Bị xô ngã từ cửa máy bay xuống đường băng, hành khách bị thương nặng
Do vội vàng rời máy bay trong tình huống khẩn cấp, các hành khách của một máy bay thương mại của Israel dường như đã vô tình chen lấn và khiến một phụ nữ rơi từ cửa máy bay xuống đường băng, khiến người này bị thương nặng.
Máy bay của hãng Israir Airlines (Ảnh minh họa: Laurent FAURE)
Theo The Times of Israel, sự việc xảy ra ngày 23/3 trên máy bay của hãng hàng không Israir Airlines (Israel) với lịch trình bay dự kiến từ Budapest (Hungary) về Tel Aviv (Israel). Cô Dikla Abitbul, 38 tuổi, quốc tịch Israel, đã bị thương nặng sau khi rơi từ cửa máy bay Boeing 737 xuống đường băng sân bay quốc tế Ferenc Liszt ở Hungary. Cô đã được đưa tới bệnh viện địa phương để điều trị các thương tích.
Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn chưa rõ ràng, nhưng theo mẹ của nạn nhân, bà Riki Sapirin, thì cô Abitbul dường bị các hành khách vô tình xô ngã xuống trong khi đang thoát hiểm.
Khi hành khách đang lên máy bay thì khói đen xuất hiện ở xe nâng chuyên dùng cho khách lên xuống máy bay. Hệ thống thông gió máy bay đã hút khói này vào khoang hành khách khiến cho họ hoảng sợ vì nghĩ máy bay đang gặp sự cố. Mặc dù cơ trưởng chuyến bay đã giải thích rõ ràng đây không phải tình huống nguy hiểm, nhưng các hành khách đã lên máy bay vội chạy khỏi ghế để di tản, gây ra tình trạng nhốn nháo buộc các tiếp viên hàng không phải mở cửa thoát hiểm để họ trượt xuống.
Trả lời Ynet News, bà Sapirin cho biết khi đó tình hình rối loạn vì khói không ngừng bốc lên cửa máy bay. Tuy phi công yêu cầu hành khách giữ bình tĩnh và không cần mở lối thoát hiểm, nhưng sức ép từ các hành khách quá lớn nên thành viên phi hành đoàn đã quyết định mở cửa. Các hành khách bắt đầu chen lấn xô đẩy. Một hành khách khác cũng bị chấn thương sau khi trượt từ cửa thoát hiểm xuống, nhưng cô Abitbul kém may mắn hơn khi bị rơi từ cửa máy bay xuống đất.
Bà Sapirin biết vết thương của con gái khá nghiêm trọng. Cô bị rạn xương và chấn thương não.
Video đang HOT
Cũng trong tháng này, một nữ tiếp viên của hãng Emirates đã thiệt mạng sau khi bị ngã xuống đường băng tại sân bay Entebbe ở Uganda khi đang chuẩn bị cho chuyến bay.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Bên trong khóa đào tạo chống khủng bố máy bay của các phi công Mỹ
Mỗi năm một lần, hàng trăm phi công Mỹ lại tập trung tại bang New Mexico để tham gia các khóa học ngắn hạn nhằm đào tạo kỹ năng chống khủng bố trên máy bay thương mại.
Bên trong một lớp đào tạo phi công chống khủng bố năm 2003 (Ảnh: Getty)
Theo BBC, hàng trăm phi công đến từ các hãng hàng không thương mại của Mỹ hàng năm sẽ đến Artesia, bang New Mexico tham gia khóa học kéo dài 56 giờ, diễn ra trong 5 ngày. Mỗi lớp học thường có 48 thành viên và họ được đào tạo cách đối phó khi có tấn công khủng bố trên máy bay.
17 năm trước, 4 máy bay thương mại của Mỹ đã bị tấn công vào ngày 11/9. Một năm sau đó, Mỹ ban hành luật mới cho phép phi công được mang súng lên buồng lái. Chương trình Federal Flight Deck Officer (FFDO) chuyên đào tạo các phi công cách sử dụng súng và tấn công những kẻ khủng bố ra đời từ năm 2003 và kéo dài tới bây giờ.
Chính phủ Mỹ không tiết lộ cụ thể số lượng phi công mang vũ khí, mà chỉ đưa ra con số chung chung là hàng ngàn người. BBC phỏng vấn một phi công ẩn danh, ước tính con số này vào khoảng 125.000 người hoặc có thể ít hơn.
Đây là chương trình tự nguyện. Các học viên không phải trả bất cứ một khoản phí nào để tham gia FFDO. Hầu hết các phi công đều sử dụng kỳ nghỉ phép để tham gia khóa đào tạo.
Ông Eric Sarandrea, phó giám đốc cơ quan cảnh sát hàng không Mỹ (FAMS), đơn vị tổ chức khóa học FFDO, cho biết những người tự nguyện tham gia chương trình là những người hùng đích thực vì họ thực sự quan tâm đến an toàn của các hành khách họ phục vụ.
Các phi công được huấn luyện đối phó với kịch bản bị tấn công bằng dao (Ảnh: Getty)
Thường các khóa học sẽ bắt đầu từ phần lý thuyết, sau đó các phi công sẽ được chuyển tới trường bắn. Họ sẽ được học kỹ năng bắn khi đang ngồi và đang đứng và chuẩn bị cho kịch bản những kẻ tấn công máy bay sẽ khống chế và cướp súng của họ.
Các phi công được huấn luyện rằng họ không được rời buồng lái. Nhiệm vụ của họ là giữ máy bay an toàn và hạ cánh an toàn trước tiên. Họ cũng được học cách cất giữ và bảo quản súng. Bên trong buồng lái, các phi công có thể cất súng trong bao da. Khi ra ngoài, họ buộc phải đặt súng vào ngăn tủ có khóa an toàn.
Sau khi kết thúc khóa học ở New Mexico, các phi công sẽ được tiếp tục đào tạo thêm 6 tháng 1 lần. Cứ 5 năm 1 lần, họ sẽ được cấp lại chứng chỉ tham gia khóa đào tạo.
Trong gần 20 năm qua, không có thêm vụ việc nào tại Mỹ tương tự vụ 11/9. Tuy nhiên, trên toàn cầu, đã có 55 vụ cướp máy bay từ năm 2001.
Tại Mỹ, trên những chuyến bay rủi ro cao, hoặc chở hành khách nằm trong danh sách theo dõi và quản thúc, sẽ có một cảnh sát hàng không bay cùng. Theo ông Sarandrea, chi phí cho một cảnh sát này vào khoảng 3.000 USD, trong khi một phi công được vũ trang chỉ tốn 17 USD cho 1 chuyến bay.
Khi được hỏi về những rủi ro có thể xảy ra, hoặc hành khách cảm thấy không thoải mái khi phi công lái máy bay chở họ mang súng, ông Sarandrea cho biết các phi công trải qua những quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để được cấp chứng chỉ hành nghề và họ sẽ được kiểm tra sức khỏe tâm thần định kỳ để đảm bảo an toàn của hành khách ở mức độ cao nhất.
Mô mình máy bay Boeing tại trường đào tạo (Ảnh: Getty)
Các phi công diễn tập kỹ năng tác chiến tay không (Ảnh: Getty)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tiếp viên hàng không nguy kịch vì rơi từ cửa máy bay xuống đất Một nữ tiếp viên của hãng hàng không Emirates đã bị thương nặng do rơi từ cửa thoát hiểm máy bay xuống một sân bay ở Uganda. Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Dailymail) Sự việc xảy ra trên chuyến bay số hiệu EK730 của hãng hàng không Emirates có trụ sở tại các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) vào chiều...