Bí xanh thơm rau sạch “đệ nhất đất Bắc”
Trong khi người tiêu dùng đang đặt nghi vấn về một số loại trái cây lạ nhập lậu bán tràn lan trên thị trường, thì bà con ở huyện Ba Bể ( tỉnh Bắc Kạn) lại công bố đặc sản bí xanh thơm mới lạ, giá hợp lý. Nhưng đặc sản này liệu có nguy cơ bị nhái hàng?
Đặc sản rau sạch đệ nhất đất Bắc
Khác với bí xanh thông thường có dáng thon dài thì loại bí xanh thơm đặc sản của huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) có hình bầu dục, nặng 1,5 – 4kg, có hương thơm, ngọt đặc trưng từ gốc, thân, rễ, hoa, quả, cả khi chế biến thịt quả thơm dẻo, vị đậm đà ngon miệng.
Ông Nông Quốc Thụy, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ba Bể cho hay, từ 2011 bí xanh thơm được trồng thử nghiệm ở một số xã của huyện Ba Bể và rất thành công, giá trị kinh tế cao: cây dễ trồng, ngắn ngày, chỉ 2-3 tháng là thu hoạch, chi phí ban đầu thấp, ít bệnh, trọng lượng quả 1,5 – 3kg/quả, năng suất cao hơn gấp 3 lần so với trồng lúa và ngô. 1ha có thể cho thu hoạch từ 18 – 20 tấn bí xanh thơm.
Diện tích thử nghiệm ban đầu 4ha, tới vụ xuân 2016 toàn huyện đã trồng gần 20ha bí xanh thơm trên đất ruộng một vụ, đất soi bãi, đất đồi ở các xã Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Hà Hiệu, Khang Ninh… Và từ cuối 2015 xã Địa Linh đã được chọn là vùng xây dựng thương hiệu bí xanh thơm theo tiêu chuẩn rau an toàn, thành loại cây đặc sản chủ lực, cùng với hồng không hạt, dong riềng, khoai sọ… của Bắc Kạn.
Video đang HOT
Theo chị Dương Quỳnh, chủ shop Thực phẩm sạch miền núi online, đồng bào dân tộc Tày quê chị thường trồng bí xanh thơm trên nương, cho dây bí leo lên các cành cây. Các gia đình có nương rẫy đều trồng bí xanh thơm, tiêu thụ bằng cách đem ra chợ bán, hoặc cất trữ. Dịp lễ tết, hay nhà nào có đám cưới, đám ma, giỗ chạp, lễ tết… cần đến thì đồng bào bán lại với giá cao hơn chính vụ. Khi bí xanh thơm đưa xuống vùng đất thấp thì nông dân làm giàn cho bí leo, có thể trồng xen các cây trồng ngắn ngày như lạc, đỗ xanh, khoai lang, gừng. Hiện bí xanh thơm vụ xuân 2016 đang vào mùa thu hoạch rộ, được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi.
Mới ra thị trường nhưng bí xanh thơm đã trở thành đặc sản của Bắc Kạn, rất được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất sạch, bảo quản lâu, là rau xanh dự trữ rất tốt. Với đồng bào miền miền núi, đây là nguồn rau xanh dự trữ cho mùa mưa bão, mùa đông giá rét hiếm rau. Vỏ quả dày cứng nên có thể để 1 – 2 năm mà không bị thối, hỏng mà chẳng cần dùng hóa chất bảo quản. Nhưng liệu đã có bí xanh thơm giả trên thị trường hay chưa?
Chưa thể có bí xanh thơm nhái
Theo ông Nông Quốc Thụy, bí xanh thơm là giống thuần chủng của đồng bào dân tộc Tày, nó quý vì có hương vị thơm ngon rất hấp dẫn. Đã có nhiều người tính chuyện đưa bí xanh thơm đi nơi khác, có cả ý trồng trên sân thượng, hàng rào… Nhưng đặc sản này kén đất nên đi nơi khác không hợp khí hậu, nước tưới, thổ nhưỡng nên không trồng thành công, có thể đậu quả, nhưng mùi không thơm ngào ngạt như trồng ở đất Ba Bể. Vì vậy, người dân yên tâm với chất lượng bí xanh thơm ngon, sạch của Ba Bể.
