vị trí Bộ trưởng Tài chính , quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới là Janet Yellen, người sẽ làm nên lịch sử với tư cách là người phụ nữ đầu tiên trong vai trò này nếu được Thượng viện phê chuẩn.
Các lựa chọn trên phản ánh mong muốn của Biden trong việc xây dựng một nội các đa dạng với các chuyên gia thông thạo chính sách công và dày dạn kinh nghiệm trong chính phủ. Trong một tuyên bố, Biden mô tả các lựa chọn này là “mấu chốt” của một nhóm được giao nhiệm vụ tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu.
“Họ sẽ tập hợp thế giới để đón nhận những thách thức không giống ai của chúng tôi, những thách thức mà không một quốc gia nào có thể một mình đối mặt”, Biden đăng Twitter. “Đã đến lúc khôi phục sự lãnh đạo của Mỹ”.
Nhiều lựa chọn nội các của Biden sẽ cần được phê chuẩn tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số. Tuy nhiên, đảng Dân chủ có thể nắm quyền lãnh đạo Thượng viện nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai cho hai ghế thượng nghị sĩ tại bang Georgia vào tháng 1.
Sỹ quan biên phòng Canada 'nghiên cứu' Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu
Diễn biến mới nhất vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ cho thấy, sỹ quan biên phòng đã nghiên cứu Wikipedia 10 phút trước khi đặt câu hỏi.
Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà đi dự phiên tòa ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 26/10. Ảnh: Reuters
Phiên tòa xử lý vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu sang Mỹ đang diễn ra tại Canada. Sanjit Dhillon, sỹ quan biên phòng thẩm vấn bà Mạnh về giao dịch kinh doanh tại Iran vào hôm bị bắt giữ ở sân bay có mặt với tư cách nhân chứng.
Trước đó, Sanjit Dhillon trả lời Tòa án tối cao British Columbia rằng, ông nảy sinh lo ngại bà Mạnh có thể liên quan tới hoạt động gián điệp sau khi đọc thông tin về bà và Huawei trên bách khoa trực tuyến Wikipedia, vài giờ trước khi bà Mạnh hạ cánh xuống sân bay Vancouver ngày 1/12/2018.
Hôm 17/11, tại tòa, Dhillon cho biết, ông dành từ 5 tới 10 phút đọc bài trên Wikipedia và nghi ngờ Huawei tham gia vào việc lật đổ chính phủ Canada và bà Mạnh có thể là rủi ro an ninh. Khi luật sư Diba Majzub của chính phủ Canada đặt câu hỏi, Dhillon nói ông biết bà Mạnh đối mặt với cáo buộc gian lận và "bản năng" của ông gợi ý nó có thể liên quan đến hoạt động tại Iran.
Trong khi đó, luật sư của bà Mạnh hỏi Dhillon có kiểm tra độ chính xác của thông tin không và có biết ai cũng có thể sửa được thông tin trên Wikipedia không. Sỹ quan nói "không".
Dhillon đã hỏi bà Mạnh về việc Huawei có bán sản phẩm tại các nước mà họ không nên bán không. Theo bản tường trình, bà Mạnh dường như bối rối vì câu hỏi nên Dhillon phải lặp lại một lần nữa và hỏi có bán sản phẩm hay kinh doanh tại Iran không. Bà Mạnh đáp "Tôi không biết".
Dhillon nhắc tới việc bà Mạnh là Giám đốc Tài chính một công ty hàng tỷ USD, rất khó để ông tin rằng bà không biết những chi tiết này về công ty của mình. Sau đó, bà Mạnh nói Huawei có một văn phòng tại Iran.
Luật sư của bà Mạnh mô tả việc thẩm vấn và tịch thu thiết bị điện tử của bà Mạnh là bằng chứng cho sự cấu kết giữa nhân viên biên phòng Canada, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) và FBI.
Ngoài ra, Dhillon làm chứng về việc một tuần sau khi bà Mạnh bị bắt tại sân bay, ông phát hiện một sỹ quan biên phòng khác đã có được mật khẩu truy cập thiết bị của bà Mạnh và chuyển chúng cho RCMP. Đây là hành vi vi phạm quyền riêng tư của Canada. Dhillon cho biết, cá nhân ông không cung cấp bất kỳ thông tin nào từ cuộc thẩm vấn cho một ai khác bên ngoài Cơ quan Biên phòng Canada.
Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị cáo buộc gian lận ngân hàng HSBC thông qua che giấu việc công ty đang kinh doanh tại Iran, đẩy ngân hàng vào nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Vụ bắt giữ bà ngay tại sân bay Vancouver gần 2 năm trước đã khiến Bắc Kinh tức giận, làm đảo lộn quan hệ giữa Trung Quốc và Canada cùng Mỹ.
Bà Mạnh đang bị quản thúc tại Vancouver. Quá trình tố tụng dự kiến kéo dài sang năm sau, song các phiên phúc thẩm có thể khiến quy trình diễn ra lâu hơn nhiều.
4 vũ khí chiến lược nào sẽ định hình chính sách quốc phòng của Biden? Tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia, máy bay ném bom B-21 Raider, các tàu chiến không người lái có thể là vũ khí chiến lược trong ưu tiên quốc phòng của Joe Biden. Theo giới nghiên cứu, đánh giá về các ưu tiên quốc phòng của chính quyền mới ở Mỹ là một công việc đầy khó khăn. Mặc dù Joe Biden có...