Bích Câu Hồn bướm mơ tiên
Phố Bích Câu (Đống Đa- Hà Nội) khá rộng nhưng chỉ dài chừng hơn 200 mét. Đây là một địa chỉ biểu tượng sống động cho vùng đất kinh kỳ cổ kính.
Con phố nằm trong khu trung tâm phường Bích Câu xưa, một vùng đất rộng lớn nằm về phía Nam – Tây Nam của Hoàng thành Thăng Long. Mốc giới có thể tạm hình dung cánh cung Cửa Nam – Khâm Thiên quét từ Ô chợ Dừa theo Đê La Thành lên tới sông Hồng. Không gian nơi đây khác biệt với phường kẻ chợ 36 phố Hàng.
Liễu biếc đào hồng tiết tháng Ba
Có thể nói phường Bích Câu tựa vào quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám như một lá chắn. Quanh vùng xen kẽ có những dòng sông nhỏ, kênh rạch trôi tới các hồ lớn và đổ về sông Tô Lịch chảy qua kinh thành. Vậy nên tàu thuyền đi lại tấp nập. Điều kỳ thú tạo nên cảnh quan nơi đây bởi những con hồ và kênh nước trong vắt cùng những gò đất cao. Trên những khu đất rộng lớn bên hồ mọc lên hàng chục ngôi nhà vườn, biệt thự sang trọng của những ông hoàng, bà chúa.
Đặc biệt vào thời Lê -Trịnh hầu hết các quan lại và vương tôn công tử đều xây nhà đẹp tập trung ở phường Bích Câu. Miền đất này được gọi tên Bích Câu (ngòi biếc) bởi lẽ nơi đây có một con kênh dài chảy từ hồ Tây xuống Thủ Lệ. Sau đó dòng nước trong xanh ngọc bích này đổ về hồ Tảo Liên (bên cạnh Bích Câu Đạo Quán) chảy qua khu hồ Văn trước mặt Quốc Tử Giám rồi đi vào phố chợ. Con đường Cát Linh chính là dòng sông nhỏ kéo dài tới hồ Văn.
Bích Câu Đạo Quán đối diện đầu phố Bích Câu.
Một trong những quan lớn của triều Lê (1740-1786) là Tham tụng (Tể tướng) Nguyễn Nghiễm (1708-1776), quê ở Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh, đã xây khu nhà vườn ở Bích Câu. Đó chính là Dinh Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm. Khi ra sống ở Bích Câu ông đã cưới bà vợ thứ là Trần Thị Tần (quê Bắc Ninh) và đã sinh ra thi hào Nguyễn Du (1766-1820). Nguyễn Du là con thứ bảy theo thứ tự con của hai bà vợ đã mất của Nguyễn Nghiễm.
Dinh thự của Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm là nơi hội tụ văn nhân tài tử trong kinh thành. Đặc biệt những danh sĩ một thời như Phan Huy Chú, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác luôn có mặt đàm đạo thơ văn và luận bàn về kinh thư, sử sách. Chính đây là cái nôi văn hóa Bích Câu đã nuôi dưỡng tâm hồn thi ca Nguyễn Du.
Cậu Chiêu Bảy (tức Nguyễn Du) ngày đó sáng dạ chăm chỉ học hành ngày đêm theo gương cha và anh cả là Tiến sĩ Nguyễn Khản (1734-1786). Cùng với nhóm Nguyễn Khản có rất nhiều danh sĩ trẻ đã trở thành bạn hữu với Nguyễn Du tại đây. Có thể kể đến Nguyễn Huy Tự (soạn ra cuốn Hoa Tiên). Văn bản “Đoạn trường Tân Thanh” cũng được Nguyễn Du biết tới từ đây.
