Bị xử phạt khi đang đợi cấp biển số xe
Trong thời gian chờ gắn biển xe máy, tôi điều khiển xe bị công an bắt vì 2 lỗi: xe không biển số và không có đăng ký xe. Tôi bị giữ xe 7 ngày, tước bằng lái 2 tháng. Xin hỏi như vậy có đúng quy định không?
Luật sư tư vấn:
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định tại Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bị xử phạt khi đang đợi cấp biển số xe (ảnh minh họa)
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
Video đang HOT
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Về quy định xử phạt hành chính theo Điểm c, Khoản 2, Điểm b, Khoản 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đào tạo, sát hạch GPLX
Chiều 29/9, Cục CSGT đã thông tin về sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa, phân tích những nhược điểm, hạn chế và tồn tại được khắc phục khi ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; những tác động tích cực của Luật này đối với công tác quản lý nhà nước về TTATGT, đối với ý thức của người tham gia giao thông và chuyển biến tình hình TTATGT đường bộ.
Những điểm mới, tiến bộ, phù hợp với quốc tế và sự phát triển của xã hội được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý người lái xe; đăng ký, đấu giá, cấp biển số xe; trừ điểm giấy phép lái xe; quy định an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông...
Mục tiêu lớn nhất là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người
Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, Mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo vệ quyền con người, bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Về cơ sở khoa học, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là việc thiết lập, duy trì, củng cố, thúc đẩy trạng thái tham gia giao thông có nề nếp, kỷ cương, trật tự, an toàn đối với người và phương tiện tham gia giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Bản chất của trật tự, an toàn giao thông là điều chỉnh các hoạt động giao thông "động" liên quan đến hành vi của người tham gia giao thông.
Trên cơ sở đó, Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ điều chỉnh về các chính sách: Quy tắc giao thông; phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển và giải quyết ùn tắc giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Các chính sách được điều chỉnh trong Luật hoàn toàn trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với mục tiêu ban hành luật, phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về giao thông đường bộ, với luật của nhiều quốc gia và đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân, các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành, địa phương.
Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đã thảo luận rất kỹ về phạm vi điều chỉnh của Luật này và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) bảo đảm tính khoa học, khách quan, thực tiễn và phù hợp với xu thế xây dựng pháp luật hiện nay, trong đó một luật điều chỉnh về lĩnh vực trật tự, an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông, một luật điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ. Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với luật về an toàn giao thông của nhiều quốc gia có tính chất tương đồng về văn hóa với Việt Nam (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Campuchia...), Bộ Công an đã dịch và gửi Quốc hội tham khảo.
Có thể chấm điểm cơ sở và giáo viên dạy lái xe
Về việc Chính phủ đề xuất giao Bộ Công an quy định việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Cục CSGT cho biết, việc đề xuất này để đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ con người, khắc phục những bất cập hiện nay.
Trước lo lắng của một số người về bố trí công ăn việc làm cho các sát hạch viên sau khi chuyển nhiệm vụ sát hạch sang Bộ Công an, Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, hiện nay cả nước có 1.655 sát hạch viên, trong đó, Tổng cục đường bộ và các Sở GTVT có 1.066 người, sát hạch viên là người của cơ sở đào tạo là 589 người.
Các sát hạch viên đều kiêm nhiệm công việc khác, không có biên chế riêng. Hiện chỉ có 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ cùng 63 phòng thuộc Sở GTVT các địa phương. Trong đó, có 600 người được cấp thẻ sát hạch viên.
Chính vì vậy, khi chuyển giao nhiệm vụ sang Bộ Công an, về biên chế chỉ cần sắp xếp liên quan 650 cán bộ nói trên, việc bố trí lại nhiệm vụ sẽ không gặp khó khăn.
Khi chuyển giao, cũng không tăng biên chế cho lực lượng Công an, chỉ tăng nhiệm vụ, trách nhiệm. Quá trình chuyển giao sẽ được kết nối, đồng bộ chủ yếu qua phần mềm nên không gây tốn kém lớn về kinh phí.
