Bia Tổ họ Hà Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia
Sáng 6-5, tại Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) đã tổ chức đại lễ Phật đản và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công nhận bia cổ 1.000 năm tuổi – bia Tổ của họ Hà Việt Nam là Bảo vật quốc gia.
Tại thôn Làng Tạc, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) hiện đang lưu giữ một hiện vật lịch sử quý, đó là tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Ngày 30-12-2013, bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia.
Đại lễ Phật đản 2014, Phật lịch 2558 đã diễn ra sáng 6-5, cùng vớ lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là Bảo vật quốc gia.
Theo tư liệu của Báo Tuyên Quang, tấm bia được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Bia có chiều cao 1,45m, rộng 0,8 m và dày 0,18m. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá. Rùa có chiều dài 1,50 m, rộng 0,9 m và cao 0,32 m. Cổ và đầu rùa dài 0,38 m. Rùa được đặt trên mặt đất, bốn chân rùa được tạc nổi, mỗi chân có 5 móng. Đuôi rùa nhỏ, được tạc uốn cong, vắt lên lưng. Đầu rùa ngẩng cao, vẻ uy nghi đường bệ. Toàn thân rùa cũng được tạc từ một phiến đá xanh nguyên khối, nét chạm rất tinh tế, mềm mại, hình khối cân đối và vững chãi. Lưng rùa nhẵn và tròn trịa, giữa lưng có đục một mộng ghép hình chữ nhật để ghép khớp với chân bia đá. Chính mộng ghép này đã giữ cho bia đá có thể đứng ngay ngắn trên lưng rùa trong suốt hơn 900 năm.
Trán bia khắc dòng chữ lớn: “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Văn bia khắc kín phần thân bia. Hai góc của trán bia có khắc hình hai con rồng chầu lên chữ “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”. Hình tượng hai con rồng chầu bên trán bia đều ở tư thế nhìn nghiêng và giống hệt nhau cả về kích thước và kiểu dáng. Làm nền cho hình tượng con rồng là các hoa văn hình vân mây và một số hoa văn hình chữ S biểu hiện ý niệm về mây mưa, sấm chớp cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân tố thiết yếu đối với nền kinh tế nông nghiệp của đất nước ta.
Người soạn bia là Lý Thừa Ân, văn bia được soạn theo lệnh của Hà Hưng Tông là nhân vật được nhắc đến trong bia. Bên cạnh phần đạo lý Phật giáo, nội dung bia nói về gia thế của dòng họ Hà. Đời ông của Hà Hưng Tông làm quan Thái Bảo. Cha của Hà Hưng Tông có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Bấy giờ, nhân lúc vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống bèn tập trung binh mã tại các trấn thành phía Nam, chuẩn bị xâm lược nước ta.
Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân đội đã đề xuất chiến lược “Tiên phát chế nhân”. Tháng 10-1075, ông thống lĩnh 10 vạn quân chia làm 2 đạo thủy, bộ tập kích thẳng vào đất Tống. Thân phụ của Hà Hưng Tông, với binh mã châu Vị Long (Chiêm Hóa ngày nay) đã đóng vai trò quan trọng trong đạo quân đường bộ này. Sau 42 ngày đêm công phá, quân ta đã chiếm được thành trì của châu Ung, châu Khâm, châu Liêm, trong đó châu Ung là căn cứ quân sự lớn nhất. Quân ta phá hủy kho tàng khí giới, lấy đá lấp sông ngăn chặn sự vận chuyển của đối phương. Cuộc tấn công chiến lược nói trên có tác dụng làm suy giảm lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch.