Sau này đỗ đạt làm quan xa Nguyễn Du mới viết thành truyện thơ “Kim Vân Kiều” (khoảng 1805-1809). Có thể nói cảnh đẹp xuân tươi, bốn mùa hoa nở ở Bích Câu đã nhập vào hồn thơ Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều”. Ta có thể bắt gặp những hình ảnh mang đậm sắc màu chính nơi nhà ông đã ở như: ” Nao nao dòng nước uốn quanh/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh, bắc ngang“, hoặc huyền diệu bên hồ nước trong xanh: ” Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng“.
Chính vì sự bay bổng kỳ ảo nơi đây, phố Bích Câu xưa còn in lại dấu son mối hận tình của Nguyễn Du. Chuyện kể, mỗi khi đi học cậu Chiêu Bảy thường phải đi nhờ chuyến đò của một cô gái sang bên kia sông Nhị Hà. Cô gái có làn mi cong mơ màng cùng má lúm đồng tiền luôn cười tươi mỗi khi cậu Chiêu Bảy vẫy đò. Sóng mắt đưa tình như bủa lưới mây êm. Lúc vắng người, chuyến đò ngang chỉ có đôi tình nhân trao gửi thơ ca. Cô lái đò luôn thẹn thùng mỗi khi tay chạm tay má kề bên má. Con sóng tình cứ lênh đênh. Người người đợi chờ gọi hoài mà đò vẫn lững lờ trôi. Dòng nước biếc êm ru mà bầu trời mây bay tán loạn với nhịp tim khua sóng.
Ít lâu sau người anh cả Nguyễn Khản biết chuyện mắng cậu Bảy một trận vô hồi giận dữ. Bởi lẽ con quan tể tướng không thể lấy cô lái đò nghèo. Mối tình bị chấm dứt phũ phàng khi người lái đò khác đã thay cô gái. Cậu Chiêu Bảy ngậm ngùi than: ” Yêu nhau những muốn gần nhau/ Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười/ Vì đâu cách trở đôi nơi/ Bến này còn đó, nào người năm xưa“.
Mỹ nữ trong tranh
Video đang HOT
Cảnh đẹp xưa ở phường Bích Câu gợi tình với gò xanh, nước biếc, rừng cây. Chuyện xưa kể lại rằng trên gò cao đầu phố Bích Câu có một chàng thư sinh tìm đến dựng quán đọc sách làm thơ, tiêu dao thú rượu mây ngàn. Đây là gò Kim quy giữa hồ Tảo Liên nhìn về Quốc tử giám trường thi. Chàng tên là Tú Uyên con quan huyện nghèo họ Trần. Một hôm chàng cùng bạn đi dự hội chùa xuân bên Y miếu mấy dặm đò. Tình cờ khi đứng bên cây mẫu đơn chàng thấy có chiếc lá bàng rơi xuống. Trên lá có những dòng chữ đẹp như bức họa. Chàng nhặt lên đọc: ” Liễu biếc đào hồng tiết tháng ba/ Xe loan hạ cánh của thiền gia/ Cầu Lam chật ních người như kiến/ Ai biết thần tiên trước mắt ta“.
Ngay lúc đó có mấy cô gái chạy từ sân chùa tới vườn cây. Một cô gái má hồng đào, gương mặt trái xoan và mái tóc dài liếc mắt nhìn chàng như một tia chớp rồi bỏ đi. Tú Uyên ngơ ngẩn rảo chân bước theo bóng hồng. Đôi chân chàng líu ríu vấp lên vấp xuống. Chàng vượt qua cửa Nam theo gót hồng thấp thoáng phía trước. Bất ngờ khi tới khu đình Quảng Văn (Cửa Nam) thì chàng không thấy bóng người đẹp đâu nữa.
Phố Bích Câu hiện nay.
