“Bịa chuyện” trên mạng nhằm câu “like” có bị xử phạt?
Ngươi tung nhưng tin đôn thât thiêt lên mang đê nhăm câu “like” co thê bi xư phat hanh chinh hoăc bi xư ly hinh sư tuy theo mưc đô anh hương.
Hoi: Môt sô ngươi lơi dung sư phat triên cua trang mang xa hôi Facebook, Youtube, Instagram… đưa ra nhưng tin đôn thât thiêt anh hương tơi môt sô ca nhân, nhưng ngươi nôi tiêng nhăm câu “like” đi kèm với những đường dẫn để người xem truy cập vào các trang web khác nhằm thu lợi bất chính hoặc để thu hút sự chú ý nhằm quảng cáo, bán hàng. Cac thông tin nay thương rât gây hoang mang cho ngươi xem. Cho tôi đươc hoi viêc tung tin đôn thât thiêt cua môt sô ca nhân, môt sô trang bao co vi pham phap luât hay không?
“Bịa chuyện” trên mạng nhăm câu “like” có bị xử phạt?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Vê xư phat hanh chinh, viêc tung nhưng tin đôn thât thiêt như câu hỏi đặt ra đa vi pham vao hành vi bị cấm tai Điêu 5 cua Nghi đinh 72/2013/NĐ-CP quy đinh vê Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Theo quy định tại Điêm g, Khoan 3, Điêu 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/ 11/2013 của Chính phủ quy định Xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
Video đang HOT
Theo Điều 37 bộ luật Dân sự 2005 quy đinh răng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, người nào tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại.
Về xử lý hình sự, tùy từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý như sau:
Trong trương hơp xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Hình sự năm 2005 thi : “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Nếu không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 đươc sưa đôi bơi Điêu 27 Luât Hinh sư sưa đôi năm 2009 cụ thể như sau: “Người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Ngoai ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tư nhưng viên dân như trên, ngươi tung nhưng tin đôn thât thiêt lên mang đê nhăm câu like hay nhằm thu lợi bất chính hoặc để thu hút sự chú ý nhằm quảng cáo, bán hàng đêu co thê bi xư phat hanh chinh hoăc bi xư ly hinh sư tuy theo mưc đô anh hương tơi uy tin, danh dư cua ca nhân, tô chưc.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tung tin đồn bắt cóc trẻ em có thể bị tội hình sự
Hành vi tung tin đồn để câu like, câu view trên Facebook ngoài bị xử phạt hành chính thì căn cứ vào mức độ thiệt hại, tính chất nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời gian qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hàng loạt các thông tin liên quan đến việc bắt cóc trẻ em. Tuy nhiên, khi lực lượng công an vào cuộc xác minh, đây chỉ là những tin đồn thất thiệt, nhiều trường hợp tung tin chỉ để câu like.
Mới đây nhất, Đạitá Phạm Hữu Châu - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An xác nhận clip về việc một học sinh kể lại chuyện bị bắt cóc hụt là không đúng sự thực. Người tung clip lên mạng là một cô giáo tên MH nhằm câu like trên Facebook. Hiện cô giáo này đang bị xem xét xử phạt hành chính.
Trước đó tại Hà Nội, hàng loạt tài khoản Facebook cũng đăng tải các thông tin về việc trẻ em bị bắt cóc ngay giữa ban ngày. Thế nhưng lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) - Công an TP Hà Nội cho biết đây chỉ là những tin đồn thất thiệt, hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh các chủ tài khoản này.
Cũng dùng chiêu trò này để thu hút người xem, một tài khoản Facebook khác đăng tải thông tin về một vụ bắt cóc xảy ra trên địa bàn quận Tân Bình (TP.HCM), vụ việc nhanh chóng gây hoang mang cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, lãnh đạo Công an TP.HCM cho hay đây chỉ là những thông tin không có thực.
Một tài khoản Facebook đăng tải thông tin về việc bắt cóc trẻ em
Trước việc liên tiếp xuất hiện các thông tin thất thiệt về bắt cóc trẻ em trên, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Hợp danh Thiên thanh - Đoàn Luật sư Hà Nội), cho rằng dưới góc độ pháp lý, hành vi tung tin đồn thất thiệt của chủ sử dụng các tài khoản Facebook nói trên không những vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn gián tiếp lợi dụng quyền tự do ngôn luận để gây hoang mang dư luận, làm mất niềm tin vào trị an, trật tự công cộng, vào mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội.
Theo quy định của pháp luật, cụ thể, căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 3 Điều 634 Nghị định 174/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ lỗi, thiệt hại và tính chất nghiêm trọng của sự việc, các đối tượng còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về "Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" theo Điều 226 Bộ luật Hình sự, "tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Ngoài vấn đề pháp lý như đã nêu, có thể thấy việc đưa tin không chính xác, tung tin đồn thất thiệt chỉ để câu "like", câu "view" hoặc vì một số động cơ bất chính khác đã không còn là chuyện lạ trên môi trường mạng. Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin cùng với tư duy phân tích thiếu sắc bén của một bộ phận cộng đồng mạng đã vô tình thúc đẩy sự phát triển của các trang mạng xã hội, các blog cá nhân, các diễn đàn điện tử với nội dung không chính thống, sai sự thật.
TUYẾN PHAN
Theo_PLO
Ném đá xe khách là tội ác, sao xử phạt quá nhẹ? Theo luật sư, các mức chế tài theo quy định hiện nay về xử phạt hành chính hay xử lý hình sự những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đều chưa đủ tính răn đe. Thời gian qua, báo chí thông tin nhiều vụ ném đá xe khách. Nhiều vụ, đối tượng say rượu rồi rủ nhau ném "giải say", ném "cho vui";...