Văn bia ghi: “Thân phụ Thái Phó chỉnh đốn vương sư đánh sang ải Bắc, vây thành Ung cho bõ giận, bắt tướng võ, dâng tù binh, do đó được nhà vua ban chức Hữu đại liêu ban đoàn luyện xứ”. Nhờ công lao của cha nên Hà Hưng Tông năm 9 tuổi được kết làm em vua nhà Lý, năm 10 tuổi (1078) được phong chức Tả đại liêu ban và kết duyên với công chúa Khâm Thánh. Đến năm 1086 được nối tước Thái Phó kiêm tri châu Vị Long. Việc các tù trưởng dân tộc thiểu số giữ các châu mục, nhận chức tước của triều đình chứng tỏ từ lâu vùng này đã nằm trong hệ thống hành chính của Nhà nước thống nhất, đồng bào các dân tộc cùng với người Kinh nằm trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Cũng theo Báo Tuyên Quang, bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là tài liệu thành văn cổ nhất phát hiện được trên đất Tuyên Quang và là một trong số rất ít các di vật thời Lý (thế kỷ XI) còn được nguyên vẹn cho tới ngày nay. Ngoài giá trị lịch sử, tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc còn mang giá trị tiêu biểu, điển hình cho nền mỹ thuật điêu khắc thời Lý (nền nghệ thuật Phật giáo).
Một góc chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang)
Video đang HOT
Khu vực khai quật khảo cổ học, nơi phát hiện tấm bia cổ 1.000 năm tuổi
Tấm bia cổ này được coi là bia Tổ của họ Hà Việt Nam
Tấm bia cổ 1.000 năm tuổi được phát hiện gần như nguyên vẹn
Tấm bia cổ được đặt tại vị trí trang trọng trong khuôn viên chùa Bảo Ninh Sùng Phúc
Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đã được phục hồi trang nghiêm
Tham dự đại lễ có lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và đại diện các ban ngành, đại diện Ban liên lạc họ Hà Việt Nam
Đông đảo Phật tử dự đại lễ mừng Phật đản và công bố quyết định công nhận bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là Bảo vật quốc gia
Chuông đồng mới được đúc lại
Các thiếu nữ chuẩn bị cho lễ mừng Phật đản và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, bia Tổ của họ Hà Việt Nam, là Bảo vật quốc gia.
Theo ANTD
Ra mắt cuốn sách quý "Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia"
Nhân dịp kỷ niệm một năm các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã cho ra mắt cuốn sách "Hồ Chí Minh và 5 bảo vật Quốc gia". Cuốn sách vinh dự được Tiến sĩ Nguyễn Bắc Son - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông viết lời giới thiệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh Nhà nước Việt Nam mới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Người đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là: Đường Kách mệnh; "Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)"; "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" và "Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Mỗi di sản mà người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong đó, Bảo vật Quốc gia "Đường Kách mệnh" là sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, là nền tảng cho việc tìm hướng đi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam và được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
Bảo vật Quốc gia"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, giúp chúng ta hình dung được thế giới tâm hồn nhiều cung bậc của Người, thấy được tầm vóc trí tuệ của một chân dung vĩ đại, với khát vọng cao đẹp nhất là "Độc lập cho dân tộc và Tự do cho con người".
Bảo vật Quốc gia "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" là bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, chứa đựng những quan điểm cơ bản về tư tưởng, đường lối chiến tranh nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, quyết hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc; là mệnh lệnh tiến công cách mạng, tạo khí thế để nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu với mọi vũ khí sẵn có với một ý chí quyết đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Lời giới thiệu của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son về cuốn sách "Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia"
Bảo vật Quốc gia "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" là một Văn kiện lịch sử có giá trị như một lời hịch kêu gọi toàn dân tộc, một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, củng cố niềm tin, siết chặt đội ngũ để bước vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
"Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" - Bảo vật Quốc gia cuối cùng mà Người để lại là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hi sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính Cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc tái hiện 5 bảo vật Quốc gia của Người không chỉ nhằm tôn vinh và ngợi ca các giá trị di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, mà còn giúp cho mỗi chúng ta có thể soi mình vào tấm gương đạo đức vĩ đại của Người để tin tưởng và đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước. Bên cạnh 5 bảo vật Quốc gia được trình bày một cách trang trọng, bạn đọc còn được tiếp cận những dòng cảm xúc của các nhà phê bình văn học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo MIC
Gặp người mơ thấy rồng thần ở ngôi miếu thiêng nghe kể chuyện đi tìm kho báu Chúng tôi được nghe truyền miệng về câu chuyện trên đã lâu, tò mò vì trong đó có "giấc mơ", có "rồng thần", có "lãnh địa thiêng" và đặc biệt là có "kho báu" nhưng mãi đến tận bây giờ mới có cơ hội được gặp đầy đủ những con người xuất hiện trong câu chuyện thần bí đó. Chuyện là có một...