Chàng ra về trong cơn sầu não nhớ nhung. Tú Uyên tương tư với sắc đẹp kiều diễm của người con gái môi hồng. Có lần nghe theo thần Bạch Mã lên chợ Cửa Đông chàng mua được bức tranh lụa vẽ cô gái giống như người đẹp trong mộng của mình. Tú Uyên treo tranh trước bàn sách rồi ngắm suốt ngày đêm. Một lần chàng đi học về thấy có mâm cơm để sẵn. Chàng lấy làm ngạc nhiên nhưng vẫn vui vẻ bày thêm bát ra mời người đẹp trong tranh cùng ăn. Thế rồi có lần chàng bồn chồn trong lòng bỗng nhớ tới người mình yêu vội vã về để ngắm tranh cho vơi phần rối loạn con tim. Không ngờ bức lụa trong veo, chàng thấy người đẹp đang dọn nhà.
Ôi! Người đẹp trong tranh của ta, Tú Uyên chạy tới ôm chầm lấy người yêu. Lúc này cô gái mới thú nhận mình là Giáng Kiều, một tiên nữ xuống trần. Do nợ tiền duyên với chàng nên đã tìm đến Bích Câu để gá nghĩa trọn tình. Từ đó Tú Uyên và Giáng Kiều sống trong hạnh phúc và sinh được con trai là Trần Nhi. Dân gian truyền tụng cả ba đều tu luyện đắc đạo thành tiên cưỡi hạc bay về trời. Trên ngôi gò Kim Quy này từ đời vua Lê Thánh Tông (1442-1479) người ta xây đền Bích Câu Đạo Quán (14 Cát Linh) để thờ tiên ông Tú Uyên. (Lễ hội chính 12 tháng Tám hàng năm).
Thăng Long Cầm giả ca
Bích Câu Đạo Quán giờ đây còn là địa chỉ văn hóa ca trù tiếp nối những bậc vương giả ở phường xưa. Nguyễn Du một thời thường tham gia với các anh trai tổ chức mời ca nương tới nhà hát. Người vang danh lúc đó là cô Cầm cũng đã được mời đến dinh Nguyễn Nễ (anh thứ của Nguyễn Du cùng mẹ Tần) ở phường Bích Câu biểu diễn. Nguyễn Du thực sự bị giọng hát cô Cầm quyến rũ. Cô vừa có giọng hát cao vút ngân rền bay bổng và vừa có ngón đàn thánh thót suối reo. Làm quan xa nhà, hai mươi năm sau Nguyễn Du được triều đình cử đi sứ Trung Hoa. Trong một bữa yến tiệc trước khi lên đường ở Thăng Long, ông ngờ ngợ khi nhìn thấy một ca nương gày gò trong tấm áo bạc màu. Chỉ khi tiếng đàn cất lên hòa cùng giọng hát chói chang quen thuộc Nguyễn Du mới nhận ra cô Cầm ngày nào bên hồ Giám.
Trên đường đi sứ, Nguyễn Du trong lòng ám ảnh khôn nguôi về cô Cầm và bất ngờ viết bài thơ “Thăng Long cầm giả ca” (Bài ca người đánh đàn đất Long Thành). Lời thơ than khóc cho bạc phận má đào: ” Khúc xưa từng tiếng bồi hồi/ Ta nghe tê tái, lệ rơi đáy lòng/ Chuyện xưa hai chục năm ròng/ Người đêm Hồ Giám tiệc tùng là đây“. Hồn thơ Nguyễn Du luôn bay bổng trong tiếng đàn đáy ở Bích Câu Đạo Quán. Nếu ai đã từng đến đây nghe hát ắt hẳn sẽ không thể nào quên nỗi lòng thi nhân day dứt xót xa: ” Trăm năm thấm thoắt trôi qua/ Thương tâm chuyện cũ lệ nhòa áo khăn/ Đầu ta bạc trắng ai bàn/ Trách gì người đẹp dung nhan héo sầu/ Mở trừng đôi mắt nhìn lâu/ Gặp nhau chẳng nhận được nhau, thật buồn!”.
Địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu? Kinh nghiệm đi chợ Bến Thành từ A-Z
Những gợi ý mới nhất về địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu? Kinh nghiệm đi chợ Bến Thành từ A-Z sẽ giúp bạn có thật nhiều niềm vui trong chuyến đi của mình nha
Giới thiệu về chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành.
Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay và được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.
Chợ Bến Thành là một biểu tượng gắn liền với thành phố Hồ Chí Minh
Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m, trung bình mỗi ngày đón khoảng 2.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp, với bốn cửa chính bao gồm cửa Nam, cửa Bắc, cửa Đông, cửa Tây và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.
Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và các loại thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) là những gian hàng bán trái cây và hoa tươi rực rỡ sắc màu. Cửa ông (phía đường Phan Bội Châu) là nơi bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp bởi sự đa dạng các mặt hàng về giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.
Địa chỉ chợ Bến Thành
Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu trong bất cứ tour du lịch Hồ Chí Minh nào. Vậy chợ Bến Thành quận mấy và thời gian mở cửa là khi nào? Chợ bắt đầu mở cửa đón khách lúc 07h00 - 19h00 và có vị trí nằm ở Cửa Nam - nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và mắt trước đối diện công viên Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1. Phía trước cửa Nam là cửa chính có hình biểu tượng đồng hồ đặc trưng là điểm rất dễ nhận dạng khi tới chợ Bến Thành.
Nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và đối diện công viên Quách Thị Trang
Cách di chuyển tới chợ Bến Thành
Địa chỉ chợ Bến Thành có vị trí ở ngay trung tâm thành phố nên việc tìm và di chuyển đến chợ khá dễ dàng. Nếu như bạn xuất phát từ Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác, có thể di chuyển bằng các phương tiện như xe khách, tàu hỏa hoặc đặt vé máy bay đi Hồ Chí Minh. Các bến tàu hay bến xe và sân bay đều có vị trí khá gần trung tâm nên chỉ mất khoảng 30 phút để di chuyển là bạn đã tới nơi. Khi đã tới các bến tàu, xe thì bạn có thể gọi taxi, xe máy hoặc di chuyển tới chợ. Nhưng cách nhanh nhất bạn nên sử dụng xe máy hoặc taxi bởi sự tiện lợi và dễ đi còn nếu lần đầu bạn tới Sài Gòn và muốn ngắm cảnh thì dùng xe buýt lại giúp tiết kiệm chi phí. Vì chợ Bến Thành và trạm xe buýt trung tâm nằm khá gần nhau nên hầu hết các chuyến xe đều đưa bạn qua hoặc dừng tại chợ. Bạn có thể lựa chọn một trong số các tuyến xe số 02, 04, 18, 28, 36, 45, 52, 65, 93, 152...
Cách di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất về chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành có gì hấp dẫn?
Là một khu chợ bán lẻ có quy mô lớn nhất với hàng nghìn sạp hàng cùng khoảng 6.000 tiểu thương kinh doanh nên khi tới đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều mặt hàng từ bình dân đến cao cấp. Cùng điểm qua một số địa điểm hấp dẫn tại khu chợ này nha
Gian hàng quần áo - phụ kiện: Đến với gian hàng này bạn sẽ bị choáng ngợp bởi độ phủ sóng các mặt hàng thời trang đa dạng các mẫu mã từ A đến Z. Với giá tiền từ thấp tới cao thì bạn có thể xem và lựa chọn cho mình những thứ ưng ý nhất hoặc mua về làm quà cho người thân cũng rất phù hợp.
Gian hàng thời trang tại chợ Bến Thành luôn là nơi thu hút nhiều du khách
Gian hàng trái cây: Với vị trí đặc địa nên chợ Bến Thành chính là cửa ngõ để bán những loại hoa quả, trái cây đến từ mọi miền trên tổ quốc. Nhìn vào gian hàng trái cây tươi ngon, đủ màu đủ loại và có mùi thơm đặc trưng riêng sẽ là điểm hấp dẫn mời gọi du khách khiến bạn phải dừng chân đấy nhé.
