Bianfishco “mới” lên kế hoạch trả nợ tiền cá nông dân
Ngày 30/8, tại buổi gặp với các bên liên quan, đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) cho biết việc thanh toán tiền nợ cá cho các hộ nông dân sẽ bắt đầu từ ngày 31/8 và dứt điểm trong tháng 12 này.
Theo thống kê của Công ty CP Thủy sản Bình An cho biết, hiện công ty còn nợ khoảng 323 tỷ đồng tiền mua cá của các hộ nông dân và các doanh nghiệp.
Lãnh đạo Ngân hàng SHB cho hay, với số tiền trên, SHB sẽ cho Bình An vay để trả và việc trả sẽ chia làm nhiều mức nợ khác nhau. Đối với với số nợ dưới 1 tỷ đồng sẽ trả 100% vào ngày 31/8. Đối với với số nợ từ trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, SHB sẽ thanh toán 15% vào ngày 31/8 và ngày 15/9 tiếp tục thanh toán 15%.
Còn đối với số nợ trên 5 tỷ đồng, ngày 31/8 thanh toán 10%, ngày 15/9 thanh toán 10% và ngày 25/9 thanh toán 10%.
Riêng 70% còn lại với số nợ từ 1 tỷ đến 5 tỷ trở lên chia thành ba đợt, trong tháng 10 thanh toán 20%, tháng 11 thanh toán 25% và tháng 12 thanh toán dứt điểm 25% còn lại. Ngày trả trả nợ cũng được phía công ty đưa ra là ngày 5 hàng tháng. Tiền trả nợ sẽ được SHB chuyển cho nông dân thông qua tài khoản SHB mở tại chi nhánh của ngân hàng này tại quận Ninh Kiều.
Video đang HOT
Lãnh đạo Công ty Bình An hứa sẽ trả nợ dứt điểm trong 4 tháng nữa.
Theo báo cáo của Công ty Bình An cho biết, hiện công ty còn nợ 10 ngân hàng và tổ chức tín dụng số tiền là khoảng 1.032 tỷ đồng. Theo ông Phạm Thanh Quang- Giám đốc Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn động (DATC) cho biết, với số nợ này, DATC sẽ đàm phán các phương án mua lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp với các ngân hàng.
Cũng tại buổi làm việc với các bên liên quan, theo ông Đỗ Quang Hiển- Chủ tịch HĐQT SHB cho rằng, thất bại của Binhanfishco vừa qua là do yếu kém trong công tác quản trị. Ông Hiển cho biết, tái cấu trúc toàn diện Binhanfishco thực chất là chấn chỉnh nâng cao năng lực quản trị điều hành.
Theo ông Hiển, mong muốn hiện nay của SHB, của DATC và của cả nước là khôi phục sản xuất thủy sản Bình An và nhanh chóng thu xếp trả nợ hết cho nông dân.
Theo Dantri
Bianfishco "đổi chủ", sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng
Sáng nay 25/8, Công ty CP Thủy sản Bình An tổ chức họp báo công bố chính thức Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội là cổ đông sáng lập sở hữu 50% vốn điều lệ và tham gia tái cấu trúc toàn diện công ty cũng như kế hoạch trả nợ cho nông dân.
Mở đầu buổi họp báo, ông Trần Văn Trí- TGĐ Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco - Công ty Bình An) cho biết, thời gian qua Công ty Bình An như "cá nằm trên thớt" nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì thế chưa thể trả nợ hết cho các chủ nợ.
Ông Trí cho rằng, nếu Công ty Bình An phá sản thì sẽ bất lợi vô cùng, mà bà con nông dân nuôi cá là những người chịu thiệt thòi nhất. "Tôi thay mặt vợ tôi là Diệu Hiền gửi lời xin lỗi chân thành đến bà con" - ông Trí nói.
Đại diện Công ty Bình An, Ngân hàng SHB, DATC tại buổi họp báo.
Ông Trần Văn Trí cho biết, ngày hôm qua 24/8, các đơn vị liên quan đã có mặt tại Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Cần Thơ để làm các thủ tục cần thiết cho việc đăng ký kinh doanh tái cấu trúc hoạt động của Bình An.
Cũng trong ngày 24/8, Sở Kế hoạch - Đầu tư đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới, với ông Trí là người đại diện pháp luật và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là cổ đông sáng lập của Công ty Bình An.
Theo các biên bản được ký kết, SHB đã hoàn thiện các thủ tục để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Công ty Bình An. 50% còn lại do ông Trần Văn Trí nắm 2% (thay bà Phạm Thị Diệu Hiền là người đại diện pháp luật của công ty), còn 48% là của 103 cổ đông khác.
Song song đó, SHB phối hợp cùng Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng - Bộ Tài chính (DATC) xây dựng phương án tái cấu trúc lại Cty Bình An trong thời gian sớm nhất.
Về tái cấu trúc lại Công ty Bình An, theo ông Phạm Thanh Quang - Giám đốc DATC cho biết, DATC và SHB sẽ cùng tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Công ty Bình An. Phía SHB sẽ giải ngân cho Công ty Bình An trả nợ tiền mua nguyên liệu của nông dân, bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ông Quang cho biết, các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Công ty Bình An trong khoảng thời gian 3 năm. Đối với các chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Công ty Bình An tăng vốn điều lệ.
Đại diện DATC cũng cho hay, sau khi đi vào hoạt động ổn định, Công ty Bình An sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào. Sau đó, triển khai thành lập Tổng Công ty CP Thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận các công ty con.
Theo VNE
Vụ "đại gia" bán đất cho Trung Quốc: Yêu cầu giải quyết dứt điểm Sau khi có báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận trình lên Thủ tướng Chính phủ, địa phương này đã được yêu cầu phải giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ về kết quả xác minh thông tin vụ ông Phạm Phú Thạnh chuyển...