Người dân hoàn toàn yên tâm ăn bí xanh thơm sạch bởi Phòng NN&PTNT Ba Bể có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trồng bí sạch tới các hộ gia đình, tuân thủ nghiêm ngặt từ tưới nước sạch, bón phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục), giám sát chặt việc dùng thuốc bảo vệ thực vật để dần chuyển sang dùng các chế phẩm sinh học an toàn.
Vấn đề quan trọng là tạo chỗ đứng cho bí xanh thơm trên thị trường và các hệ thống siêu thị, bằng cách xúc tiến thành lập các HTX làm đầu mối thu mua, tiêu thụ bí xanh thơm để có đầu ra ổn định. Do đó rất cần chính quyền hỗ trợ bà con kỹ thuật chăm bón, bao tiêu, quảng bá sản phẩm ra ngoài tỉnh, gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ sản phẩm để nhân rộng diện tích, đưa bí xanh thơm thành hàng hóa đặc sản chủ lực giúp dân Bắc Kạn xóa đói giảm nghèo.
Theo_An ninh thủ đô
Cấp nước sinh hoạt cho làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu nước ăn và sinh hoạt huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã lắp 80 bồn nước tại các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để cấp nước cho dân.
Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết, huyện đã huy động các lực lượng vũ trang, Bộ đội Biên phòng, các công ty doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ giúp đỡ nhân dân về cung cấp nước uống. Ngoài bốn xe tải của huyện, ba địa phương bị hạn nặng là các xã: Sa Bình, Sa Sơn và Gia Xia, chính quyền xã đã vận động các hộ dân có xe tải chở nước giúp bà con. Tuy nhiên, nắng nóng đang bước vào thời kỳ khốc liệt, nhiều giếng khoan trên địa bàn lâu nay là nguồn cấp nước cho dân đang có nguy cơ cạn dần, huyện Sa Thầy đang giao cho ngành y tế khảo sát nguồn nước mặn, thực hiện khử trùng tiêu độc để cấp nước cho bà con.
Một điểm cấp nước sinh hoạt được lập tại làng Kà Bầy, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Già Y Din, 80 tuổi ở làng Chốt, dưới chân núi Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết: "Năm nào mùa khô cũng nắng nóng, nhưng chưa có năm nào khô hạn như năm nay. Đến cả hai con suối Ja Ri và Ja Tung bắt nguồn giữa đại ngàn Chư Mom Ray hàng trăm năm nay chưa bao giờ hết nước vậy mà năm nay cũng khô cạn. Suối khô dòng, cả làng Chốt đói nước. Đến cả nước ăn hằng ngày dân làng cũng phải trông chờ vào chính quyền".
Tính đến ngày 29-3, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra khô hạn, thiếu nước đối với 1.909,3 ha, gồm 1.089,2 ha lúa, 806,1 ha cây công nghiệp và 14 ha rau màu các loại. Trong đó, diện tích cây trồng mất trắng khoảng 674,85 ha, cây trồng khác bị giảm năng suất khoảng 1.234,45 ha, ước thiệt hại do hạn hán gây ra khoảng 80 tỷ đồng.
ĐINH SỸ TẠO
Theo_Báo Nhân Dân
Đại gia Hiệp gas đem dàn siêu xe "phơi nắng" giữa phố Hà Nội Một dàn siêu xe được vị đại gia bí ẩn đem phơi nắng trên đường phố Hà Nội. Được biết vị đại gia đất Bắc này có tên là Hiệp gas, tên tuổi của anh luôn được nhắc tới trong giới chơi siêu xe Việt Nam. Mới đây, tờ Gia đình Việt Nam đã đăng tải hình ảnh một dàn xe khủng đang...