"Nếu được chuyển giao, lực lượng công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định về kinh doanh dịch vụ có điều kiện, công khai trong đánh giá hiệu quả" - Đại tá Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh.
Thông tin rõ hơn, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT khẳng định: Quan điểm của Bộ Công an là gắn trách nhiệm và trách nhiệm này rất nặng nề nếu Chính phủ và Quốc hội giao cho chúng tôi vì đây là vấn đề quản lý an toàn, không phải hành chính đơn thuần. Nếu được giao quản lý việc cấp phép lái xe, ngành công an sẽ báo cáo Chính phủ để tiếp tục thực hiện đầu tư xã hội hóa, đẩy mạnh công khai, minh bạch hơn; gắn từng cơ sở đào tạo, từng giáo viên với chất lượng đầu ra, công khai dữ liệu này.Quan điểm là sát hạch GPLX là sát kỹ năng an toàn của người điều khiển phương tiện, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong đào tạo, sát hạch GPLX.
"Sẽ sắp xếp chất lượng giáo viên và cả các cơ sở đào tạo, sát hạch viên từ cao xuống thấp phải xem sản phẩm đầu ra thế nào, bao nhiều người vi phạm, bao nhiêu người gây tai nạn để xếp hạng. Từ đó, công khai để người dân biết, lựa chọn giáo viên, cơ sở đào tạo..." - Đại tá Đỗ Thanh Bình nói.
Đại tá Đỗ Thanh Bình cũng cho biết thêm khi Bộ Công an quản lý công tác đào tạo, sát hạch GPLX thì sẽ gắn trách nhiệm với con người cụ thể, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý. Ví dụ, hiện nay xe sát hạch có gắn chip hình ảnh nhưng không có âm thanh, khi Bộ Công an chủ trì sát hạch thì sẽ có cả âm thanh, tránh việc hướng dẫn thí sinh qua điện thoại và các thiết bị khác.
Gắn chặt chẽ trách nhiệm của chủ phương tiện
Về việc đấu giá BKS phương tiện, Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì kho số của biển số xe do Bộ Công an đang sử dụng để đăng ký xe là tài sản công, nhưng Luật giao thông đường bộ năm 2008 hiện hành quy định cấm mua, bán biển số xe. Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã sửa đổi quy định này, theo đó chỉ cấm mua, bán trái phép biển số xe, còn trường hợp mua biển số thông qua đấu giá là hợp pháp. Đồng thời, dự thảo Luật đã quy định cấp biển số thông qua đấu giá là một trong các hình thức cấp biển số xe.
"Người mua đấu giá được đảm bảo đầy đủ cả 3 quyền về tài sản gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt. Bộ Công an thực hiện sớm đấu giá biển số xe đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn biển số xe cơ giới theo sở thích để đáp ứng tư tưởng trong sinh hoạt và kinh doanh và gắn trách nhiệm người trúng đấu giá sử dụng biển số đó không đúng quy định" - Đại tá Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh và cho biết chủ sở hữu sẽ gắn chặt trách nhiệm với phương tiện, nếu phương tiện đó gây tai nạn hoặc vi phạm thì chủ sở hữu sẽ phải cung cấp thông tin ai là người điều khiển phương tiện đó, phải chịu trách nhiệm nếu giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển.
"Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai 2 dự án cơ sở dữ liệu cư trú và Cơ sở dữ liệu dân cư, từ đó sẽ xác định chính xác nơi ở của chủ phương tiện để yêu cầu đến làm việc theo quy định. Không thể có chuyện không biết bán xe cho ai, không biết ai điều khiển phương tiện như hiện nay. Nếu chủ xe không xác định được người điều khiển thì phải chịu trách nhiệm. Điều này cũng sẽ khắc phục được tình trạng xe không chính chủ như hiện nay.
TP.HCM ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý giao thông đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ dành hơn 1,44 tỷ đồng để xây dựng Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ trên địa bàn thành phố. Các phương tiện lưu thông trên đường Mai Chí Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN) Sở Giao...