Bích họa trường tồn trong các ngôi đền ở Bagan
Một trong những nét hấp dẫn đối với du khách khi đến thăm những ngôi đền cổ ở cố đô của Myanmar, thành phố Bagan là những bức tranh Phật được vẽ trên tường.
Điều khiến những bức tranh này trở nên đặc biệt chính là ở chỗ chúng đã được vẽ và tồn tại bền bỉ với thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, của con người trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử. Đáng nói chất liệu để làm nên những bức tranh chỉ hoàn toàn được làm từ nguồn gốc thực vật, nhựa cây hoặc tro than…. mà thôi.
Những bằng chứng khảo cổ học và lịch sử đã chứng minh rằng nền mỹ thuật tại Myanmar cũng có lịch sử rất lâu đời. Bức tranh cổ xưa nhất hiện còn tồn tại ở Myanmar thuộc về kỷ nguyên Bagan, bắt đầu từ thế kỷ 11. Các bức tranh tường tại các ngôi đền là đặc trưng tín ngưỡng và hầu hết chủ đề tập trung vào Phật giáo, những chi tiết liên quan đến cuộc sống Phật giáo.
Phong cách vẽ trong tranh Bagan thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái Tây Ấn giai đoạn đầu và của trường phái Verendra ở Bengal và Nepal giai đoạn trước. Nét đẹp của tranh cổ điển Myanmar nằm ở sự biến hóa trong đường nét. Những tranh tường của Bagan, hiện nằm trong những ngôi đền ở Nandamanya, Phayathonezu, Thambula, và trong động Kyansitttha Umin vẫn còn rõ nét và sáng.
Video đang HOT
Tranh tường trong các ngôi đền ở Bagan vào cuối thế kỷ 12 và 13 sau công nguyên, nghệ thuật vẽ đã đạt đến đỉnh cao. Dưới thời trị vì của Vua Mindon (1853 – 1878), các họa sỹ Myanmar đã nhận được những lời mời chính thức, và hưởng đặc ân của triều đình để vẽ những bức tranh cho Hoàng gia và các ngôi đền.
Nghệ thuật bích hoạ, hoặc tranh vẽ trên tường tại các ngôi đền đã tô điểm cho vẻ đẹp các lăng tẩm, đền đài ở Bagan. Những ngôi đền có bích hoạ được bảo tồn nguyên vẹn nhất là Patothamya, Nagayon, Abeyadana và Nanpaya. Những bức tranh này cũng đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là một di sản không thể tách rời khỏi quần thể các ngôi đền Di sản thế giới tại Bagan.
Về kỹ thuật tạo nên những bức bích hoạ này, một họa sỹ vẽ tranh dân gian tại Bagan cho biết: Trước tiên, tường được vẽ với hỗn hợp vôi, rau và mỡ động vật, sau đó để khô trong vài ngày. Các hoạ sỹ bậc thầy vẽ phác thảo bằng phấn hoặc mực, sau đó hoạ sỹ sẽ tô màu với sự trợ giúp của người phụ việc. Màu sắc được trộn bằng hỗn hợp làm từ rau, thịt động vật (chủ yếu là mỡ) và các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Các bức tranh không có phối cảnh xa gần, thay vào đó là sự linh hoạt trong đường nét và gam màu mạnh được sử dụng nhằm tạo nên sự sống động và hấp dẫn của các bức tranh.
Thông thường bích hoạ mô phỏng một câu chuyện, câu chuyện này được kể lại bằng một bức nhiều cảnh, các cảnh lại được phân chia bằng những đường biên hoạ tiết cây cỏ, một vài khoảng trống được sử dụng để viết lời giải thích. Những chủ đề chủ yếu là các câu chuyện rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày thời kỳ đó.
Theo ANTD
Lần thứ 5 phát hiện tín hiệu nghi của hộp đen MH370
Hy vọng tìm thấy mảnh vỡ từ chuyến bay bị mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines dường như ngày một tăng, khi hôm nay (10/4), lực lượng tìm kiếm lần thứ 5 thu được tín hiệu xung điện phù hợp với tín hiệu phát đi từ hộp đen máy bay.