Gian hàng đồ đặc sản khô: Chợ Bến Thành như là nơi tập hợp tất cả các loại bánh mứt, cá mắm khô hay hoa quả với nhiều chủng loại. Bạn sẽ được người bán hàng giới thiệu một cách chi tiết và nhiệt tình về nguyên liệu và cách làm các sản phẩm bày bán của họ. Đây cũng là nơi được nhiều du khách ghé lại để chọn mua những đặc sản về làm quà hay biếu tặng.
Đồ thủ công mỹ nghệ: Có rất nhiều món hàng làm bằng thổ cẩm hay đồ gỗ, gốm sứ được bày bán ở chợ. Đó đều là sản phẩm thủ công được làm bằng đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Chắc chắn gian hàng này sẽ làm tiêu hao túi tiền của bạn bởi các sản phẩm đều rất bắt mắt và dễ dàng mang đi nữa.
Khu ẩm thực: Khu ẩm thực tại chợ Bến Thành nổi tiếng với vô vàn món ăn ngon nên quả là thiếu sót nếu bạn không đến để thưởng thức chúng. Từ các món chính như bún riêu, cơm tấm, bún mắm, gỏi cuốn, xôi bảy màu,... đến các món tráng miệng, ăn chơi như chè Sài Gòn với nhiều loại chè, bánh bèo, các loại ốc,... đều rất thơm ngon, hấp dẫn mà giá cả cũng khá phải chăng.
Chợ Bến Thành về đêm: Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm không khác gì ban ngày. Bắt đầu từ 19h00 giờ tối các quầy hàng đổ ra hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ở bên hông chợ bày bán rất nhiều quầy hàng mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là hàng ăn. Phố lên đèn là lúc chợ trở nên nhộn nhịp và sôi động nhất nên nếu bạn có thể dạo quanh và thưởng thức những món ăn đêm tại chợ mà lại mát mẻ hơn so với đi buổi sáng. Bên cạnh đó để thuận tiện di chuyển đến chợ đêm và những địa điểm du lịch khác thì bạn nên đặt khách sạn Hồ Chí Minh ở quanh khu vực trung tâm vừa tránh tình trạng đi lại tắc đường mà lại không phải di chuyển quá nhiều.
Chợ Bến Thành lung linh sắc màu về đêm
Kinh nghiệm mua sắm tại chợ Bến Thành
- Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn thì chợ Bến Thành là khu chợ bán lẻ và hình thức mua bán mang đậm màu sắc của văn hóa Việt Nam nên khi ghé thăm các gian hàng trong khu chợ bạn có thể mặc cả rồi mới mua nha bởi có khi lại được chủ quán giảm giá đúng không nào?
- Khi tới chợ bạn nên mang theo sẵn tiền mặt để đủ chi tiêu bởi hầu như các gian hàng đều không có máy quẹt thẻ đâu nhé.
- Một ngày ở chợ Bến Thành có rất nhiều người ra vào nên rất dễ xảy ra tình trạng móc túi, trộm cắp hay cướp giật vì thế nên bảo quản tư trang, tài sản của thật cẩn thận mình cẩn thận.
- Khu vực phía ngoài chợ đường xá khá đông đúc nhiều xe cộ đi lại nên bạn hãy chú ý quan sát khi sang đường để giữ an toàn cho bản thân.
Thơ mộng hồ Nguyễn Du Sự tĩnh lặng yên ả của mặt nước, sự bình yên của các tuyến đường tạo nên khung cảnh thơ mộng cho hồ Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang)... Hồ Nguyễn Du ra đời vào những năm 1920. Bắt nguồn từ một phần nhỏ của dòng sông Hậu hiền hòa, hồ Nguyễn Du là địa danh nổi tiếng...