Bìa đất trường học bị vợ hiệu trưởng mang cầm cố
Bìa đất của một trường học ở Hà Tĩnh bị mang đi cầm cố để vay lãi suốt nhiều năm. Hiệu trưởng xác nhận người tự ý làm việc này là vợ mình.
Hơn 1 tuần nay, người dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xôn xao trước thông tin bìa đất trồng rừng làm vườn thực nghiệm có diện tích hơn 21 ha của Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung bị mang đi cầm cố để vay lãi suốt nhiều năm.
Trao đổi với Zing.vn, ông Kiều Minh Trí, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung, thừa nhận việc này. Và người tự ý mang bìa đất rừng đi cầm cố là bà Lê Thị Bích Thảo (vợ ông Trí).
Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: P.T.
Vị hiệu trưởng kể khoảng tháng 1/2014, bà Thảo trong lúc đến thăm trường đã tự ý lấy bìa đất được cất giữ trong tủ đặt tại phòng làm việc của ông. Người vợ sau đó mang bìa đất đến cầm cố cho một người ở thị xã Kỳ Anh để vay 136 triệu đồng với lãi suất 2.000 đồng/ triệu/ ngày.
Video đang HOT
Đến năm 2016, khi phát hiện sự việc, ông Trí đã yêu cầu người vợ chuộc bìa đất về trả lại cho trường. “Nhiều lần gia đình đến trả lãi nợ mong sớm lấy bìa về nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ lên đến 299 triệu đồng nên không thể lấy bìa về được”, ông Trí nói.
Ông Trí khẳng định chữ ký trong giấy vay tiền là bị mạo danh. Ảnh: T.H.
Theo Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung, bà Thảo trước cũng là giáo viên nhưng do làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần. 3 năm trước, vợ ông Trí đã xin về hưu trước tuổi.
Vị hiệu trưởng khẳng định không ký vào giấy vay nợ. Việc này có người mạo danh.
Bà Lê Thị Bích Thảo (vợ ông Trí) cũng thừa nhận là người đã lấy bìa đất mang đi cầm cố.
“Tôi lấy bìa đi cầm cố và nghĩ sẽ sớm mang về trả nhưng trả cả gốc lẫn lãi chủ nợ vẫn bảo chưa đủ và yêu cầu trả thêm. Đến nay, họ nói phải trả hơn 200 triệu mới trả bìa”.
Ông Đinh Sỹ Quân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh, cho biết phòng đã nắm được vụ việc và yêu cầu ông Trí viết giải trình.
“Ông Trí làm tường trình và hứa ngày 23/2/2020 sẽ lấy bìa về nhưng đến nay vẫn chưa lấy được. Trước mắt, phải lấy được bìa về để giải quyết hậu quả rồi mới kiến nghị huyện có hướng xử lý. Quan điểm là sai đến đâu xử lý đến đó”, ông Quân nói.
Trường tiểu học và THCS Kỳ Trung nằm ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (chấm xanh). Ảnh: Google Maps.
Theo news.zing.vn
Trường học ở Gia Lai thiếu hóa chất sát khuẩn phòng chống Covid-19
Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh phòng chống Covid-19, đặc biệt là trong các trường học. Tuy nhiên, vật tư, hóa chất sát khuẩn là vấn đề chưa được giải quyết.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, đến thời điểm này, toàn bộ 827 trường học, từ mầm non đến trung học phổ thông ở tỉnh đều duy trì việc vệ sinh trường học định kỳ, đảm bảo trường lớp, hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại. Trong số này, có 628 trường đã được phun hóa chất diệt khuẩn, riêng bậc mầm non, tỷ lệ được phun thuốc sát khuẩn là 100%.
Trường THPT chuyên Hùng Vương, thành phố Plei Ku là trường học hiếm hoi có đủ vật tư để tự pha hóa chất sát khuẩn ngừa Covid-19, khi được nhiều mạnh thường quân giúp đỡ cùng sự chung sức của nhiều học sinh và giáo viên.
Tuy nhiên, việc đảm bảo sát khuẩn ở nhà trường khi học sinh đi học trở lại, vẫn chưa có hướng giải quyết. Ông Lê Duy Định, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai, thành viên ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của tỉnh cho biết, trên thị trường trong tỉnh hiện không còn hóa chất sát khuẩn, các trường không có nguồn hóa chất riêng. Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống dịch bệnh này, Sở cũng đã đề cập thực trạng, nhưng tạm thời chưa tìm được biện pháp.
"Hiện nay trên toàn tỉnh chỉ còn 800kg hóa chất nhưng bây giờ không dám xuất, vì còn phải để dự phòng khẩn cấp, ở những nơi tập trung đông người, cócphát sinh thì còn thuốc. Trường học thì không có thuốc riêng. Muốn phun thì phải gọi y tế dự phòng"- ông Lê Duy Định cho biết.
Đến thời điểm này, sau khi có công văn của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc cho học sinh đi học trở lại, tỉnh Gia Lai vẫn chưa có quyết định chính thức. Gia Lai đã thăm dò ý kiến của hơn 50.000 phụ huynh học sinh về việc cho các em đến trường, kết quả có 80% đồng ý cho con đi học; 20% còn lại không đồng ý hoặc do dự. Dự kiến, quyết định về việc học sinh đi học hay tiếp tục nghỉ tránh dịch sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra vào cuối tuần này./.
Theo VOV
Đất chật người đông, xây trường cao tầng là nhu cầu bức thiết Trường học ở nội thành các đô thị có diện tích hẹp, nếu chỉ được xây 3, 4 tầng thì thiếu phòng học và dẫn tới quá tải về sĩ số. Nâng tầng, nâng chất lượng giáo dục Hiện nay, ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy của Hà Nội nhiều trường tiểu học sĩ số học sinh lên đến 50-...