Vùng biển thu được tín hiệu nghi của MH370 đang ngày càng thu hẹp
Bộ phát tín hiệu ping trên thiết bị ghi dữ liệu hành trình và ghi âm buồng lái chuyến bay MH370 đang chuẩn bị ngừng hoạt động, hơn một tháng sau khi chiếc MH370 mất tích. Do đó các lực lượng tìm kiếm phải nỗ lực xác định vị trí chính xác của chiếc hộp đen trước khi triển khai tàu lặn rà soát đáy Ấn Độ Dương.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm điều phối các cơ quan hỗn hợp (JACC) có trụ sở tại Perth, Úc, chiều 10/4 giờ địa phương, đội tìm kiếm trên máy bay P-3C Orion của không quân nước này đã thu được tín hiệu sau khi thả một loạt phao có gắn thiết bị dò sóng âm sonar tại vùng biển nghi vấn.
"Dữ liệu âm thanh sẽ được phân tích thêm trong đêm nay nhưng có khả năng nó xuất phát từ một nguồn phát nhân tạo", người đứng đầu JACC, cựu tư lệnh không quân Úc Angus Houston khẳng định.
Tàu Ocean Shield của hải quân Úc, mang theo một thiết bị định vị bộ phát tín hiệu ping đặc biệt của hải quân Mỹ hiện chỉ tập trung tìm kiếm trên một vùng biển hẹp hơn rất nhiều, cách Perth 2280 km về phía Tây Bắc, nơi tàu này đã thu được 2 tín hiệu mới hôm thứ Ba.
Những đợt phát sóng này trùng khớp với 2 tín hiệu tàu thu được hồi cuối tuần qua.
"Khi đặt 2 bộ tín hiệu ping này cạnh nhau, nó khiến chúng tôi rất lạc quan", người phát ngôn của bộ chỉ huy hạm đội 7 của Mỹ William Marks khẳng định, và cho biết thêm rằng cuộc tìm kiếm đang tiến "ngày một gần hơn".
Đây không phải điều bạn có thể tìm thấy ở những tàu thương mại, cũng không phải điều gì đó có thể thấy trong tự nhiên. Đây chắc chắn là do con người tạo ra, phù hợp với những gì người ta từng phát hiện với những hộp đen".
Marks cho rằng những tín hiệu ping có thể kéo dài "có lẽ một hoặc hai ngày nữa" bởi các pin của bộ phát tín hiệu hộp đen thường suy yếu sau tuổi đời thông thường khoảng 30 ngày.
Cho đến nay chưa có mảnh vỡ nào của chuyến bay MH370, vốn mất tích hôm 8/3 với 239 người trên khoang, được tìm thấy, cho dù các máy bay và tàu cứu hộ đã nhiều ngày rà soát.
Ông Houston cho rằng các thiết bị theo dõi dưới nước công nghệ cao được kỳ vọng có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm xuống mức dễ kiểm soát, ở độ sâu khoảng 4000m, nhưng cũng thừa nhận thời gian đang ngày một cạn dần.
"Tôi tin rằng chúng ta đang tìm kiếm trong đúng vùng biển, nhưng chúng ta cần xác định được chiếc máy bay về mặt hình ảnh, trước khi có thể khẳng định chắc chắn đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của MH370", ông Houston nói.
Theo Dantri
Chiến dịch tìm kiếm MH370: Triển khai tàu lặn tìm dưới đáy biển Đúng một tháng sau khi chuyến bay MH370 mất tích, chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines sẽ bước vào giai đoạn dưới mặt nước, với một tàu lặn không người lái được triển khai để tìm mảnh vỡ dưới biển. Theo hãng tin AFP, trong ngày hôm nay (8/4), vẫn sẽ có 11 máy bay quân...